Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vu công tác xã hội đối với người cao tuổi từ thực tiễn Trung Tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp
3.2.1.Các giải pháp thuộc về Nhà nước, cộng đồng và xã hội.
- Tăng cường truyền thông vận động, nâng cao nhận thức của lãnh đạo Đảng, Chính quyền.
Tăng cường truyền thông vận động nâng cao nhận thức của lãnh đạo Đảng, Chính quyền đối với việc chăm sóc, phát huy NCT nói riêng, sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của đất nước nói chung; các vấn đề về NCT, chăm sóc và phát huy vai trò NCT trên cơ sở đó xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, huy động nguồn lực, triển khai vào thực tế các chính sách về NCT và chăm sóc NCT.
Xây dựng các tài liệu vận động nhằm cung cấp thông tin, tăng cường trách
63
nhiệm của các cấp lãnh đạo về vấn đề NCT và chăm sóc NCT. Tăng cường cung cấp thông tin qua việc tổ chức chia sẻ, trao đổi cập nhật thông tin liên ngành nhằm thu hút sự quan tâm và cam kết của các cấp lãnh đạo, các ngành trong việc chăm sóc NCT. Việc cung cung cấp thông tin tiến hành thông qua kênh truyền thông trực tiếp như Hội nghị, hội thảo, tọa đàm… giữa các nhà quản lý, cán bộ nghiên cứu, cán bộ triển khai công tác NCT hoặc các kênh truyền thông gián tiếp như gửi tài liệu đến lãnh đạo Đảng, Chính quyền, Đoàn thể các cấp; các nhà hoạch định chính sách;
các chức sắc tôn giáo; những người có uy tín trong cộng đồng..; qua kênh truyền thông đại chúng như truyền hình, phát thanh, internet, sách báo…
- Đẩy mạnh truyền thông chuyển đổi hành vi của người dân, cơ quan, tổ
chức và gia đình
Đẩy mạnh truyền thông chuyển đổi hành vi của người dân, cơ quan, tổ chức và gia đình về trách nhiệm kính trọng, giúp đỡ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT;
nghĩa vụ, trách nhiệm phụng dưỡng NCT ; trách nhiệm thực hiện tốt và tích cực tham gia giám sát việc thực hiện chính sách của Đảng và nhà nước đối với NCT; ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc chủ động tự lo cho tuổi già khi còn trẻ. Tiết kiệm về kinh tế, giữ gìn sức khỏe cho tuổi già. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thực hiện nghiêm pháp luật và các quy định bảo vệ và chăm sóc NCT về sức khỏe, vật chất và tinh thần.
Việc truyền thông chuyển đổi hành vi có thể được tiến hành thông qua kênh truyền thông trực tiếp như cuộc họp cộng đồng, sinh hoạt các nhó đối tượng như phụ nữ, NCT, thông tin và tư vấn tại các cơ sở y tế, tại gia đình, cộng đồng … hoặc các kênh truyền thông gián tiêp như tờ rơi, áp phích, tranh lật, pano, khẩu hiệu...;
các bài viết chuyên đề trên báo chí, trang web, các bài phát biểu truyền hình, phát thanh, bản tin phóng sự và các sản phẩm nghe nhìn như băng đĩa.
Khi truyền thông đối tượng là NCT, với đặc điểm hạn chế về trình độ đọc viết của một bộ phận NCT, đòi hỏi cách tiếp cận, kênh tuyên truyền và truyền thông lự chọn. Ví dụ như cách tuyên truyền về chính sách, giải đáp chính sách, chăm sóc sức khỏe cho nhóm đối tượng NCT không biết đọc biết viết phải
64
dùngphương tiện đài truyền thanh truyền hình hoặc truyền thông trực tiếp. Các kênh truyền thông như tờ rơi, tờ gấp, sách mỏng… ít phát huy được.
- Tăng cường truyền thông huy động xã hội nhằm tạo sự ủng hộ đồng thuận và tham gia của cá tổ chức xã hội và cộng đồng
Tăng cường truyền thông huy động xã hội nhằm tạo sự ủng hộ đồng thuận và tham gia của cá tổ chức xã hội và cộng đồng đối với các hoạt động chăm sóc NCT đặc biệt là chăm sóc NCT tại các Trung tâm BTXH, cung cấp thông tin và huy động sự tham gia của lãnh đạo các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp vào hoạt động huy động nguồn lực, giáo dục truyền thông về cung cấp dịch vụ CTXH cho NCT.
Việc truyền thông huy động xã tiến hành thông qua kênh truyền thông trực tiếp như cuộc họp công đồng, thảo luận, diễn đàn, sinh hoạt các câu lạc bộ cùng sở thích, mít ting… hoặc các kênh truyền thông gián tiêp như tờ rơi, áp phisc, pano, khẩu hiệu...; qua kênh truyền thông đại chúng như truyền hình, phát thanh, internet, sách báo…
- Bổ sung, hoàn thiện chính sách về chăm sóc người cao tuổi
Các chính sách về NCT tương đối đầy đủ trên 3 mặt chăm sóc nhưng chưa toàn diện. Trong các chính sách về NCT chưa thực sự dựa trên các đặc điểm chủ yếu cuả NCT. Lồng ghép vấn đề già hoá dân số, NCT và chăm sóc NCT vào tất cả các chính sách phát triển KT-VH-XH, các chương trình mục tiêu quốc gia. Các chính sách cần một tầm nhìn dài hạn và được xây dựng dựa trên những nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về thực trạng, xu thế và những vấn đề của NCT ở nước ta trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đó là các chính sách dài hạn liên quan đến ASXH, việc làm, đời sống vật chất, văn hoá, chăm sóc sức khoẻ…
- Các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người cao tuổi một cách kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai chăm sóc và không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc NCT tại cơ sở.
65
- Nhà nước kêu gọi các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ xã hội và chăm sóc y tế cho người cao tuổi.
Lên án và sử lý nghiêm những hành vi ngược đãi, xem thường đạo lý, thoái thác, vô trách nhiệm, của con cái đối với ông bà, cha mẹ khi họ đã không còn khả năng tự lo cho bản thân, đã già yếu, cần sự quan tâm, chăm sóc của con cháu.
3.2.2. Các giải pháp thuộc trung tâm Bảo Trợ Xã Hội Tân Hiệp
3.2.2.1. Giải pháp nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ nhân viên CTXH Tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên tham gia các lớp tập huấn, học tập nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về CTXH.
Cung cấp dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và trợ giúp các đối tượng BTXH.
Tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi sức khỏe, trợ giúp cho các đối tượng có vấn đề, các cộng đồng có khó khăn tiếp cận với các nguồn lực. Để từ đó giúp họ tự giải quyết các vấn đề nảy sinh, vượt qua hoàn cảnh khó khăn, hòa nhập cộng đồng.
Xây dựng, đào tạo về trình độ chuyên môn, về đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên công tác xã hội. Mà đặc biệt là nhiệm vụ và kỹ năng.
Tăng cường công tác hỗ trợ nguồn lực: để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ đối với NCT thì việc kết nối các nguồn lực bên trong và bên ngoài nhằm hỗ trợ NCT tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc y tế, các trang thiết bị hỗ trợ vận động, đi lại, sinh hoạt cá nhân hàng ngày, hỗ trợ về vật chất và tinh thần... là rất quan trọng.
Bên cạnh sự hỗ trợ từ Nhà nước, cần vận động các tổ chức khác tham gia trợ giúp cho NCT. Cụ thể trung tâm cần vận động, kêu gọi sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nhằm đảm bảo cho đối tượng có được một cuộc sống cả về vật chất và tinh thần ngang với mặt bằng chung ngoài xã hội.
Thực hiện thường xuyên việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ nhân viên. Kiểm tra kết quả của mỗi đợt cung cấp dịch vụ và trợ giúp để từ đó nâng cao chất lượng của quá trình trợ giúp, giúp cho đối tượng tiếp cận được với dịch vụ, nguồn lực phù hợp nhất.
66
Tuyên truyền về chế độ chính sách liên quan đến NCT , NVCTXH, gia đình và cộng đồng để từ đó tạo được sự am hiểu, nâng cao nhận thức và sự đồng lòng, chung tay của toàn xã hội cùng hướng đến với những mảnh đời bất hạnh, đến với những con người yếu thế trong xã hội
Tích cực trợ giúp pháp lý, biện hộ đảm bảo cho NCT đến được, tiếp cận được với những chế độ mà đáng ra họ đã được hưởng. Tư vấn, tham vấn nâng cao nhận thức, kỷ năng chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật, hiểu biết về tâm sinh lý và các nhu cầu thiết yếu… của NCT Khuyến khích họ tích cực vươn lên, tham gia vào việc giải quyết các vấn đề khó khăn của bản thân đang sống tại Trung Tâm .
3.2.2.2.Phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong lĩnh vực trợ giúp người cao tuổi. [12]
Với những thay đổi trong tâm sinh lý, trong lao động – thu nhập và cả trong những mối quan hệ, người cao tuổi bị hạn chế và mất thăng bằng trong việc thực hiện một số chức năng xã hội của mình. Người cao tuổi trở thành một đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương và cần sự hỗ trợ của công tác xã hội.
Mỗi đối tượng khác nhau lại có những vấn đề cụ thể khác nhau. Vì thế vai trò của nhân viên công tác xã hội trong tiến trình trợ giúp mỗi đối tượng cụ thể cũng có sự khác nhau. Trong công tác xã hội với người cao tuổi, nhân viên công tác xã hội cần thực hiện tốt các vai trò sau:
- Người tạo khả năng
Trọng tâm nghề nghiệp của công tác xã hội hướng đến việc trợ giúp các đối tượng khai thác những tiềm năng của bản thân để tự lực vươn lên, giải quyết các vấn đề cụ thể của bản thân. Nhân viên công tác xã hội không làm hộ, làm thay thân chủ mà chỉ giúp thân chủ nhận thức được những khả năng của mình, phát huy những khả năng đó để giải quyết vấn đề của mình. Đối với người cao tuổi, nhân viên công tác xã hội cần giúp họ nhận thấy các khả năng của mình: Chuyên môn, kinh nghiệm sống, sức khỏe, tay nghề… Cần động viên, cổ vũ để người cao tuổi tin tưởng vào bản thân mình, tin tưởng rằng mình vẫn còn hữu ích với gia đình, xã hội từ đó thúc đẩy người cao tuổi hoạt động để tiếp tục đóng góp cho gia đình, xã hội.
67 - Người điều phối - kết nối dịch vụ
Nhân viên CTXH thông qua đánh giá, chẩn đoán các vấn đề và nguồn lực của người cao tuổi để điều phối, cung cấp các dịch vụ phù hợp. Với những người cao tuổi bị hạn chế khả năng phục vụ bản thân trong sinh hoạt hàng ngày, nhân viên xã hội có thể giới thiệu và cung cấp cho người cao tuổi những dịch vụ hỗ trợ tại nơi ở như người giúp việc, người chăm sóc y tế. Với những người cao tuổi neo đơn, không nơi nương tựa, nhân viên công tác xã hội có thể giới thiệu, làm thủ tục để người cao tuổi vào sinh sống trong các trung tâm bảo trợ phù hợp. Nhân viên công tác xã hội cần giới thiệu cho người cao tuổi các câu lạc bộ phù hợp để người cao tuổi sinh hoạt. Việc sinh hoạt ở các câu lạc bộ người cao tuổi sẽ giúp người cao tuổi đáp ứng các nhu cầu về quan hệ xã hội cho người cao tuổi.
- Người giáo dục
Người cao tuổi phải đối mặt với rất nhiều những thay đổi về tâm sinh lý cũng như các chức năng xã hội. Do đó, để thích ứng với cuộc sống, người cao tuổi cần phải có thêm nhiều kiến thức, kỹ năng về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc bản thân, các kỹ năng xã hội… Nhân viên công tác xã hội hỗ trợ người cao tuổi những kiến thức và kỹ năng đó thông qua vai trò là người giáo dục. Hình thức giáo dục có thể qua việc cung cấp tài liệu, các lớp tập huấn, hoặc được lồng ghép trong tiến trình trợ giúp. Thông qua giáo dục, nhân viên xã hội sẽ giúp người cao tuổi có thêm những kiến thức, kỹ năng để phòng ngừa, chữa trị, phục hồi hay cũng như phát triển các chức năng xã hội phù hợp. Việc cung cấp cho người cao tuổi những kiến thức, kỹ năng chăm sóc bản thân như chế độ dinh dưỡng, các hoạt động thể chất, các cách thức phòng bệnh, chữa bệnh… khoa học và phù hợp sẽ giúp người cao tuổi có cuộc sống mạnh khỏe và an toàn hơn.
- Người biện hộ
Khi làm việc với người cao tuổi, nhân viên công tác xã hội cần đánh giá, phân tích những nhu cầu, mong muốn cũng như những nguồn lực của người cao tuổi. Nhân viên công tác xã hội phải bảo vệ những nhu cầu chính đáng của người cao tuổi. Do những thay đổi và sự không ổn định về tâm sinh lý, một số người cao
68
tuổi có thể có những hành động, hành vi khác thường. Nhân viên công tác xã hội cần tìm hiểu nguyên nhân của các hành vi đó và lý giải để mọi người xung quanh nhất là gia đình hiểu và thông cảm cho họ.
- Người tạo môi trường thuận lợi
Mỗi cá nhân là một hệ thống chịu ảnh hưởng và sự tác động từ những hệ thống xung quanh. Công tác xã hội chú ý đến mối quan hệ giữa con người với các hệ thống xung quanh. Tạo môi trường thuận lợi trong công tác xã hội được thực hiện qua việc cải thiện và nâng cao chất lượng trong mối quan hệ giữa con người và hệ thống xung quanh NCT cũng tương tác và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ gia đình, các tổ chức xã hội. Vì thế, trong tiến trình công tác xã hội với người cao tuổi cần chú ý đến các hệ thống xung quanh người cao tuổi . Chính vì thế, trong tiến trình công tác xã hội với người cao tuổi, nhân viên công tác xã hội cần quan tâm đến việc huy động các nguồn lực hỗ trợ từ gia đình thông qua cải thiện các mối quan hệ, thúc đẩy sự quan tâm của các cá nhân trong gia đình người cao tuổi… để người cao tuổi có thêm các nguồn lực hỗ trợ, có thêm các điều kiện thuận lợi để tự lực vươn lên, giải quyết triệt để các vấn đề của cá nhân và đạt được những giá trị xã
hội như mong đợi của họ.
- Người đánh giá và giám sát
Nhân viên xã hội là người trực tiếp đánh giá, chẩn đoán những vấn đề của người cao tuổi trong cuộc sống hàng ngày. Những vấn đề của người cao tuổi rất đa dạng: Có thể về sinh lý, tâm lý, lao động – thu nhập hay các vấn đề về quan hệ xã
hội. Bước sang giai đoạn cuối của cuộc đời, do sự suy giảm hoạt động và sự già hóa của các cơ quan, hệ thống sinh học mà người già phải đối mặt với nhiều bệnh tật: Tai biến mạch máu não do huyết áp cao, bệnh về tim mạch, hô hấp… tâm lý của người cao tuổi cũng có nhiều nét đặc biệt nhất là trong việc suy nghĩ và đối phó với cái chết. Nhiều người luôn suy nghĩ về cái chết và muốn chuẩn bị hậu sự cho mình, một số khác lại sợ hãi và tránh nói về cái chết. Cái chết của những bạn bè, những người thân thiết của người cao tuổi gây ra rất nhiều vấn đề tâm lý. Nếu người chết là bạn bè, sẽ hình thành nên sự trầm cảm, lo lắng mình sẽ là người tiếp theo; nếu
69
người chết là người bạn đời sẽ gây cho người cao tuổi cảm giác chán nản thậm chí không muốn sống, muốn “chết theo” bạn đời của mình…Do đó, nhân viên xã hội phải có vai trò chẩn đoán, đánh giá về các vấn đề, về các yếu tố nguy cơ đòi hỏi sự can thiệp: Tự vẫn, cô lập bản thân, thiếu môi trường an toàn, thiếu sự trợ giúp…
Trong tiến trình trợ giúp người cao tuổi, nhân viên xã hội thực hiện việc đánh giá và giám sát các hoạt động của người cao quả, kết quả của tiến trình. Sự đánh giá và giám sát của nhân viên xã hội một cách thường xuyên, liên tục sẽ góp phần vào việc phát hiện sớm, nâng cao hiệu quả can thiệp… trong công tác xã hội với người cao tuổi.
Trong tiến trình công tác xã hội với người cao tuổi, tùy vào điều kiện thực tế cũng như những vấn đề cụ thể ở người cao tuổi mà các vai trò của nhân viên công tác xã hội thực hiện có sự khác biệt. Nhân viên công tác xã hội thông qua việc thực hiện các vai trò cụ thể của mình để hướng đến mục tiêu phòng ngừa, chữa trị, phục hồi và phát triển cho người cao tuổi.
3.2.2.3. Giải pháp chăm sóc sức khỏe – y tế cho người cao tuổi
Vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi không thu hẹp trong phạm vi y tế mà còn bao trùm ở các vấn đề xã hội khác. Vấn đề chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi được thực hiện bao gồm cả vấn đề về kinh tế - xã hội, từ phòng bệnh tới chữa bệnh.
Phần lớn người cao tuổi trong đề tài nghiên cứu nói riêng và người cao tuổi nói chung đang trong tình trạng sức khỏe của họ bị giảm sút rất nhanh chóng, kéo theo đó là bệnh tật và sự lão hóa, vì thế, với những giải pháp bảo vệ sức khỏe cho người cao tuổi trong lĩnh vực sản xuất mang ý nghĩa quan trọng, tạo cơ hội và nguồn thu nhập cũng như những thuận lợi để người cao tuổi có thể tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh mà không bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
BHYT là một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống nhân dân lao động trong đó có NCT, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước. Do vậy, cần nghiên cứu mở rộng việc KCB cho các bệnh nhân là NCT tại Trung Tâm cùng tham gia khám, điều trị