Các yếu tố tác động đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tuổi

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi, từ thực tiễn tại Trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các yếu tố tác động đến dịch vụ công tác xã hội đối với người cao tuổi tuổi

1.3.1. Yếu tố ảnh hưởng kinh tế xã hội

Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sự ổn định về chính trị, cơ sở vật chất và kĩ thuật của đất nước ngày càng hoàn thiện. Nhà nước đã đầu tư nhiều cho các công trình xây dựng nhằm đảm bảo an sinh xã hội như: trường học, nhà văn hóa cộng đồng, bệnh viện… trong đó cũng có một số mô hình cơ sở vật chất kĩ thuật dành cho đối tượng NCT như:

- Bệnh viện, phòng khám dành cho NCT +Các khoa lão khoa

+Các bệnh viện điều dưỡng, phục hồi chức năng +Bệnh viện y học cổ truyền

Các tuyến chăm sóc ban đầu

Các cơ sở y tế chuyên chăm sóc sức khỏe cho NCT

25

Tại các bệnh viện, khoa hay phòng khám này, các giường bệnh, các trang thiết bị được thiết kế phù hợp với NCT, các máy móc ngày càng hiện đại đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao sức khỏe và tuổi thọ cho NCT.

Tuy nhiên mạng lưới y tế chuyên khoa ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa còn thiếu và yếu. Những hạn chế về cơ sở vật chất đã phần nào trở thành yếu tố cản trở việc hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho NCT, nhất là những người thuộc hộ nghèo, cô đơn không nơi nương tựa, không nguồn thu nhập.

Nhà dưỡng lão tập trung, Trung tâm chăm sóc NCT, Trung tâm BTXH đã được xây mới, sữa chữa với quy mô và chất lượng, dịch vụ tốt hơn.

Các nhà dưỡng lão ban ngày.

Các câu lạc bộ NCT.

Các Trung tâm sức khỏe và giải trí cho NCT.

Các phương tiện giao thông đi lại: xe buýt, các công trình công cộng…

Các phương tiện hỗ trợ cho NCT: xe lắc, xe lăn, dụng cụ phục hồi chức năng… được đầu tư, cấp phát, hỗ trợ miễn phí cho đối tượng.

Có thể thấy tất cả sự đầu tư về cơ sở vật chất, kĩ thuật của nhà nước dành cho đối tượng NCT đã góp phần vào việc nỗ lực giải quyết tốt vấn đề già hóa dân số.

Tuy nhiên trong thực tế, cuộc sống rất đa dạng, hoàn cảnh, khó khăn của NCT cũng rất đặc thù. Để hỗ trợ, đáp ứng tốt nhất, hiệu quả nhất cho NCT thì cần rất nhiều sự quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị của Đảng và nhà nước cho lĩnh vực này.

1.3.2. Chính sách và cơ chế về dịch vụ Công tác xã hội.

Hằng năm nhà nước đã dành rất nhiều ngân sách cho lĩnh vực BTXH và trợ giúp xã hội để góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Giúp cho mọi người ai cũng có được một cuộc sống đàng hoàng, đúng nghĩa với nó.

Đối với NCT, ngân sách chi cho các hoạt động của hội NCT, các chính sách trợ giúp, lễ chúc thọ, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe… hằng năm chiếm rất nhiều ngân sách.

26

Việc kết nối với các nguồn lực, dịch vụ cung cấp chương trình trợ giúp cho đối tượng cũng đang được điều phối rất mạnh mẽ. Bên cạnh đó là sự tham gia vào cuộc của một số lực lượng, cá nhân, tổ chức từ thiện trong và ngoài nước… góp phần hỗ trợ ngày càng đảm bảo và kịp thời đối với các đối tượng yếu thế.

Tuy nhiên trong quá trình kết nối có những lúc còn bị gián đoạn, những phối hợp, gắn kết chưa nhịp nhàng giữa các bộ ngành, các tổ chức đoàn thể, các dịch vụ CTXH, các nhân viên CTXH… với đối tượng, dẫn đến nhiều trường hợp thực tế chưa được tiếp cận với chế độ và nguồn lực trợ giúp của chính sách, cộng đồng và xã hội

NCT có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và giữ vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Việc chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần và tiếp tục phát huy vai trò của NCT là trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và toàn xã hội, là thể hiện bản chất tốt đẹp, đạo lý, truyền thống của dân tộc ta.

Việc thực hiện chính sách đối với NCT là một chính sách quan trọng trong trong hệ thống chính sách trợ giúp xã hội vì nó thể hiện, phản ánh sự quan tâm, ý thức xã hội của Nhà nước, của cộng đồng, của thế hệ đi sau đối với thế hệ đi trước.

Của con cháu đối với các bật ông bà, cha mẹ.

1.3.3. Trình độ chuyên môn của đội ngũ Nhân viên công tác xã hội

Nghề CTXH là một nghề còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Trước đây chủ yếu biểu hiện ở truyền thống vốn có của dân tộc: cưu mang giúp đỡ lẫn nhau. Khi mỗi người dân trong cộng đồng gặp khó khăn, hoạn nạn họ thường nhận được sự chia sẽ giúp đỡ hoặc bằng vật chất,hoặc tinh thần từ người thân, người hàng xóm. Ở đây mang tính chất giúp đỡ đơn thuần.

Giai đoạn sau này, việc giải quyết các vấn đề xã hội không chỉ phụ thuộc phạm vi nhà nước mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng, của gia đình và của cả bản thân đối tượng. Nội dung trợ giúp không chỉ là cấp phát như trợ giúp đột xuất, hay trợ giúp thường xuyên mà còn bao gồm các dịch vụ tăng năng lực giúp người dân tự giúp mình hay đề phòng những vấn đề có thể xảy ra.

27

Nội dung CTXH hiện nay của chúng ta tập trung vào các vấn đề: chính sách đãi ngộ với liệt sĩ, thương binh, những người có công với đất nước, chăm sóc nâng đỡ những người yếu thế trong xã hội.

Trong thời điểm này cán bộ chỉ được tập trung vào trang bị những kiến thức cơ bản về cứu trợ xã hội. Sau này các cán bộ được cung cấp thêm các kiến thức chuyên sâu hơn: lý luận về BTXH, bảo hiểm xã hội, ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội, tổ chức lao động sắp xếp việc làm cho đối tượng BTXH còn khả năng lao động, chăm sóc vật chất, tinh thần, phục hồi chức năng, công tác hồ sơ lưu trữ…

Trước ảnh hưởng của hội nhập quốc tế với sự du nhập của trào lưu CTXH chuyên nghiệp và những đổi mới về chính sách kinh tế - xã hội, lý luận và thực hành trong công tác trợ giúp xã hội ở nước ta có sự thay đổi. Với phương châm

“Cho cần câu chứ không cho sâu cá” đã làm chuyển đổi cơ bản hình thức trợ giúp mang tính bao cấp trước đây sang hình thức trợ giúp có tham vấn nhằm giúp đối tượng tự giải quyết vấn đề. Trước yêu cầu đó với sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế như: UNICEF, UNDP,CIDA và các tổ chức Save Children, CFSI, CWS…

các lớp tập huấn về CTXH được triển khai nhằm trang bị kịp thời những kiến thức, kỉ năng giúp cho cán bộ trong lĩnh vực này.

Năm 2000 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập hội đồng xây dựng chương trình khung CTXH với sự tham gia của các cơ sở đào tạo như trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Hà Nội ), Đại học Lao động – Xã hội, Đại học Công đoàn, Đại học Mở (thành phố Hồ Chí Minh) và sự trợ giúp kỷ thuật của UNICEF cùng một số chuyên gia, tổ chức công tác xã hội chuyên nghiệp của thế giới.

Tháng 10/2004 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê chuẩn chương trình khung ngành học CTXH trình độ đại học và cao đẳng.

Tháng 3/2010: Thủ tướng phê duyệt đề án phát triển nghề CTXH ở Việt Nam.

Tháng 8/2010: ban hành mã ngạch CTXH cùng với chức danh tiêu chuẩn nghề CTXH.

28

Chi hội CTXH được thành lập vào ngày 23/6/2011 nằm trong hội dạy nghề Việt Nam.

Có thể nói nhân viên CTXH đã dần được đào tạo một cách bài bản về chuyên môn nghiệp vụ để tiến đến thực hiện chuyên nghiệp hóa CTXH đưa ngành CTXH ở Việt Nam ngày càng phát triển đi lên xứng tầm với các nước trong khu vực và thế giới.

Tuy nhiên lĩnh vực CTXH còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên giữa lý thuyết được đào tạo trong trường lớp và việc vận dụng vào thực tế trợ giúp, hỗ trợ, quá trình QLTH… đối với các đối tượng TC cụ thể khó tránh khỏi những lúng túng, những sơ xuất, những bất cập … đòi hỏi NVXH phải luôn luôn cố gắng, nỗ lực, trau dồi kiến thức, kỷ năng, đạo đức nghề nghiệp, kinh nghiệm nhiều hơn nữa để hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân.

Với những thay đổi trong tâm sinh lý, trong lao động – thu nhập và cả trong những mối quan hệ, NCT bị hạn chế và mất thăng bằng trong việc thực hiện một số chức năng xã hội của mình. NCT trở thành một đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương và cần sự hỗ trợ của CTXH.

Với đặc thù là nghề trợ giúp xã hội, CTXH hướng trọng tâm nghề nghiệp đến việc giúp đỡ các cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi, phát triển các chức năng và đạt được những giá trị phù hợp trong xã hội. Các chức năng của CTXH được thực hiện thông qua việc thực hiện các vai trò của nhân viên CTXH trong tiến trình làm việc với các thân chủ. Mỗi đối tượng khác nhau lại có những vấn đề cụ thể khác nhau.

Vì thế vai trò của nhân viên CTXH trong tiến trình trợ giúp mỗi đối tượng cụ thể cũng có sự khác nhau. Trong CTXH với NCT mà cụ thể là trong quy trình quản lý trường hợp với NCT, nhân viên CTXH cần thực hiện tốt các vai trò sau: biện hộ, kết nối, điều phối, người tạo điều kiện thuận lợi. Để từ đó giúp cho NCT có thêm niềm tin, tham gia tích cực vào việc nhận biết và giải quyết vấn đề của chính bản thân.

29

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi, từ thực tiễn tại Trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)