Chương 2.THỰC TRẠNG CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHỐI ĐOÀN THỂ CẤP XÃ HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI
2.1. Vài nét về vị trí địa lý- lịch sử và kinh tế-xã hội huyện Thường Tín
Trong nghiên cứu này, tình hình kinh tế - xã hội và những chủ trương, chính sách của huyện Thường Tín đóng vai trò là những biến số môi trường, có tác động đến cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã. Bởi vậy, qua phương pháp phân tích tài liệu, tác giả cũng phác thảo một số thông tin chung về địa bàn nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, dân số, lao động, tình hình kinh tế - xã hội và những chủ trương, chính sách của lãnh đạo huyện về vai trò của công tác đoàn thể và công tác cán bộ.
2.1.1.Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý
Thường Tín là một huyện nằm phía nam thuộc thành phố Hà Nội, có diện tích là 127,59 km2, Hiện nay Thường Tín có 1 Thị trấn và 28 Xã.
Phía Đông huyện Thường Tín giáp các xã Mế Sở , Thắng Lợi huyện Văn Giang và giáp các xã Tân Châu, Tứ Dân, Hàm Tử, Dạ Trạch, Bình Minh, huyện Khoái Châu của tỉnh Hưng Yên, ngăn cách tự nhiên bởi Sông Hồng. Phía Nam giáp huyện Phú Xuyên, Phía Tây giáp huyện Thanh Oai, ngăn cách bởi sông Nhuệ. Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì,
Nguồn tài nguyên thiên nhiên
Về tài nguyên đất, đất huyện Thường Tín là đất phù sa Sông Hồng, được chia thành 5 loại chính. Đất cát trắng: có diện tích 122,22 ha chiếm 0,96% diện tích tự nhiên của huyện. Đất phù sa trung tính: diện tích 171,67 ha chiếm 1,34% diện tích đất tự nhiên. Đất phù sa chua: diện tích là 6 059,48 ha; chiếm 47,45% diện tích tự nhiên. Đất này phân bố tập trung chủ yếu ở trong đê, có trên tất cả các xã trong huyện. Đất phù sa trung tính Gley: diện tích 1 711,06 ha chiếm 14,3% diện tích tự nhiên. Đất phù sa Gley chua: diện tích khoảng 386,92 ha; chiếm 3,03% diện tích đất tự nhiên.
27
Những loại đất này phù hợp để phát triển nông nghiệp, trọng tâm trồng lúa nước, hoa màu, rau, củ và cây ăn quả.
Tuy có diện tích đất tự nhiên khá lớn, song trong những thập kỷ gần đây, với sự gia tăng dân số nhanh (cơ học và tự nhiên) cùng với tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa nên quỹ đất nông nghiệp của huyện có xu hương thu hẹp lại.
Tài nguyên nước, nguồn nước mặt đang sử dụng của huyện chủ yếu lấy từ Sông Hồng qua trạm bơm tưới Hồng Vân. Nước Sông Hồng có hàm lượng phù sa cao, chất lượng tốt, rất thích hợp cho việc cải tạo đồng ruộng. Sông Nhuệ vừa là nguồn cung cấp nước tưới quan trọng và cũng là nguồn tiêu thoát nước chủ yếu của huyện. Trên địa bàn huyện còn một số sông nhỏ như sông Tô Lịch, sông Hoà Bình.
Trên địa bàn huyện còn có nguồn nước ngầm ở độ sâu 15-25m có thể khai thác sử dụng vào mục đích sản xuất và sinh hoạt,
Tài nguyên khoáng sản, huyện Thường Tín là huyện có tiềm năng đất khai thác khoáng sản và vật liệu xây dựng tương đối lớn: 14,6 ha đang cho khai thác khoáng sản và khoảng 200 ha đất có thể cho khai thác nguyên liệu xây dựng và đất làm gạch ngói... tập trung ở các xã như Hồng Vân, Tự Nhiên, Thống Nhất, Vạn Điểm… Đây là nguồn tài nguyên góp phần đáng kể cho sự phát triển kinh tế của huyện.
Tài nguyên nhân văn, nhân dân huyện Thường Tín có truyền thống cần cù trong lao động, anh dũng trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Huyện có mật độ di tích lịch sử khá cao với 385 điểm di tích cổ và 1 di tích cách mạng. Trong đó có 73 di tích được xếp hạng (49 di tích cấp quốc gia, 23 di tích cấp tỉnh). Nổi bật như chùa Đậu (Nguyễn Trãi), chùa Mui (Tô Hiệu), đền thờ danh nhân văn hóa Thế giới Nguyễn Trãi (Nhị Khê),
Tổng quát chung, với điều kiện tự nhiên ôn hòa, ưu đãi, Thường Tín thuận lợi để phát triển nông nghiệp, ngành thủ công nghiệp và du lịch. Nhờ vậy, Thường Tín luôn được mệnh danh là “đất trăm nghề” với 126 làng nghề thủ công rải rác khắp huyện, cung cấp những mặt hàng thủ công mỹ nghệ cho các phố phường Hà Nội và các tỉnh lân cận.
28 2.1.2. Dân số và lao động
Thường Tín là huyện đông dân, theo thống kê đến ngày 30/12/2015 tổng dân số trên địa bàn huyện khoảng 260,083 người, mật độ bình quân dân số trên toàn huyện là 1895 người/Km2, cao gấp 7 lần so với toàn quốc (273 người/km2, 2014).
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,3%, cao hơn so với cả nước (1,06%, 2014). Như vậy, với tỷ lệ sinh tự nhiên còn khá cao, nên lãnh đạo huyện cũng đặc biệt chú trọng đến công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Để thực hiện mục tiêu này, cũng có sự đóng góp không hề nhỏ từ đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp cơ sở,
Toàn huyện hiện nay có khoảng 144,450 người lao động (chiếm 55,5% dân số toàn huyện), trong đó tỷ lệ lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện khoảng 32,7%. Trong những năm gần đây, chất lượng nguồn lao động của huyện mặc dù còn thấp, song đã được nâng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 17%. Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm nông nghiệp, tăng ở công nghiệp, dịch vụ nên cơ cấu lao động cũng chuyển dịch tương ứng, trong đó, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm, lao động là công nhân xây dựng, công nhân trong các nhà máy xí nghiệp tăng.
2.1.3. Tình hình phát triển Kinh tế – xã hội
Kinh tế của huyện được quy hoạch thành 3 vùng. Vùng 1: phía Bắc huyện sẽ tập trung các cơ sở quốc doanh của Trung ương, tỉnh và các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài và đầu tư phát triển các làng nghề điêu khắc, tre đan xuất khẩu, sơn mài,…Vùng 2 nằm ở giữa huyện - là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất thực phẩm để cung cấp cho nhu cầu địa phương, tạo sản phẩm hàng hóa. Đi đôi với phát triển nông nghiệp, trong vùng 2 còn hình thành một số cơ sở chế biến nông sản, dịch vụ nông nghiệp và một số cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Vùng 3 - phía Nam huyện - là vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp, bên cạnh tiềm năng phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động thương mại - dịch vụ khác.
Kinh tế của Huyện những năm gần đây liên tục tăng trưởng và ổn định, Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2016 đạt 14,2%, Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2016,
29
công nghiệp xây dựng cơ bản năm 2016 chiếm 53%; thương mại dịch vụ chiếm 33,5%; nông nghiệp chiếm 12,5%.
Là vùng ven đô, đang trong quá trình đô thị hoá nhanh nên huyện có nhiều tiềm năng cho việc phát triển kinh tế, Về nông nghiệp, do phải thu hẹp diện tích đất canh tác nên diện tích cây trồng của huyện không tăng nhưng năng suất cây trồng vẫn tăng theo hướng ổn định, nhất là năng suất lúa. Sản lượng lương thực tăng cũng đã tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển, cơ cấu ngành chăn nuôi cũng thay đổi mạnh theo hướng đàn trâu bò giảm, đàn lợn và gia cầm tăng mạnh. Công nghiệp, dịch vụ dang dần chiếm ưu thế. Bên cạnh đó, Thường Tín còn là vùng có nhiều làng nghề tồn tại, phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp. Nhiều sản phẩm của các làng nghề này đã được bạn bè trong và ngoài nước biết đến. Thủ công nghiệp có vai trò quan trong với huyện, vừa giúp tăng thu nhập, giải quyết vấn đề việc làm và là yếu tố thúc đẩy các ngành khác phát triển.
Như vậy về tình hình kinh tế - xã hội, huyện Thường Tín, ta nhận thấy có các nét nổi bật sau: Dân số đông, mật độ dân số cao, tỷ lệ gia tăng tự nhiên vẫn còn cao.
Ngành nông nghiệp Thường Tín đang dần thu hẹp, chuyển dịch sang công nghiệp, dịch vụ, Bởi vậy, ngoài những chức năng, nhiệm vụ được Nhà nước quy định, các tổ chức đoàn thể của huyện cũng chung tay góp sức vào hỗ trợ giải quyết các vấn đề trên. Cụ thể, vai trò các đoàn thể như Hội Phụ nữ liên quan trực tiếp đến công tác dân số, được đề cao và quan tâm hơn,…
2.1.4. Quan điểm, chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương về vai trò các đoàn thể và công tác cán bộ
Quán triệt thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng về vai trò công tác thanh niên, công tác phụ nữ, hỗ trợ người nông dân, tập hợp cựu quân nhân, công tác đền ơn đáp nghĩa… tăng cường vai trò của các tổ chức trong Mặt trận tổ quốc, Đảng ủy, UBND huyện Thường Tín luôn đề cao vai trò đoàn thể. Lãnh đạo huyện xác định, các cán bộ đoàn thể là những người sát cơ sở, năm cơ sở, Các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội liên quan vận động, giáo dục, tuyên truyền, cán đoàn thể cùng phối hợp với cán bộ phụ trách, phối hợp thực hiện. Các tổ
30
chức hội, đoàn thể cũng tự chủ động, tích cực trong các hoạt động của hội, đoàn thể mình, Lãnh đạo huyện đề ra chủ trương phối hợp ngành dọc và ngành ngang, quan tâm và đẩy mạnh công tác cán bộ và ưu tiên các cán bộ trẻ, có năng lực đang làm công tác đoàn thể. Cán bộ đoàn thể cũng được hưởng đầy đủ các chế độ, quyền lợi theo đúng quy định pháp luật, Có quyền ứng cử vào các vị trí phù hợp…
Về công tác cán bộ, nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ nói chung, hàng năm huyện đều tổ chức các khóa tập huấn ngắn ngày đào tạo lý luận chính trị, kiến thức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng- đoàn thể, phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tập huấn về chuyên môn… Trong đó, mỗi khóa tập huấn đều có sự tham gia của các cấp trưởng hoặc cấp phó lãnh đạo đoàn thể. Đồng thời với những cán bộ trẻ, có năng lực, không phân biệt nam, nữ, vị trí làm việc nếu đạt đủ điều kiện, huyện tạo điều kiện và hỗ trợ để cán bộ học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp,
Nhờ vậy, việc thực hiện công tác cán bộ của huyện hiện nay khá tốt, Đội ngũ cán bộ lãnh đạo huyện, bao gồm các đoàn thể dần được trẻ hóa, Số lượng nữ tham gia vào các vị trí ra quyết định đang dần tăng lên, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị,…
Song đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội - văn hóa cũng đặt ra những thách thức, yêu cầu với đội ngũ cán bộ đoàn thể. Cụ thể, những tác động của đô thị hóa, công nghiệp hóa lên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, làm nảy sinh nhiều vấn đề từ gia đình, đến việc giáo dục chăm sóc trẻ em, dân số, sức khỏe sinh sản,… Bởi vậy với số lượng cán bộ theo quy định và chất lượng đội ngũ cán bộ đoản thế hiện nay so với số lượng công việc cần giải quyết nhiều trường hợp chưa tương xứng,