CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT LEAN
1.2. Các nguyên tắc của sản xuất Lean
Trong gần 20 năm qua, ở phương diện quản lý tác nghiệp (operational management), SXLean đã và đang được phát triển, ứng dụng trên toàn thế giới như là một tiếp cận đột phá nhằm đảm bảo DN vận hành tác nghiệp một cách hiệu quả và bền vững. Việc hiểu và vận dụng đúng các nguyên tắc của Lean Manufacturing giúp DN có thể hiện thực hóa một cách tốt nhất các lợi ích và Lean có thể mang lại.
1.2.1. Nguyên tắc xác định giá trị và chuỗi giá trị
Quan điểm đầu tiên trong nguyên tắc SX Lean chính là “giá trị”. Giá trị là tất cả những gì được đưa ra bởi “khách hàng” (Womack và cộng sự, 2003). Và hoạt động SX kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa khi hàng hóa, dịch vụ của họ thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng tại một thời đểm cụ thể với mức giá cụ thể.
Chuỗi giá trị bao gồm tất cả các hoạt động cần thiết để có thể tạo ra được SP, dịch vụ thông qua các nhiệm vụ của tổ chức là: Bước khởi đầu với SX Lean là việc nhận biết các công đoạn/thao tác tạo giá trị và không tạo giá trí dưới góc nhìn của khách hàng. Từ đó, tất cả các nguyên liệu, quá trình, đặc tính không cần thiết cho việc tạo ra giá trị với khách hàng cần được giảm thiểu và loại bỏ.
Mặc dù việc loại bỏ lãng phí không phải là việc đơn giản và dễ dàng do hiện trạng bố trí mặt bằng, yếu tố công nghệ, con người, vận chuyển…
nhưng việc xác định ra chuỗi giá trị là một cách tốt giúp hỗ trợ thực hiện việc loại bỏ lãng phí đó.
1.2.2. Nguyên tắc sản xuất theo dòng chảy
Một khi giá trị được xác định thì các mắt xích trong chuỗi giá trị sản phẩm sẽ được thể hiện một cách rõ ràng. Phát hiện lãng phí và loại bỏ lãng
phí sẽ được thực hiện thông qua xem xét cụ thể từng thành phần trong chuỗi giá trị. Đây chính là nguyên tắc quan trọng trong SX Lean.
Một nguyên lý cơ bản của SXLean là triển khai một dòng chảy liên tục của công việc, loại bỏ các điểm “nút cổ chai”, sự gián đoạn, sự quay lại hoặc chờ đợi xảy ra trong thực hiện các công đoạn. Điều này đạt được trên cơ sở kết hợp một cách hài hòa các công đoạn thủ công và thao tác của thiết bị nhằm đảm bảo, ở điều kiện lý tưởng, các bán thành phẩm luôn luôn được thao tác ở hình thức nào đó mà không bị dừng, chờ.
Hình 1.4: Sản xuấttheo dòng chảy liên tục
Với điều kiện SX theo dòng chảy liên tục, về mặt lý thuyết, thời gian gian SX có thể rút ngắn xuống chỉ còn tương đương 10% thời gian SX ban đầu và các lãng phí chờ đợi của người, thiết bị và bán thành phẩm sẽ được loại bỏ.
1.2.3. Nguyên tắc sản xuất “kéo”
Cơ chế kéo trong SX là nguyên tắc quan trọng nhất để thực hiệnSX đúng thời điểm (JIT), hướng đến mục đích chỉ SX những SP được yêu cầu và khi được yêu cầu với số lượng được yêu cầu. Mỗi công đoạn SX đều được “kéo” bởi công đoạn sau, vì vậy chỉ SX khi được yêu cầu bởi công
đoạn sau. Cơ chế kéo trong SX có vai trò quyết định trong việc loại bỏ tồn kho không cần thiết của bán thành phẩm giữa các công đoạn SX, nhờ đó giảm một cách đáng kể sai lỗi và lãng phí.
1.2.4. Nguyên tắc chất lượng từ gốc (sản xuất không lỗi)
Sản xuất Lean hướng tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc (ngay từ khâu đầu vào của chuỗi giá trị SP) và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi chính các công nhân như một phần công việc trong quy trình SX. Công nhân trong quá trình gia công nếu phát hiện SP lỗi khâu trước có quyền trả lại. Trong nguyên tắc này, mỗi công nhân giữ vai trò như một nhân viên đảm bảo chất lượng. Thuật ngữ “khách hàng nội bộ” cũng được biết đến phổ biến trong hệ thống Lean. Khách hàng nội bộ hay công đoạn sau là khách hàng của công đoạn trước chính là nguyên tắc quan trọng trong hệ thống SX theo Lean nhằm đạt được tiêu chí 100% SP tốt trên dây chuyền.
1.2.5. Nguyên tắc cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục nghĩa là luôn luôn cố gắng theo đuổi sự hoàn hảo hơn hiện tại trong chính doanh nghiệp của mình. Cải tiến liên tục có thể được thực hiện bằng cách ứng dụng các công cụ của Lean hàng ngày trong doanh nghiệp với cấp độ từ thấp đến cao.
Cải tiến liên tục giúp doanh nghiệp giảm được đáng kể chi phí thông qua hoạt động loại bỏ lãng phí. Từ đó giúp giải phóng nguyên vật liệu và bán thành phẩm tồn đọng trên dây chuyên đồng thời nâng cao được hiệu suất làm việc tổng thể.
Lợi ích kỳ vọng từ việc theo đuổi áp dụng tư duy Lean và cải tiến liên tục là giảm ít nhất 50% thời gian SX và hàng tồn kho, sản phẩm lỗi, và không gian mặt bằng yêu cầu, cũng như tăng gấp đôi năng suất lao động (Womack và Jones, 2003).