Các thành phần và công cụ của sản xuất Lean

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp loại bỏ lãng phí trong sản xuất theo mô hình lean tại công ty cổ phần dệt dệt may nam định (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT LEAN

1.3. Các thành phần và công cụ của sản xuất Lean

5S là một công cụ cải tiến năng suất chất lượng có nguồn gốc từ Nhật Bản. Tên gọi của 5S xuất phát từ những chữ cái S trong tiếng Nhật: Seiri, Seiton, Seiso, Sheiketsu và Shitsuke, tạm dịch sang tiếng Việt là: Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc và sẵn sàng. Mục đích của 5S là tạo nên và duy trì một môi trường làm việc thuận tiện,nhanh chóng, chính xác và hiệu quả tại mọi vị trí làm việc từ khu vực văn phòng, nơi SX, kho hàng, nguyên vật liệu hay các vị trí xung quanh như sân bãi, chỗ để xe ... Vì liên quan đến mọi vị trí địa lý trong một tổ chức nên 5S đòi hỏi sự cam kết,nhận thức và sự tham gia của tất cả mọi người từ lãnh đạo cho tới người công nhân. 5S là hoạt động dành cho tất cả mọi người và không loại trừ bất kì ai trong công ty. Là một công cụ mang tính nền tảng căn bản, 5S được diễn giải như sau:

- Sàng lọc – S1 (Seiri):

Mọi thứ (vật dụng, thiết bị, nguyên vật liệu, đồ dùng hỏng …) không/chưa liên quan, không/chưa cần thiết cho hoạt động tại một khu vực sẽ phải được tách biệt ra khỏi những thứ cần thiết sau đó loại bỏ hay đem ra khỏi nơi SX. Chỉ có đồ vật cần thiết mới để tại nơi làm việc. S1 thường được tiến hành theo tần suất định kì.

- Sắp xếp – S2 (Seiton):

Sắp xếp là hoạt động bố trí các vật dụng làm việc, bán thành phẩm, nguyên vật liệu, hàng hóa … tại những vị trí hợp lý sao cho dễ nhận biết, dễ lấy, dễ trả lại. Nguyên tắc chung của S2 là bất kì vật dụng cần thiết nào cũng có vị trí quy định riêng và kèm theo dấu hiệu nhận biết rõ ràng. S2 là hoạt động cần được tuân thủ triệt để.

- Sạch sẽ – S3 (Seiso):

Sạch sẽ được hiểu là hoạt động vệ sinh nơi làm việc, dụng cụ làm việc hay các khu vực xung quanh …. S3 cũng là hoạt động cần được tiến hành định kì.

- Săn sóc – S4 (Sheiketsu):

Săn sóc được hiểu là việc duy trì định kì và chuẩn hóa 3S đầu tiên một cách có hệ thống. Để đảm bảo 3S được duy trì, người ta có thể lập nên những quy định chuẩn nêu rõ phạm vi trách nhiệm 3S của mỗi cá nhân, cách thức và tần suất triển khai 3S tại từng vị trí. S4 là một quá trình trong đó ý thức tuân thủ của CBCNV trong một tổ chức được rèn rũa và phát triển.

- Sẵn sàng – S5 (Shitsuke):

Sẵn sàng được thể hiện ở ý thức tự giác của người lao động đối với hoạt động 5S. Các thành viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của 5S, tự giác và chủ động kết hợp nhuần nhuyễn các chuẩn mực 5S với công việc để đem lại năng suất công việc cá nhân và năng suất chung của Công ty cao hơn.

1.3.2. Quản lý trực quan

Các hệ thống quản lý bằng công cụ trực quan cho phép các công nhân của xưởng được thông tin đầy đủ về các quy trình SX, tiến độ và các thông tin quan trọng khác giúp họ làm việc có hiệu quả nhất. Các bảng hiển thị lớn nói chung thường là công cụ thông tin hiệu quả hơn cho công nhân trong chuyền SX so với các báo cáo và chỉ thị vì vậy nên được sử dụng càng nhiều càng tốt.

Trong trường hợp cần cải thiện sự tuân thủ đối với một quy trình thì việc trình bày trực quan giúp nhóm hiểu rõ hơn một quy trình phức tạp bao gồm các bước thao tác đúng, cách thực hiện đúng cho từng động tác, các

mối quan hệ bên trong và bên ngoài giữa các hoạt động và với các tác nhân khác. Các công cụ trực quan thường ở dưới các hình thức sau:

- Các bảng hiển thị trực quan: Các biểu đồ, bảng đo lường hiệu quả, các thủ tục và tài liệu quy trình làm nguồn thông tin tham khảo cho công nhân. Ví dụ, biểu đồ xu hướng về hiệu suất thực hiện, mức độ dao động của tỷ lệ lỗi, tiến độ xuất hàng trong tháng, v.v...

- Các bảng kiểm soát bằng trực quan: Các chỉ số dùng để kiểm soát hay báo hiệu điều chỉnh cho thành viên nhóm. Các bảng biểu có thể bao gồm cả thông tin về tiến độ SX, thông tin theo dõi chất lượng, v.v... Ví dụ các bảng màu chỉ thị giới hạn kiểm soát nhiệt độ hay tốc độ giúp người vận hành thiết bị nhanh chóng phát hiện khi quy trình vận hành vượt mức cho phép. Các thẻ Kanban là một ví dụ khác về kiểm soát bằng trực quan.

- Các chỉ dẫn bằng hình ảnh: Công cụ này giúp truyền đạt các quy trình SX hay luồng vật tư được quy định. Chẳng hạn, việc sử dụng các ô vẻ trên nền nhà xưởng để phân biệt khu vực chứa vật liệu sử dụng được với phế phẩm hay các chỉ dẫn luồng di chuyển nguyên vật liệu và bán thành phẩm trên mặt bằng xưởng.

1.3.3. Công việc tiêu chuẩn

Tiêu chuẩn chính là cẩm nang giúp thực hiện công việc an toàn nhất, dễ nhất, và hiệu quả nhất. Công việc tiêu chuẩn cũng là cơ sở để thực hiện cải tiến. Quan điểm của Lean về hệ thống SX như sau:

- Không có cách tốt nhất khi thực hiện công việc.

- Chính những công nhân nên là người thiết kế công việc.

- Mục tiêu của công việc tiêu chuẩn là cung cấp một nền tảng cho việc cải tiến.

Ngay cả khi một quy trình tốt nhất cũng vẩn tồn tại nhiều lãng phí. Đó là lý do tại sao công việc tiêu chuẩn cũng liên tục được đổi mới.

Công việc tiêu chuẩn giúp tránh được thao tác và việc làm không cần thiết, ổn định chất lượng, ngăn ngừa được hư hỏng của thiết bị máy móc, là nền tảng hoặc chuẩn mực cho công tác cải tiến, giảm giá thành, giúp cho các công nhân trực tiếp SX xác định được công việc của họ là gì và tạo ra sự ổn định giữa những người trực tiếp SX và giữa các ca SX.

Công việc tiêu chuẩn cũng là công cụ giúp thực hiện cải tiến. Cải tiến không thể thực hiện được nếu không có tiêu chuẩn, không thể phân biệt được thế nào là bình thường, thế nào là bất thường. Công việc tiêu chuẩn cũng là công cụ phát hiện lãng phí, mất cân đối và bất hợp lý.

1.3.4. Sản xuất đúng thời điểm JIT

Đúng thời điểm có nghĩa là chỉ SX những gì cần thiết với số lượng cần thiết và vào thời điểm cần thiết.Trong hệ thống Lean, tất cả những hoạt động tạo ra SP và dịch vụ nhiều hơn cần thiết, sớm hơn cần thiết và thực hiện nhanh hơn cần thiết đều được coi là lãng phí và cần loại bỏ.

Nguyên tắc đúng thời điểm nhấn mạnh đến hệ thống SX “kéo” và hướng tới không có SP lỗi “zero defects”. Ngoài ra nguyên tắc này cũng nhấn mạnh đến các mối quan hệ đối tác với các nhà cung cấp trong việc cung cấp nguyên vật liệu đúng thời điểm.

Công cụ thực hiện JIT trong hệ thống SX Lean là “Kanban”. Kanban được hiểu là đại diện cho một đơn vị hàng hóa. "Kanban" là hệ thống cấp đầy vật tư theo mô hình SX kéo sử dụng các dấu hiệu tượng hình, như các thẻ treo phân biệt bằng màu sắc, để ra hiệu cho các chuyền phía trước khi chuyền sau cần thêm vật tư. Về tác dụng, Kanban là một công cụ thông tin hỗ trợ SX theo mô hình SX kéo. Một Kanban có thể là một thùng rỗng, một

thẻ treo, bảng hiển thị điện tử hay bất kỳ hình thức gợi nhắc trực quan nào thích hợp.

Có hai loại Kanban đặc trưng:

- Kanban cung cấp: Một dấu hiệu từ khách hàng nội bộ đến nguồn cung cấp nội bộ cho biết loại vật tư cần được cung cấp.

- Kanban tiêu thụ: Một dấu hiệu từ nơi cung cấp nội bộ đến khách hàng nội bộ cho biết rằng vật tư đã sẵng sàng cho việc sử dụng.

Trong trường hợp này, nơi cung cấp nội bộ sẽ không SX thêm cho đến khi việc tiêu thụ được thực hiện bởi khách hàng bên trong.

1.3.5. Tự động hóa thông minh JIDOKA

Jidoka trong tiếng Nhật có nghĩa là tự động hóa mà trong đó bao hàm cả tư duy của con người vào trong đó. Mục đích chính của Jidoka chính là đảm bảo chất lượng với các tiêu chí không xảy ra lỗi thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu và tiết kiệm nhân công.

Một trong những thể hiện của Jidoka trong SX Lean chính là hệ thống phòng tránh lỗi (Poka – Yoke hay Mistake Proofing). Poka-Yoke là công cụ nhằm tránh những lỗi do bất cẩn hay sơ ý gây ra. Đây là một cách để kiểm tra chất lượng trên dây chuyền SX, Poka-Yoke được áp dụng để ngăn chặn các SP lỗi không cho đi tiếp sang công đoạn sau.

Với Poka-Yoke, 100% SP được kiểm tra như một phần công việc của quy trình SX nhằm đạt đến quá trình hoạt động không có lỗi. Biện pháp này được thực hiện tự động trên dây chuyền hoặc do các công nhân trong chuyền SX thực hiện. Nếu áp dụng Poka-Yoke một cách đầy đủ nhất và lý tưởng thì nó có thể đảm bảo chất lượng ngay cả khi công nhân không chú ý công việc.

Poka-Yoke thường sử dụng các vật dụng đơn giản như: đồ gá, định vị, các thiết bị cảnh báo, hệ thống giấy tờ… để phòng ngừa nhân viên khỏi phạm lỗi, cho dù họ cố tình làm sai. Các thiết bị Poka-Yoke này thường

được dùng để làm dừng máy và cảnh báo nhân viên vận hành khi có thao tác nào đó chưa chính xác, hoặc khi có sự cố xảy ra.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp loại bỏ lãng phí trong sản xuất theo mô hình lean tại công ty cổ phần dệt dệt may nam định (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)