Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng hồ chí minh và quan điểm của đảng cộng sản về cán bộ đoàn thể cấp xã

Một phần của tài liệu Cơ cấu xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội (Trang 21 - 29)

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CƠ CẤU XÃ HỘICỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN THỂ

1.2. Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng hồ chí minh và quan điểm của đảng cộng sản về cán bộ đoàn thể cấp xã

1.2.1. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, bất cứ giai cấp và chính đảng nào muốn giành và giữ được chính quyền nhà nước thì trước hết phải có được đội ngũ những con người làm đầu tàu, nồng cốt. Giai cấp vô sản và chính đảng của mình cũng vậy, phải đào tạo được đội ngũ cán bộ trung thành, đáp ứng được nhiệm vụ cách mạng; đó là đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, như Mác đã khẳng định rằng, muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn[4]. V.I. Lênin cũng chỉ rõ, trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị nếu không đào tạo ra được

15

trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào. Chính vì thế, theo Lênin, bất kỳ đảng cầm quyền nào đều có hai vấn đề hệ trọng là đường lối chính trị và vấn đề cán bộ, trong đó mấu chốt là vấn đề con người và lựa chọn con người.

Kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhận thức rõ một cách sâu sắc về vị trí, vai trò của người cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề này, tìm cách giải quyết một cách linh hoạt và toàn diện vấn đề đó phù hợp với điều kiện thực tế của cách mạng Việt Nam. Người luôn coi, cán bộ là gốc của mọi công việc[23] và muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém[23]. Vì thế, theo Bác điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp đi tới thắng lợi là phải có cán bộ tốt. Bởi lẽ, cán bộ là người đem những chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đêm tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng[23]. Điều này đã cho thấy rằng, cán bộ chính là cầu nối giữa Đảng, Chính phủ với nhân dân, làm cho mối liên hệ trở nên khăng khít, hiện thực mà kết quả là đường lối, chính sách của Đảng, Chính phủ được thực thi bởi chính đội ngủ cán bộ và chính nhân dân. Không chỉ là người giúp cho dân hiểu và thực thi chính sách mà còn là người phản ánh đời sống của nhân dân với Đảng, Chính phủ để co những quyết sách đúng đắn và kịp thời.

Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định được vị trí, vai trò của người cán bộ đối với đời sống của nhân dân và điều đó được khái quát rằng, cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Để thực hiện đầy đủ vai trò của người cán bộ, theo Hồ Chí Minh, công tác cán bộ cần phải được quan tâm một cách sâu sắc.

Trong công tác cán bộ, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến hoạt động lựa chọn và sử dụng đúng cán bộ. Bởi lẽ, đây là yêu cầu xuất phát để tiến hành các mặt khác của công tác cán bộ. Nếu không đánh giá đúng cán bộ và tình hình công tác cán bộ thì không thể đề ra chính sách cán bộ một cách đúng đắn được. Lẽ đó, Hồ Chí Minh cho rằng, cứ mỗi lần xem xét lại cán bộ, một mặt sẽ tìm thấy những nhân tài mới, mặt khác thì những người yếu kém sẽ bị lòi ra. Hiểu và đánh giá đúng cán bộ và tình hình công tác

16

cán bộ phải có những yêu cầu riêng. Đồng thời, hiểu và đánh giá đúng cán bộ phải có có những chuẩn mực phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, từng lĩnh vực, đánh giá một cách hoàn toàn công minh, khách quan. Yêu cầu về mặt này cho chúng ta thấy không thể đem cái thước đo chất lượng của cán bộ vùng thành thị để đo chất lượng cán bộ vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; không thể đem thước đo chất lượng cán bộ lĩnh vực này vào đo chất lượng cán bộ ở lĩnh vực khác.

Ngoài ra, việc chú trọng đến công tác đề bạt cán bộ cũng được Người rất quan tâm. Sinh thời,Hồ Chí Minh đã lưu ý việc phải xem xét thật kỹ trước khi đề bạt cán bộ, sau khi đã đề bạt rồi thì phải theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra người cán bộ đó; nếu không như thế thì hỏng việc. Hồ Chí Minh viết rõ: “cất nhắc cán bộ không nên làm theo lối

“giã gạo”, nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kỹ, khi cất nhắc rồi thì không giúp đỡ họ, khi họ sai lầm thì đẩy họ xuống, chờ lúc họ làm khá lại cất nhắc lên; một cán bộ bị nhắc lên thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời”. Hồ Chí Minh cũng đã bày tỏ quan điểm quý trọng cán bộ khi cho rằng: “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”[23].

Đồng thời, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng là một nội dung quan trọng trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ.Theo Bác, đây là công việc gốc của Đảng khi đặt trong mối quan hệ với nội dung vai trò của cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một công việc quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên. Ở đây, có mấy điểm đáng chú ý mà Hồ Chí Minh đã nêu rõ rằng, Học phải thiết thực,

“lấy tự học làm cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”[23] và đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải có kinh phí tương xứng với yêu cầu, “không nên bủn xỉn về các khoản chi tiêu trong việc huấn luyện” [23].

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa và thực tiễn sâu sắc. Đó là những quan điểm cơ bản chỉ đạo chung vào công tác đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong tất cả các thời kỳ hoạt động của Đảng, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng hiện nay, thời kỳ Đảng tiếp tục cầm quyền lãnh đạo sự nghiệp phát triển đất nước vì những mục tiêu chủ nghĩa xã hội.

17 1.2.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam

Từ khi thành lập đến nay, Đảng ta luôn xác định coi vấn đề cán bộ có tầm quan trọng chiến lược đối với cách mạng Việt Nam. Từ đó, Đảng ta đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm với đòi hỏi của từng thời kỳ cách mạng, đó là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Xác định được tầm quan trọng đó, trong mỗi giai đoạn cách mạng, qua mỗi lần Đại hội và Hội nghị Trung ương, Đảng ta đều có chủ trương, nghị quyết xây dựng đội ngũ cán bộ phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Đảng ta khẳng định: “Vấn đề cán bộ là vấn đề rất quan trọng trong công tác tổ chức của Đảng, bởi vì cán bộ là người có nhiệm vụ đem đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng tuyên truyền, giáo dục quần chúng và tổ chức quần chúng thực hiện”

[16]. Sở dĩ là vì, công tác cán bộ tốt sẽ “có một đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất và năng lực xây dựng đường lối chính trị đúng đắn và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, đó là vấn đề cốt tử của lãnh đạo, là sinh mệnh của Đảng cầm quyền” [12].

Trong bối cảnh hiện nay, công tác cán bộ của Đảng đã trở thành “khâu then chốt của vấn đề then chốt”, bởi lẽ, nó góp phần nâng cao sự lãnh đạo của Đảng, chủ động nắm bắt được thời cơ, vượt qua thách thức và nguy cơ, thực hiện thắng lợi mục tiêu chiến lược và đường đối của Đảng đề ra trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta đã khẳng định rằng: Cán bộ và công tác cán bộ thật sự là yêu cần vừa cơ bản, vừa bức xúc, đòi hỏi phải đổi mới từ quan điểm cho đến lập trường, chính sách và tổ chức, chẳng những để đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước hiện nay mà còn phải chuẩn bị những thế hệ cách mạng kế tục sự nghiệp của Đảng ta và dân tộc trong tương lai[12].

Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh rằng, “tình hình và nhiệm vụ mới đòi hỏi toàn Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận. Sớm xây dựng cho được một chiến lược cán bộ cho thời kỳ mới”[12]. Điều này được tiếp tục khẳng định ở Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII rằng, phải chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, trước hết là cấp chiến lược và cấp cơ sở. Bởi lẽ, “Cán bộ là nhân tố quyết định

18

sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong xây dựng Đảng”[13].

Như vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở có ý nghĩa quyết định đối với thực hiện tốt các Nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp pháp luật của Nhà nước. Sở dĩ là vì, cán bộ cấp cơ sở là lực lượng gần dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân một cách kịp thời nhất và đồng thời, cũng là lực lượng phản ánh đời sống của nhân dân đối với Đảng, Chính phủ để có thể ban hành những quyết sách phù hợp và kịp thời.

Nhận thấy được tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, Hội nghị Trung ương 5 khóa IX đã đưa ra Nghị quyết “về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở”. Nghị quyết đã chỉ rõ nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở trong giai đoạn hiện nay là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân”[14].

Đại hội XI, công tác cán bộ không chỉ quan tâm đến hoạt động tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng mà còn đòi phải xây dựng cơ cấu đội ngũ cán bộ hợp lý. Điều này cho thấy, trước yêu cầu của tình hình mới hiện nay, việc xác định đúng cơ cấu đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ cần thiết bởi vì nó có tác động trực tiếp đến việc sử dụng và bố trí cán bộ, góp phần “bôi trơn” bộ máy nhà nước và nâng cao hiệu quả công việc; đồng thời hạn chế tình trạng lãng phí trong công tác cán bộ.

Như vây, cán bộ và công tác cán bộ là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo, xây dựng đội ngũ cán bộ gắn với giải quyết nhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn cách mạng. Nhìn lại thực tiễn cách mạng Việt Nam và yêu cầu tình hình mới hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có những đổi mới về cán bộ và công tác cán bộ, đòi hỏi đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ phải có những thay đổi theo hướng có cơ cấu xã hội hợp lý, có tính chuyên nghiệp cao, có đủ năng lực, trình độ phẩm chất, thẩm quyền để thực thi vai trò lãnh đạo và quản lý đất nước. Những nội dung cơ bản về cán bộ, công tác cán bộ của Đảng ta trong những năm đổi mới có thể khái quát như sau:

19

Thứ nhất, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Nội dung này nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới và phát triển đất nước hiện nay yêu cầu hàng đầu trong xây dựng đội ngũ cán bộ phải theo hướng toàn diện, cả về tư tưởng chính trị, phẩm chất chính trị và đạo đức lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn, trên tinh thần quán triệt nguyên tắc cán bộ phải có cả đức và tài, trong đó đức được xác định là gốc. Chất lượng của đội ngũ cán bộ phải trên cơ sở thống nhất về phẩm chất và năng lực cán bộ, thể hiện ở việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, tăng cường tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ. Thực tiễn đất nước hiện nay đang đặt ra yêu cầu người cán bộ phải là một nghề có tính chuyên nghiệp cao với những tiêu chuẩn cơ bản về phẩm chất, tác phong, sự hiểu biết và kiến thức chuyên môn, về pháp luật và sự thành thạo trong công việc nghề nghiệp hàng ngày. Từ đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải được đào tạo một cách chính quy và hệ thống, đồng thời phải luôn được bồi dưỡng, cập nhật tri thức mới của khoa học công nghệ và tình hình thế giới, trong nước.

Thứ ba, tích cực trẻ hóa đội ngũ cán bộ và xây dựng các thế hệ cán bộ kế cận.

Phương châm trẻ hoá đội ngũ cán bộ để tăng cường sức mạnh chiến đấu, tính năng động và bảo đảm sự kế thừa liên tục là một trong những hướng đổi mới quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Từ đó, đặt ra nhiệm vụ của công tác cán bộ ở mỗi cơ quan, cấp ngành, mỗi lĩnh vực là phải hình thành cho được đội ngũ cán bộ có ba độ tuổi kế tiếp nhau. Để chủ trương trẻ hoá đội ngũ cán bộ đem lại hiệu quả thực tế, một trong những giải pháp quan trọng được đề ra là phải chăm lo tạo nguồn cán bộ trong phong trào thực tiễn và ngay từ các trường đại học cao đẳng và dạy nghề. Đồng thời, có chính sách phù hợp để thu hút những cán bộ trẻ được đào tạo về chuyên môn tăng cường cho cơ sở, nhất là trong các lĩnh vực chuyên môn về y tế và giáo dục.

Thứ tư, trong công tác cán bộ, cần xóa bỏ định kiến thành phần xuất thân của cán bộ. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ, Đảng ta đang ra sức động viên mọi người trong các tầng lớp nhân dân, huy động những người có đủ đức và tài trong mọi lực lượng tham gia vào hệ thống chính trị. Kiên quyết

20

chống bệnh hẹp hòi, định kiến về thành phần xuất thân, lý lịch; không phân biệt đối xử giữa đảng viên và người ngoài Đảng.

Thứ năm, phát huy dân chủ trong công tác cán bộ. Đảng ta nhấn mạnh yêu cầu phải đảm bảo tính tập thể trong các quyết định về công tác cán bộ trên cơ sở dân chủ xem xét đầy đủ các ý kiến của tổ chức và cá nhân có liên quan, đi đôi với nêu cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu. Để làm tốt yêu cầu này Đảng đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân trong công tác cán bộ. Bên cạnh đó là thực hiện quyền của nhân dân tham gia giám sát cán bộ.

Thứ sáu, bảo đảm tính quy hoạch trong công tác cán bộ. Đảng ta đề ra yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ kế tục là nhiệm vụ thường xuyên, và phải được tiến hành theo quy hoạch. Theo đó việc quy hoạch cán bộ trở thành một trong những khâu chủ yếu của công tác cán bộ. Từng bước thực hiện đổi mới nội dung và phương thức quy hoạch cán bộ, có quy chế, quy định chặt chẽ và đi vào tiêu chuẩn hoá. Quy hoạch gắn liền với đào tạo, bồi dưỡng để thực hiện kịp thời việc chuyển tiếp từng bước các thế hệ cán bộ.

Thứ bảy, đổi mới công tác đánh giá cán bộ. Cùng với việc đề ra chủ trưởng phải thống nhất tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực cán bộ, Đảng ta đề ra yêu cầu đổi mới công tác đánh giá cán bộ. Trong đánh giá cán bộ phải có quan điểm khách quan và toàn diện, dựa trên tiêu chuẩn, hiệu quả nhưng có tính đến điều kiện môi trường, điều kiện công tác và mức độ tín nhiệm của nhân dân, trên cơ sở phê bình và tự phê bình; tôn trọng nguyên tắc tập thể, dân chủ công khai. Đấu tranh, phê phán, khắc phục những quan niệm, cách làm cũ trong công tác đánh giá cán bộ như chủ quan, duy ý chí; định kiến, hẹp hòi, cục bộ địa phương, bè phái, thiếu dân chủ. Đánh giá cán bộ một cách có hệ thống trên cơ sở xác định tiêu chuẩn cụ thể; phải từ lợi ích chung của đất nước dân tộc, từ chính sách cán bộ thống nhất của Đảng mà đánh giá cán bộ, phải lấy hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất, năng lực.

Thứ tám, thực hiện luân chuyển cán bộ. Đảng ta xác định mục tiêu của công tác luân chuyển cán bộ là để đảm bảo tính đồng bộ, kết hợp các loại cán bộ, các lớp cán bộ để bổ sung cho nhau với phương châm có lên có xuống, có vào có ra. Thực hiện luân chuyển từ trung ương xuống địa phương, từ địa phương lên trung ương, từ địa

Một phần của tài liệu Cơ cấu xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội (Trang 21 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)