Thể chế dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn trung tâm phụng dưỡng người có công với cách mạng thành phố đà nẵng (Trang 33 - 39)

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

1.5. Thể chế dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng

28

của dân tộc và hoàn cảnh đất nước “ Đồng bào sẵn sàng giúp đỡ, Chính phủ ra sức nâng đỡ, anh em có quyết tâm thì nhất định dần dần tự túc được”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy ngày 27-7 hàng năm là “Ngày thương binh toàn quốc” và kêu gọi các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, hết lòng giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sỹ về vật chất cũng như về tinh thần một cách rất chân thành và cảm động. Người nói: “Từ trước đồng bào đã giúp đỡ nhiều. Nhưng tay chân tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được, và những liệt sỹ không thể tái sinh, mà lòng bác ái của đồng bào cũng không có hạn.

Vì vậy tôi mong và chắc rằng đồng bào trước đã giúp đỡ, sau này sẽ sẵn sàng giúp đỡ mãi” (những bài nói của Bác Hồ về công tác LĐTBXH-NXB LĐXH 2004, tr.246). Từ lời dạy của Bác, theo sự phát triển của cách mạng đã trở thành phương châm hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc NCCVCM và trở thành thế kiềng ba chân:

Nhà nước – Cộng đồng – và đối tượng nỗ lực vươn lên.

Kế thừa và phát huy truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chương trình hành động cụ thể để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của NCCVCM. Bằng những việc làm thiết thực, phong trào “ Đền ơn đáp nghĩa” đã và đang phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu với nhiều hình thức phong phú, trở thành nét đẹp trong đời sống văn hóa dân tộc. Góp phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của thương binh, bệnh binh, GĐCS, người có công. Điểm nổi bật trong thực hiện chủ trương xã hội hóa chăm sóc NCC là mối quan hệ tình nghĩa cộng đồng “ Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” trong nhân dân đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc hòa quyện gắn bó dưới sự lãnh đạo của các cấp, của Đảng, sự chỉ đạo của các chính quyền đã góp phần đáng kể nâng cao đời sống vật chất, tinh thần với NCC. Ưu đãi NCC có thể hiểu là trách nhiệm của Nhà nước thông qua việc xây dựng những hệ thống chính sách cụ thể về sự ưu tiên và cơ chế thực hiện sự ưu tiên đó. Vận động mọi người dân, các tổ chức chính trị - xã hội với truyền thống tốt đẹp sẵn có, tổ chức các phong trào, đóng góp công sức để tạo cơ sở vật chất cho sự ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

29

Qua các thời kỳ, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn dành sự quan tâm đối với người có công với nước. Chăm lo đời sống người có công vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa thể hiện đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước ta. Gần 70 năm qua, khởi đầu từ Sắc lệnh 20/SL, ngày 16-2-1947, “Quy định chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ” với 3 đối tượng và 2 chính sách, hệ thống chính sách không ngừng được hoàn thiện, đối tượng ưu đãi không ngừng được mở rộng, cơ bản đã bao phủ được hết các đối tượng có công với cách mạng. Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 1-6-2012, của Đảng ta về định hướng chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 nêu rõ: “Không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công và bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội”. Kết luận Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, định hướng cải cách đến năm 2020” tiếp tục khẳng định: “Nghiên cứu cải cách chính sách ưu đãi người có công, sớm điều chỉnh mức chuẩn bảo đảm tương ứng với mức chi tiêu bình quân toàn xã hội để người có công có mức sống trung bình khá trong xã hội”. Điều đó thể hiện chính sách nhất quán, liên tục của Đảng, Nhà nước ta đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng.

Ngày 25/3/2010, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Nghề CTXH giai đoạn 2010 – 2020 (gọi tắt là Quyết định 32).

Mục tiêu chung của Đề án là “Phát triển CTXH trở thành một nghề ở Việt Nam. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp.

góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến” [25, tr.1]. Ngay sau khi Đề án được ban hành, các Bộ, Ngành chức năng đã ban hành các văn bản quy định về tiêu

30

chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức CTXH, chức danh, mã số các ngạch viên chức CTXH, Thông tư liên tịch hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ – TTg; Thông tư liên tịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH công lập…Như vậy Quyết định 32 đã tạo ra hành lang pháp lý để từng bước phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp. Đồng thời cũng tạo ra sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các cấp bộ đảng, chính quyền và xã hội về nghề CTXH.

Ở nước ta hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước về an sinh xã hội và CTXH được Chính phủ giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội theo quy định của Chính phủ, Bộ LĐ-TB&XH có nhiệm vụ: thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, việc làm, an toàn lao động, dạy nghề, chính sách đối với thương binh và người có công, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước…

Và như vậy, NCCVCM là một đối tượng của ngành CTXH, họ được trợ giúp các dịch vụ xã hội từ nhân viên xã hội cũng như được nhân viên xã hội trợ giúp trong việc bảo vệ quyền lợi, giúp NCCVCM nói lên tiếng nói của họ; tham vấn tư vấn tâm lý, biện hộ cho họ, giúp họ đáp ứng được quyền lợi và những nhu cầu thiết yếu.

Như vậy, có thể thấy rằng Đảng, Nhà nước ta luôn giành nhiều đãi ngộ, ưu tiên cho NCC và gia đình NCC trong mọi lĩnh vực của đời sống. Luôn quan tâm đến mọi mặt đời sống về vật chất cũng như tinh thần của NCC bằng những việc làm, hành động thiết thực như việc ban hành các văn bản pháp luật lên quan đến NCC, phát động nhiều phong trào giúp đỡ thiết thực có hiệu quả, quyết tâm thực hiện chăm lo mọi mặt đời sống NCC và gia đình NCC có một mức sống tốt hơn, bằng hoặc cao hơn mức sống của dân nơi cư trú.

Các văn bản pháp luật

- Điều 67 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992) ghi rõ: “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khoẻ và có đời sống ổn định. Những người và gia đình có công với nước được khen thưởng và chăm sóc” [20, tr.12].

31

- Khoản 1, Điều 59 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định: “Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi NCC với nước” [21, tr.12]

- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những NCCVCM, đảm bảo tất cả các gia đình chính sách đều có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương trên cơ sở kết hợp 3 nguồn lực: Nhà nước, cộng đồng và cá nhân các đối tượng chính sách tự vươn lên

- Pháp lệnh số 06/2005/PL-UBTVQH11 ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Ưu đãi NCCVCM.

- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi NCCVCM.

- Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2006 về điều lệ quản lý và sử dụng quỹ “ Đền ơn đáp nghĩa”.

- Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020.

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi NCCVCM.

- Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ NCC về nhà ở.

Trong các văn bản nêu trên, các chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng được ghi nhận khá rõ ràng, cụ thể. Đây chính là cơ sở pháp lý ban đầu cho việc thực hiện các dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng.

32

Kết luận chương 1

Trong xã hội ta, NCCVCM luôn giữ một vị trí rất quan trọng. Với gia đình, NCCVCM luôn là tấm gương về phẩm chất đạo đức và nhân cách để con cháu noi theo. NCCVCM với những kinh nghiệm sống của mình sẽ giúp cho thế hệ trẻ hiểu rõ, giữ vững và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì thế, vấn đề quan tâm và chăm lo đến sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần, phát huy vai trò của NCCVCM không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội. Điều này thể hiện bản chất tốt đẹp, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

Trong chương 1 tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội với người có công cách mạng, các khái niệm, đặc điểm của người có công với cách mạng, về nhu cầu dịch vụ công tác xã hội, các khái niệm, các cách tiếp cận dịch vụ công tác xã hội đối với NCCVCM. Những khái niệm này làm rõ về khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đồng thời, trong chương 1 cũng trình bày các nội dung dịch vụ công tác xã hội với NCCVCM, các yếu tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội đối với NCCVCM, các thể chế dịch vụ công tác xã hội đối với NCCVCM.

Tóm lại, qua trình bày hệ thống cơ sở lí luận ở chương 1 sẽ định hướng cho việc nghiên cứu đề tài: “Dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn Trung tâm phụng dưỡng người có công với cách mạng thành phố Đà Nẵng”.

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội đối với người có công với cách mạng từ thực tiễn trung tâm phụng dưỡng người có công với cách mạng thành phố đà nẵng (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)