Thực trạng dịch vụ CTXH đối với NCT tại Trung tâm Bảo Trợ Xã Hội Tân Hiệp

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi, từ thực tiễn tại Trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45 - 57)

Chương 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO

2.2. Thực trạng dịch vụ CTXH đối với NCT tại Trung tâm Bảo Trợ Xã Hội Tân Hiệp

2.2.1. Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ cho người tại Trung tâm

Thực hiện Quyết định số 13/2014/QĐ-UBND ngày 27/3/2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về điều chỉnh một số chế độ, chính sách hỗ trợ cho đối tượng người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện, bệnh nhân bệnh viện nhân ái, đối tượng bảo trợ xã hội và trại viên khu điều trị phong Bến Sắn do Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở y tế và Lực lượng Thanh niên xung phong Thành phố quản lý; Quyết định số 89/QĐ-SLĐTBXH ngày 30/3/2015 về việc điều chỉnh mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh.

Trung tâm sử dụng nguồn kinh phí từ trợ cấp xã hội của Nhà nước dành cho các đối tượng bảo trợ xã hội theo số 136/2013/NĐ-CP, ngày 21 tháng 10 năm 2013 Nghị định Chính phủ, với mức trợ cấp 1.520.000 đồng/tháng (hệ số 4) cho nuôi dưỡng vật chất đối với mỗi đối tượng xã hội.

Hiện nay chế độ ăn NCT có 02 chế độ ( 1.520.000đồng ; 1.140.000đồng) Riêng người bệnh thêm 7.000 đồng/ngày. Ăn chế độ gường lưu ( có bệnh án)

41

Mức ăn trong tháng 1.520.000đồng; ( sáng, trưa, chiều 50.600 đồng/ngày) với mỗi đối tượng xã hội.

Mức ăn trong tháng 1.140.000đ; ( sáng, trưa, chiều 38.000 đồng/ngày) với mỗi đối tượng xã hội.

Ngoài hai chế độ trên đối tượngNCT yếu được hưởng thêm 7.000đồng/ngày.

Thức ăn chính chủ yếu cơm, canh, rau, đậu, thịt bò, thịt heo, thịt gà, vịt và cá, trứng gà – vịt, sửa uống, trái cây. Khâu chế biến được tổ chức nấu bếp riêng, thực phẩm được mua bên ngoài có hợp đồng và chọn lựa thực phẩm sạch, tươi, sống hàng ngày để chế biến cho NCT, thực đơn được thay đổi thường xuyên hàng ngày để đảm bảo chế độ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tốt nhất.

2.2.2. Nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội tại Trung tâm

Tập trung quản lý NCT 66 người ( Nam 44; Nữ 22) được bố trí tập trung Khu quản lý NCT, gồm có 02 nhàsắp xếp chỗ ở những đối tượng NCT lang thang xin ăn, người khuyết tật nhẹ, tâm thần nhẹ.

Đối tượng được tiếp nhận vào Trung tâm nói chung đều phải có quyết định của Sở Lao động – TB&XH thành phố Hồ Chí Minh, sau đó tiến hành lập hồ sơ theo quyết định tiếp nhận đối tượng vào nuôi dưỡng. Khám phân loại và xác định đối tượng tăng, vào sổ quản lý đối tượng theo dõi. Trung tâm sắp xếp nơi ở phù hợp cho từng đặc điểm của đối tượng, tiện ích trong sinh hoạt hàng ngày.

Trưởng trại lập hồ sơ quản lý đối tượng, đề xuất vật dụng sinh hoạt ( Mùng, mền, quần áo, khăn, kem và bàn chải xúc miệng, xà bông ). Hằng ngày tiếp xúc hỏi thăm, làm phiếu thông tin xem có gia đình không và người thân, liên hệ gia đình, hướng dẩn nội quy và hoạt động tại khu, phối hợp y tế làm thẻ BHYT và xác định mức độ khuyết tật nếu có.

Đối với vấn đề quan hệ đối với NCT, nhân viên quản lý chưa có những hoạt động cụ thể tác động đến lĩnh vực này, nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý luôn quan tâm theo dõi, hỏi thăm người già và kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, bất hòa nảy sinh trong mối quan hệ của nhóm đối tượng này.

42

Hằng ngày được tiếp xúc và chịu sự quản lý của nhân viên tại khu, đã hình thành nên những mối quan hệ gắn bó đối với NCT. Có thể là thái độ quý mến, quý trọng nhưng đôi khi cũng có sự thù ghét, chống đối không chấp hành nội quy của nhân viên.

Sau khi giải quyết ổn định về tư tưởng, nhận thức, tạo được niềm tin, sự tin tưởng tín nhiệm của tập thể đối tượng, bước tiếp theo các nhân viên khu đã từng bước chấn chỉnh lại công tác quản lý chăm sóc giáo dục đối tượng là nhiệm vụ chính trị quan trọng mà Sở đã giao cho Trung tâm.

Nhân viên làm công tác quản lý, hướng cho đối tượng tự quản người khỏe giúp người yếu, từ đó tạo sự gần gũi chia sẽ của nhân viên với bà con đối tượng, giúp họ an tâm tư tưởng, có ý thức chấp hành tốt nội quy, kéo giảm hẳn tỷ lệ đối tượng không chấp hành nội quy và bỏ trốn khỏi Trung tâm.

2.2.3. Các nguồn hỗ trợ về tài chính cho hoạt động công tác xã hội đối với Người cao tuổi tại Trung tâm

Trung tâm thường xuyên quan tâm ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các hoạt động công tác NCT cụ thể như: nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, đời sống vật chất và tinh thần NCT; phát huy trí tuệ, kinh nghiệm của NCT trong cuộc sống và phát huy thế mạnh, giữ gìn an ninh trật tự tại khu; đồng thời thực hiện nhiều giải pháp để vận động xã hội, huy động mọi nguồn lực chăm sóc NCT.

2.2.4. Các dịch vụ công tác xã hội cho Người cao tuổi tại Trung tâm

Các dịch vụ CTXH đối với NCT tại Trung tâm mới chỉ đáp ứng được những nhu cầu cơ bàn cho NCT về vật chất và tinh thần bao gồm những nhu cầu về ăn, mặc, ở, nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ,nhu cầu vui chơi giải trí,nhu cầu được tham vấn…

- Dịch vụ đáp ứng nhu cầu về vật chất.

Tuổi già thường bị mất cảm giác về mùi vị, ăn không biết ngon, răng yếu khó nhai, khả năng tiêu hóa hấp thụ đều giảm sút. Mặc khác, tuổi già thường mắc một hay nhiều bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh tim mạch, loãng

43

xương,… Do đó, cần chú ý để có một chế độ ăn phù hợp, thực đơn dinh dưỡng cho người cao tuổi sẽ giúp các cụ có bữa ăn phù hợp.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với người cao tuổi là một vũ khí tích cực, góp phần hiệu quả vào quá trình chống lại sự lão hóa. Theo tư vấn của các chuyên gia về chăm sóc sức khỏe, thức ăn hàng ngày của người cao tuổi càng đa dạng càng tốt.

Một chế độ dinh dưỡng tốt là mỗi bữa ăn phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Chế độ ăn đầy đủ, đa dạng chủ yếu dựa vào các thức ăn có nguồn gốc thực vật.

Hầu hết các cụ ở Trung tâm đều đề cập đến vấn đề khẩu phần ăn. Cụ thể hơn là mong muốn cải thiện chất lượng các bữa ăn. Bữa ăn hàng ngày của các cụ hiện nay theo phản ánh là thiếu rau xanh và nhiều thịt. Người cao tuổi tại đây còn cho rằng cách thức mà các nhân viên chế biến món ăn là chưa phù hợp. Cụ thể như:

cách sơ chế, chế biến các đồ ăn tươi như cá còn bị tanh dẫn đến khó khăn trong khi ăn, chế độ ăn thường rất nhiều thịt thay vì bổ sung thêm rau xanh, trái cây, hạn chế ăn thịt nhiều.

Các cụ tại Trung tâm đều được ăn cơm hàng ngày. Tuy nhiên, có một số cụ mong muốn được thay đổi món ăn, thay vì ăn cơm thì được ăn cháo gà - vịt hoặc bún. Định kỳ hàng tháng có thể cho ăn cơm chay từ 01 đến 02 lần, hạn chế ăn nhiều thịt động vật.

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe:

Trung tâm có Trạm y tế phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe cho tất cả các đối tượng xã hội, Trạm y tế được trang bị đầy đủ cơ số thuốc dùng để sơ cấp cứu, điều trị bệnh thông thường như: ho, cảm cúm, sốt.., có đội ngũ Y, Bác sĩ vững về chuyên môn nghiệp vụ, có các máy móc để điều trị bệnh như, máy đo điện tim, máy nha khoa, bình khí O2,… thường xuyên có kế hoạch thăm khám sức khỏe định kỳ, tư vấn sức khỏe cho đối tượng NCT. Hợp đồng bệnh viện khám bệnh hình thức BHYT.

44

Đối với NCT, chúng ta có thể thấy rằng: được chăm sóc sức khỏe là điều cần thiết nhất đối với NCT, trong đó chăm sóc sức khỏe định kỳ và khám bệnh yếu tố được NCT tại Trung tâm mong muốn nhiều nhất.

Hình thức chăm sóc sức khỏe định kỳ đối với NCT là hằng ngày y tế khu là đội ngũ y Bác sĩ có kinh nghiệm thăm khám sức khỏe cho các cụ. Hầu hết mọi người đều cho biết chăm sóc sức khỏe đối với họ là quan trọng. Mặc dù Trung tâm đã đáp ứng khá tốt nhu cầu này nhưng NCT tại Trung tâm đều có mong muốn chung là được khám sức khỏe định kỳ tại các bệnh viện tuyến trên (tức tuyến huyện hoặc tỉnh, thành phố) thay vì chỉ khám sức khỏe tại Trung tâm. Chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện tuyến trên sẽ có hệ thống trang thiết bị tiên tiến, có thể giúp NCT xác định rõ hơn tình trạng bệnh của mình cũng như nhận được những lời khuyên tốt nhất từ các chuyên gia có kinh nghiệm và tay nghề cao.

Một trong những cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất đối với NCT là tập thể dục thường xuyên. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức vận động cho phù hợp với độ tuổi cũng là điều khó khăn. Có một phương pháp mà đại đa số mọi người hướng đến đó là tập dưỡng sinh. Tập dưỡng sinh là cách kết hợp hít thở với các động tác nhẹ nhàng, đơn giản giúp điều hòa khí huyết trong cơ thể. Tập thể dục dưỡng sinh hằng ngày giúp cho con người giữ được sức khỏe, tâm lý thoải mái, bớt căng thẳng.

Sự kết hợp giữa chăm sóc sức khỏe hằng ngày tại Trung tâm, thăm khám định kỳ tại các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh hoặc thành phố, kết hợp với việc được chuyên gia hướng dẫn tập dưỡng sinh là nhu cầu cao nhất, cần thiết nhất của NCT tại Trung tâm Bảo trợ Xã Hội Tân Hiệp.

- Dịch vụ giúp hoà nhập cộng đồng:

Đa số những NCT được vào trung tâm do ngoài xã hội họ lang thang xin ăn và sinh sống nơi công cộng được các Ban nghành Thành phố đưa vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại Trung Tâm. Qua khảo sát có 28 cụ nói có người thân nhưng không liên lạc được..Từ đó Trung Tâm sẽ tiến hành tìm hiểu thông tin của người thân bằng các hình thức như xem xét hồ sơ lý lịch để tìm địa chỉ của họ trước khi vào trung tâm, vì một số cụ do sống tại trung tâm quá lâu nên không còn nhớ nơi cư trú trước

45

đây. Sau đó Nhân viên CTXH trực tiếp liên hệ với chính quyền địa phương hoặc gới phiếu xác minh qua đường bưu điện nếu địa chị ở xa để xác dịnh người thân.

Mục đích của dịch vụ kết nối vối người thân nhằm tạo điều kiện cho họ tái hoà nhập cộng đồng, nếu do hoàn cảnh khó khăn không đưa được họ vế chung sống cùng gia đình thì người thân cũng biết nơi ở của họ để thường xuyên đến thăm hỏi, động viên về mặt tinh thần, từ đó tạo được tâm lý thoải mái,an tâm không cảm thấy cô đơn.

-Dịch vụ đáp ứng các nhu cầu về quan hệ xã hội.

Hàng ngày NCT được tiếp xúc và đón nhận sự chăm sóc từ người nuôi dưỡng và cán bộ quản lý khu, là yếu tố thuận lợi để NCT hình thành những mối quan hệ xã hội đối với người nuôi dưỡng và nhân viên trong Trung tâm.

NCT, không nơi nương tựa được quản lý và nuôi dưỡng trong Trung tâm hầu như chỉ được quan tâm nhiều về vật chất. Được khám chữa bệnh khi ốm đau ngay tại Trung tâm. Ngoài ra, các đối tượng còn khả năng lao động được huy động và phân công lao động vệ sinh trong phạm vi Trung tâm. Trong sinh hoạt tập thể và hoạt động gải trí, NCT cũng được xem tivi, đọc báo, nghe đài, phát thanh trên loa quà tặng âm nhạc, …và sinh hoạt tập thể (01lần/tuần). Ngoài những nhu cầu đã

được đáp ứng như trên (nhu cầu cơ bản, nhu cầu được an toàn) thì các nhu cầu còn lại như: nhu cầu được yêu thương, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được thể hiện mình của NCT chưa được Trung tâm đáp ứng. Đặc biệt nhu cầu xã hội của NCT là nhu cầu quan hệ xã hội và nhu cầu tình cảm ít được chú ý tới. Theo tâm lý học phát triển, tuổi già là giai đoạn cần được quan tâm chăm sóc nhiều về mặt tình cảm, được xã hội yêu thương và tôn trọng. NCT không nơi nương tựa là nhóm đối tượng chịu nhiều thiệt thòi về đời sống, là nhóm yếu thế, do đó họ càng cần được xã hội quan tâm chăm sóc về mặt tình cảm hay ít ra được đáp ứng về những nhu cầu ưu tiên. Họ

được nuôi dưỡng trong Trung tâm bị giới hạn về không gian sống và thu hẹp rất nhiều các mối quan hệ xã hội; do đó họ rất cần được giao tiếp với người khác, được chia sẽ tâm sự với mọi người xung quanh.

Thực tế tại Trung tâm vẫn chưa có những hoạt động nhằm hỗ trợ tăng cường các mối quan hệ bản thân. Đồng thời, Trung tâm cũng chưa có những chính sách cụ

46

thể để giúp NCT tự đáp ứng các nhu cầu xã hội hay giải quyết tốt những hệ quả từ

các mối quan hệ tình cảm giữaNCT. Bên cạnh đó, chính sách xã hội của Nhà nước và những người làm công tác liên quan đến lĩnh vực này cũng chưa quan tâm đến vấn đề đáp ứng nhu cầu quan hệ tình cảm cho người già cũng như NCT không nơi nương tựa tại các Trung tâm bảo trợ xã hội mà vẫn nặng về đáp ứng nhu cầu vật chất.

Như vậy, có thể thấy nhu cầu quan hệ xã hội của NCT không nơi nương tựa được nuôi dưỡng ở Trung tâm là một vấn đề cấp thiết, là nhu cầu ưu tiên đối với nhóm đối tượng này.

- Dịch vụ tham vấn,tư vấn tâm lý.

NCT ở một mình ít được tiếp xúc trò chuyện sẽ sinh ra tâm lý cô đơn, trống trải, thậm chí cảm thấy bị bỏ rơi. Nếu họ ở một mình không con cái hay không ở chung với con cái, hoặc mất vợ (chồng) dễ sinh ra tâm lý cô đơn hơn so với những người khác sống cùng con cái, còn bạn đời hoặc những người khác ở chung. Nếu con cái không hiếu thuận thì dù có ở cùng con cái, các cụ vẫn cảm thấy cô đơn. Trái lại, một số cụ già tuy ở một mình nhưng tính tình vẫn vui vẻ, khoáng đạt, đời sống tinh thần phong phú, hoà thuận cùng mọi người, lại thích giúp đỡ người khác thì tâm lý cô đơn, cảm giác trống vắng của họ sẽ không thể hiện rõ rệt.

Nhân viên CTXH tại Trung tâm thường xuyên gần gũi,an ủi tâm sự, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các cụ. Giải toả tâm lý tiêu cực bằng các hình thức đa dạng như Trung tâm tổ chức câu lạc bộ NCT để tạo điều kiện cho người cao tuổi được gần gủi, chia sẽ, nhằm giúp cho các cụ có cảm giác như đang ở cộng đồng. Giao lưu, trò chuyện với mọi người là một thành tố cực kỳ quan trọng giúp cho người cao tuổi cảm thấy thoải mái hơn, sống vui hơn từng ngày. Một số cụ cảm thấy mình thật sự thoải mái, yêu cuộc sống hơn khi được trò chuyện các cụ khác giới tại trung tâm.

Những khủng hoảng tâm lý của người già tập trung chủ yếu vào việc thiếu tương tác, trò chuyện với bên ngoài. Sự khủng hoảng tâm lý của người già không phải tiến triển một cách đồng đều vì vậy việc tham vấn,tư vấn thường xuyên sẽ giúp các cụ có cuộc sống tại Trung tâm được tốt hơn.

47 - Các dịch vụ công tác xã hội khác - Về vui chơi, giải trí.

Tại Trung tâm các dịch vụ về vui chơi giải trí cho NCT chưa được phong phú và đa dạng, hàng ngày các cụ chỉ được xem tivi, nghe thời sự trên loa phát thanh của Trung Tâm. Các ngày Lễ, Tết mới có được các đoàn nghệ thuật đến phục vụ như cải lương, hát bộ…do điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu giải trí của Trung Tâm còn hạn chế, mỗi nhà được bố trí 01 tivi, hàng tuần vào ngày chủ nhật tổ chức hoạt động giao lưu văn nghệ phục vụ cho tất cả đối tượng trong đó có người cao tuổi. Nhân các ngày Người cao tuổi Việt Nam Trung tâm tổ chức tặng quà, 02 đoàn thể đơn vị đến thăm hỏi động viên tinh thần, trò chuyện tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các cụ.

- Trò chuyện, thăm hỏi (Công tác xã hội với nhóm)

Đối với người cao tuổi tại Trung Tâm sinh hoạt nhóm là một trong những điều quan trong để NCT có thể lạc quan hơn trong cuộc sống, qua trò chuyện, người cao tuổi có thể trút bỏ những tâm tư, gánh nặng trong suy nghĩ của mình.. Trong đó cấp độ gần nhất và thường xuyên nhất là những người ở chung với nhau trong một nhà tại Trung Tâm. Sự hỗ trợ đa dạng trong hoạt động trò chuyện thăm hỏi trong gia đình làm cho hoạt động này trở nên phong phú hơn.

Hoạt động trò chuyện, thăm hỏi hay chia sẻ những vấn đề quan trọng trong cuộc sống giữa người cao tuổi với các thành viên trong một nhà là hoạt động có ý nghĩa quan trọng về mặt tinh thần. Thông qua việc trò chuyện hàng ngày tạo nên sợi dây gắn kết, hỗ trợ về mặt tinh thần đối với người cao tuổi. Với đặc điểm tâm sinh lí nổi bật của người cao tuổi là nuối tiếc tuổi trẻ, hay hoài cổ. Họ thường nhắc đến quá khứ nhiều hơn hiện tại, rất tự hào về kinh nghiệm sống của mình. Tuy nhiên, họ

nhạy bén với cái mới, với sự biến động của lịch sử hay các sự kiện diễn ra hằng ngày. Nên thông qua trò chuyện, họ có thể được thể hiện mình, tìm được những người có thể nghe họ trò chuyện, tâm sự, làm giải tỏa những tâm lí mặc cảm, tự ti của vấn đề lão hóa, từ đó có thể làm cho người cao tuổi an tâm hơn để sống vui

Một phần của tài liệu Dịch vụ công tác xã hội cho người cao tuổi, từ thực tiễn tại Trung tâm bảo trợ xã hội Tân Hiệp Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)