Chuẩn hóa quy trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp loại bỏ lãng phí trong sản xuất theo mô hình lean tại công ty cổ phần dệt dệt may nam định (Trang 91 - 99)

CHƯƠNG III: ÁP DỤNG CÁC CÔNG CỤ CỦA SẢN XUẤT LEAN ĐỂ LOẠI BỎ LÃNG PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT – DỆT MAY

3.4 Chuẩn hóa quy trình sản xuất

3.4.2 Chuẩn hóa quy trình

Như phần phân tích trong chương II thì một số quy trình đang thể hiện là thừa nhiều bước không cần thiết gây ra các loại lãng phí về thời gian, di chuyển và chờ đợi. Việc cải tiến rút gọn quy trình công việc là rất cần thiết có thể giúp nâng cao hiệu suất làm việc, loại bỏ lãng phí và giảm chi phí. Cụ thể một số quy trình như: Vận chuyển,thao tác công nghệ, kiểm soát chất lượng…có thể cải tiến giảm bớt một số bước không cần thiết.

3.4.1.1 Quy trình vệ sinh

Áp dụng triệt để phương pháp 5S. Khơi dậy ý thức trong mỗi người công nhân đây là (công việc của tôi), chỗ làm việc của tôi. Chiếc máy của mình, chỗ làm việc của mình và cố gắng để tạo ra nơi làm việc hữu dụng và hiệu quả.

Trang bị hệ thống máy thổi và hút bụi, máy chà vệ sinh nền nhà xưởng, xây dựng hệ thống hút ngầm để điều hòa không khí và triệt để hút bông bụi về kho chứa rác thải.

Bằng phương pháp này toàn công ty luôn giữ được sạch sẽ, thoáng mát tạo môi trường làm việc thoải mái đồng thời sẽ mang lại nhiều lợi ích:

1. Tạo ra một môi trường làm việc văn hóa, văn minh và công nghiệp.

2. Đảm bảo sức khỏe cho người lao động, hạn chế thấp nhất bệnh nghề nghiệp do bông bụi gây ra.

3. Nâng cao năng suất lao động và chất lượng SP khắc phục tối đa nhất tình trạng lẫn bông xơ ngoại lai trong vải.

3.4.2.2. Quy trình nhập kho và cấp phát sợi

Với qui trình cũ sợi mua được đóng bao, kiện hoặc hộp carton vận chuyển bằng ô tô, dùng lực lượng lao động bốc xếp vận chuyển vào kho. Khi sử dụng mới cấp phát và vận chuyển đến các phân xưởng SX.

Với qui trình mới, sợi từ nhà máy sợi được xếp lên các giá, dùng xe nâng chuyên dụng chở thẳng về từng phân xưởng SX.

Bằng phương pháp này công ty đã tiết kiệm được:

1. Chi phí bao bì đóng gói.

2. Chi phí nhân công của hai lần bốc vác.

3. Tiết kiệm lao động và đặc biệt là đảm bảo được chất lượng sợi

không bị tổn thương do quá trình vận chuyển bốc dỡ lên xuống gây ra.

3.4.2.3. Quy trình quản lý chất lượng

Áp dụng qui trình quản lý chất lượng toàn diện là cách tiếp cận quản lý, chú trọng vào chất lượng dựa trên sự tham gia của tất cả các thành viên mang lại lợi ích cho toàn bộ công ty và xã hội thông qua sự thỏa mãn khách hàng một cách liên tục.

Quản lý chất lượng toàn diện liên quan đến nhiều cấp, nhiều bộ phận có chức năng khác nhau nhưng lại đòi hỏi sự hợp tác đồng bộ.

Việc kiểm tra được bộ phận KCS thực hiện một các nghiêm túc và triệt để từ khâu nhập nguyên liệu sợi đầu vào với yêu cầu theo tiêu chuẩn của ngành về chi số.

Kiểm soát chất lượng chạy mắc, hồ, go, nối và quá trình dệt vải thực hiện nguyên tắc quá trình sau là KCS của quá trình trước đồng thời công đoạn sau phát hiện và khắc phục lỗi của công đoạn trước.

Nhờ cải tiến này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho công ty:

1. Chất lượng vải năm 2014 chỉ đạt từ 92%-95% loại I năm 2015 đã đạt 96%-98%.

2. Do khâu chuẩn bị được làm tốt nên hiệu suất máy dệt đã tăng từ 78% lên 90% vì vậy đã khắc phục được bài toán lãng phí do hiệu suất thấp.

3. Do năng suất và chất lượng đều tăng nên góp phần quan trọng để hạ giá thành SP tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Bảng 3.5: Bảng tổng hợp chỉ tiêu chất lượng côn sợi đơn, sợi cottonchải thô (CD) - Máy con Nhật, TQ BEST

TT Tên chỉ tiêu

hiệu Đơn vị Ne 6 Ne 7 Ne10 Ne 14 Ne 20 Ne 24 Ne 32 Ne 40

1 Sai lệch tối đa cho phép N %  1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 2 Hệ số biến sai chi số  CVN % 1.6 1.6 1.6 1.7 1.8 2.0 2.0 2.0

3

Độ bền tương đối  (Sợi dệt thoi)

P0

g/tex 15.30 15.00 14.70 14.22 13.54 13.00 12.54 12.22 Độ bền tương đối 

(Sợi dệt kim) 13.71 13.04 12.19 11.87 11.84 11.80

4 Hệ số biến sai độ bền  CVP % 9.5 9.6 10.0 10.5 11.0 11.5 12.0 12.5

5 Độ không đều

uster  U % 10.5 10.8 11.0 12.0 13.0 13.0 14.0 15.0

6 Điểm mỏng  M đ/km 0 1 1 3 13 15 35 50

7 Điểm dày  D đ/km 18 20 25 30 150 160 200 225

8 Kết tạp  Neps đ/km 60 70 100 200 250 350 600 750

9

Độ săn sợi dệt thoi Độ săn sợi dệt kim Sai lệch tối đa cho phép

K K

K

vx/m vx/m

%

380 350

 3.0

415 378

 3.0

500 452

 3.0

590 536

 3.0

730 640

 3.0

790 700

 3.0

880 810

 3.0

980 905

 3.0

10 Hệ số biến sai độ săn  CVK % 3.5 3.5 3.8 4.0 4.0 4.0 4.0 4.0

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chỉ tiêu chất lượng côn sợi đơn, sợi TCM – Máy con Nhật, TQ BEST

TT Tên chỉ tiêu

hiệu Đơn vị Ne 14 Ne 20 Ne 32 Ne 40 Ne 45 Ne 60 Ne 40 Ne 45 Ne 45 65/35 65/35 65/35 65/35 65/35 65/35 35/65 35/65 45/55 1 Sai lệch tối đa

cho phép N % 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5 1.5

2 Hệ số biến sai chi

số  CVN % 1.8 1.8 1.8 1.8 1.8 2.0 1.8 1.8 1.8

3

Độ bền tương đối

(Sợi dệt thoi)

P0 g/tex

24.89 21.30 20.00 18.00 17.70 16.50 16.30 16.60 17.00 Độ bền tương đối

(Sợi dệt kim)

22.65 18.96 18.42 17.00 16.95 15.24

4 Hệ số biến sai độ

bền  CVP % 10.0 10.5 11.0 12.5 13.0 13.5 13.5 13.5 13.0

5 Độ không đều

uster  U % 9.0 9.5 10.5 12.5 13.0 15.0 13.0 13.0 13.5

6 Điểm mỏng  M đ/km 1 3 5 10 15 60 30 35 35

7 Điểm dày  D đ/km 15 20 30 50 80 150 180 180 180

8 Kết tạp  Neps đ/km 30 30 160 200 250 320 220 250 250

9

Độ săn sợi dệt thoi Độ săn sợi dệt kim Sai lệch tối đa cho phép

K K

K

vx/m vx/m

%

514 467

 3.0

610 558

 3.0

780 714

 3.0

900 823

 3.0

950 870

 3.0

1210 1118

 3.0

940 864

 3.0

1030 950

 3.0

1050 970

 3.0

10 Hệ số biến sai độ

săn  CVK % 4.0 4.0 4.0 4.0 4.0 4.0 4.0 4.0 4.0

3.4.2.4. Cải tiến qui trình sử dụng thiết bị và lao động

Ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước thử thách về sự khan hiếm nguồn nhân lực. Cơ hội để tuyển dụng và giữ chân người lao động gắn bó làm việc lâu dài rất khó khăn.

Đứng trước thử thách đó con đường duy nhất là đổi mới công nghệ, thay đổi máy móc cũ kỹ lạc hậu bằng thiết bị tiên tiến có năng suất cao hơn.

Công ty đã thanh lý 377 máy do Trung Quốc SX với tốc độ 160 vòng/phút.

Làm dự án thay thế bằng 50 máy dệt khí TOJOTA tốc độ 1100 vòng /phút.

Đây là loại thiết bị tiên tiến nhất hiện nay với tốc độ và tính năng tự động rất cao .

Chương trình đầu tư này đã mang lại cho công ty rất nhiều lợi ích:

1. Mang lại niềm tin cho khách hàng khi đặt hàng tại công ty.

2. Tạo ra sự tăng trưởng vượt bậc về sản lượng vải với năng suất bình quân 200m/máy/ca, so với máy Trung Quốc năng suất bình quân chỉ đạt 18m/máy /ca.

3. Tiết kiệm được lao động: Một người công nhân có thể đứng 20 máy sản lượng 100.000m/tháng so với máy Trung Quốc chỉ đứng 10 máy với sản lượng 4680m/tháng. Chính vì vậy với cùng sản lượng năm 2014 cần tổng số 532 cán bộ công nhân viên, năm 2015 chỉ cần 330 người.

4. Do tiết kiệm lao động, tiết kiệm điện, tiết kiệm mặt bằng... nên giảm chi phí giá thành tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

3.4.2.5. Cải tiến qui trình công nghệ

Rà soát lại tất cả các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, xây dựng các định mức mới hiệu quả nhất, tối ưu nhất và tiết kiệm nhất.

- Công đoạn mắc sợi: Cải tiến và bổ sung hệ tự động dừng máy khiđứt sợi, giúp cho việc kiểm soát và xử lý của công nhân được kịp thời chính xác.

- Ở công đoạn hồ: Nghiên cứu thay đổi lại tất cả các đơn hồ với tỉ lệpha trộn các thành phần bột tổng hợp tạo ra dung dịch hồ với chi phí thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

- Công đoạn dệt: Rà soát lại các chỉ tiêu định mức sợi sao cho tiếtkiệm nhất.Với các loại vải có thành phần nguyên liệu và kiểu dệt giống nhau nghiên cứu đưa về cùng mật độ dọc và tổng số sợi dọc khi thay đổi trọng lượng vải chỉ cần thay mật độ ngang sẽ tạo ra nhiều loại SP khác nhau theo yêu cầu của khách hàng mà không hề hao tốn việc làm máy thay đổi mặt hàng.

- Công đoạn kiểm vải: Thay đỏi lực lượng nhân sự của khu vực nàylựa chọn những người từ 25 tuổi trở xuống.Ngoài việc kiểm soát số lượng,chất lượng còn làm nhiệm vụ sửa lỗi nâng cấp chất lượng vải giảm thiểu thiệt hại do vải bị hạ loại gây ra.Cập nhật thông tin thường xuyên về sự sai hỏng SP cho công đoạn dệt để kịp thời khắc phục và hàng ngày báo cáo tình hình chất lượng cho Giám Đốc và toàn hệ thống.

- Công đoạn nhập xuất kho:Vải nhập kho được sắp xếp riêng chotừng loại vải khác nhau và bố trí sao cho hàng nhập trước xuất trước,hàng nhập sau xuất sau để tránh tình trạng vải bị hư hỏng do tồn kho lâu ngày.

Với các giải pháp này đã mang lại cho công ty rất nhiều lợi ích:

1. Với cùng sản lượng sợi hồ mỗi tháng công ty tiết kiệm được khoảng100 triệu tiền bột hồ.

2. Chất lượng sợi ở công đoạn hồ, mắc đã được nâng cao,không còn tình trạng mất mối và chéo sợi.

3. Cùng một thông số kỹ thuật mỗi tháng tiết kiệm khoảng 500kg sợi tương đương 25 triệu đồng.

4. Chi phí nhân công cho việc thay đổi mặt hàng giảm đáng kể,việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng về thời gian và số lượng được chính xác nhanh chóng.

5. Kho tàng được bố trí hợp lý thuận tiện cho việc vận chuyển và đáp ứng yêu cầu về phòng chống cháy nổ,bão lụt,đồng thời hạn chế thấp nhất hư hỏng do tồn kho gây ra.

3.4.2.6. Cải tiến khâu kế hoạch sản xuất

Việc xây dựng kế hoạch cho từng năm, từng tháng, từng lô hàng là vô cùng quan trọng góp phần quyết định cho thành công của doanh nghiệp.

Để khắc phục những tồn tại cũ công ty đã triển khai và thực hiện một loạt các giải pháp trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch SX:

- Dự báo thị trường thật sát với thực tế để hạn chế thấp nhất hàng tồn kho.

- Làm tốt công tác thị trường để chủ động hơn trong SX,cố gắng chỉ SX khi đã có hợp đồng để hàng hóa được tiêu thụ ngay sau khi hoàn thiện.

- Tính toán thật chi tiết tỉ mỉ để có kế hoạch nhập mua nguyên vật liệu với thời gian và số lượng hợp lý nhất để giảm thiểu tồn kho bán thành phẩm.

- Cân đối chuyền hợp lý để giảm thời gian chờ đợi giữa các công đoạn.

- Phân bố lại mặt bằng cơ cấu SP cho phù hợp với tính năng thiết bị sao cho hiệu quả nhất .

Việc áp dụng cải tiến này đã đem lại cho công ty rất nhiều lợi ích:

1. Từ tháng 10-2014 đến nay hầu như không còn tình trạng tồn kho thành phẩm.

2. Lượng hàng hóa bán thành phẩm trong dây truyền SX vừa đủ không tồn ứ nhưng vẫn đáp ứng đủ việc cho từng công đoạn.

3. Vì cơ cấu mặt hàng phù hợp, hiệu suất chạy máy được tăng cao, tiết kiệm mỗi tháng hàng trăm triệu tiền điện do ổn định được áp lực máy nén.

4. Vòng quay vốn nhanh trung bình khoảng 75 ngày nên chi phí tài chính giảm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp loại bỏ lãng phí trong sản xuất theo mô hình lean tại công ty cổ phần dệt dệt may nam định (Trang 91 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)