Một số cách tiếp cận lý thuyết xã hội học

Một phần của tài liệu Cơ cấu xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội (Trang 29 - 33)

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU CƠ CẤU XÃ HỘICỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN THỂ

1.3. Một số cách tiếp cận lý thuyết xã hội học

Peter Blau (1918-2002) nhà xã hội học nổi tiếng người Mỹ. Trong cuốn sách

“Bất bình đẳng và sự hỗn tạp, 1977”, ông cho rằng nhất định phải có cái gì để tạo nên sự liên kết xã hội, một loại quan hệ xã hội nào đó có khả năng tạo ra sự thống nhất xã hội. Theo ông, sự kết hợp của các nhóm các tầng lớp xã hội khác nhau thành một thể thống nhất không thể chỉ dựa vào mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về mặt chức năng mà đòi hỏi sự tương tác xã hội thực sự giữa các thành viên. Do vậy, nhiệm vụ của xã hội học là phải chỉ ra được các tác nhân của mối tương tác đó để hiểu sự thống nhất xã hội. Hai kiểu xã hội hai loại đặc điểm cơ bản của cơ cấu xã hội quy định vị trí, vai trò và mối liên hệ xã hội của các cá nhân. Cụ thể là: (1) Dựa vào đặc điểm danh nghĩa, có kiểu cơ cấu xã hội không đồng nhất - kiểu hàng ngang gồm các nhóm người khác nhau về tên gọi nhưng giống nhau về cấp bậc, tầng lớp; (2) Dựa vào đặc điểm mức độ, có kiểu cơ cấu xã hội bất bình đẳng - kiểu cơ cấuxã hội hàng dọc bao gồm các nhóm người khác nhau về vị thế trên dưới, cao thấp. Các kiểu cơ cấu xã hội như vậy đều có thể tạo ra những hàng rào hoặc cơ hội cho sự tương tác xã hội, tức là thống nhất xã hội.

Với cách tiếp cận này Peter Blau đã phân biệt các hình thái quyền lực trong nhóm 2 người và nhóm đông người với hai loại xã hội. cơ cấu xã hội vi mô bao gồm các cá nhân tương tác với nhau tạo thành, còn xã hội vĩ mô bao gồm các nhóm tương tác với nhau tạo thành. Hai hình thái xã hội này đều có những đặc điểm giống nhau do cùng bắt nguồn từ quá trình hấp dẫn xã hội, trao đổi xã hội và chống đối, mâu thuẫn giữa các cá nhân và giữa các nhóm. Bên cạnh đó, hai loại cơ cấu xã hội này cũng có những đặc điểm khác nhau cơ bản như: Cơ cấu xã hội vĩ mô được hình thành trên cơ sở của sự nhất trí về hệ giá trị, chuẩn mực chi phối các hành động và quan hệ giữa các yếu tố tạo thành cơ cấu; cơ cấu xã hội vĩ mô luôn bao gồm các các mối liên hệ phức tạp của bộ phận và các vi mô; và vĩ mô có tính bền vững nhờ chứa đựng các thiết chế xã hội nảy sinh và phát triển trong nó. Tuy nhiên, theo tác giả Lê Ngọc Hùng (2009)

23

thành công lớn nhất của P.Blau là đã đưa ra 3 đề định đề quan trọng: thứ nhất, tần suất tương tác tỷ lệ nghịch với quy nhóm, tức là nhóm nhỏ thường có tần suất tương tác nhiều hơn nhóm lớn, nếu mọi thứ cấu thành nhóm đều như nhau; thứ hai, sự liên kết xã hội tỷ lệ thuận với sự không nhất, nghĩa là sự không nhất càng lớn thì các nhóm phân hóa càng họ và càng tăng khả năng liên kết giữa các nhóm; thứ ba, tương tác xã hội làm tăng sự liên kết xã hội, điều này đồng nghĩa rằng sự phân công lao động không nhất thiết tạo ra sự thống nhất, hội nhập xã hội mà sự đoàn kết xã hội phụ thuộc vào mối tương tác thực sự giữa các cá nhân thành viên khác nhau trong xã hội[29].

Như vậy, việc vận dụng cách tiếp cận lý thuyết cơ cấu xã hội vĩ mô của Blau có thể giúp cho nghiên cứu dễ dàng nhận diện được cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp xã ở huyện Thường Tín, Hà Nội hiện nay. Bởi lẽ, cơ cấu xã hội này được xác định dựa trên đặc điểm cơ bản về vị trí, vai trò và mối liên hệ của các cá nhân và giữa các nhóm mà cụ thể ở đây là đội ngũ cán bộ đoàn thể với các cơ cấu xã hội khác ở địa phương. Trên cơ sở đó, xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể ở địa phương nghiên cứu được xác định trên các đặc điểm về giới tính, tôn giáo, thành phần xuất thân, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, vị trí, chức vụ.

Đồng thời, vận dụng lý thuyết của Blau có thể lý giải về số lượng ngũ cán bộ đoàn thể với các đặc điểm trên có phù hợp với việc thực hiện nhiệm chính trị của địa phương hay không và cũng như lý giải về mức độ phối hợp giữa các thành viên và giữa các phân hệ cơ cấu xã hội trong cơ cấuxã hội của cả địa phương để thực hiện công việc hiện nay. Từ đó, lý thuyết cũng sẽ giúp cho nghiên cứu gợi ý một số giải pháp để hoàn thiện cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp xã ở huyện Thường Tín, nhằm nâng cao hiệu quả công việc, đáp ứng với tình hình mới ở địa phương. Có thể nói, vận dụng lý thuyết cơ cấu xã hội vĩ mô của P.Blau vào chủ đề nghiên cứu này là hoàn toàn thỏa đáng.

1.3.2.Cách tiếp cận lý thuyết cơ cấuhóa của Anthony Giddens

Tiếp cận cơ cấu hoá của Anthony Giddens (1938-) nhà xã hội học người Anh.

Ông là nhà xã hội học đương đại, những đóng góp của ông có ý nghĩa nhất định cho lý thuyết xã hội học. Khác với các nhà xã hội học trước đây, Giddens đã nghiên cứu xã

24

hội học một hướng riêng và ông đã đưa ra lý thuyết hóa. Khái niệm cơ cấuhoá được Giddens sử dụng để chỉ quá trình phát sinh, vận động và tái tạo các hệ thống của mối tương tác xã hội thông qua “tính hai mặt của xã hội”. Cơ cấuhoá là quá trình tổng tích hợp các quy tắc xã hội và các nguồn lực xã hội mà con người vừa tạo ra và vừa sử dụng trong đời sống. Theo Anthony Giddens, cơ cấu gồm các quy tắc và các nguồn lực được sử dụng trong quá trình tái tạo các hệ thống xã hội. Các quy tắc cho biết con người phải làm gì và làm như thế nào khi tương tác xã hội, còn nguồn lực vật chất-tinh thần giúp con người đạt được mục đích của họ. Luận điểm cốt lõi nhất của lý thuyết cấu trúc hoá là con người với tư cách là những hành thể-diễn viên, người hành động luôn tái tạo ra các xã hội, đồng thời hành động của họ bị xã hội quy định. Lý thuyết hoá nhấn mạnh tính chất hai mặt của hành động người và xã hội cũng như nói đến quá trình chuyển hoá và tái tạo lẫn nhau của chúng. Bên cạnh đó, thuyết hoá còn bổ sung khái niệm “hội nhập xã hội” để chỉ sự tương tác trong hệ thống xã hội và khái niệm

“hội nhập hệ thống” chỉ sự hội nhập giữa các hệ thống xã hội; sự khác biệt giữa “mâu thuẫn xã hội” và “mâu thuẫn hệ thống”. Theo Giddens, gồm các quy tắc và các giá trị được sử dụng trong quá trình tái tạo các hệ thống xã hội. Các quy tắc cho biết con người phải làm gì và làm như thế nào khi tương tác xã hội, còn các nguồn lực vật chất- tinh thần giúp cho con người đạt được mục đích của họ[29].

Có thể nói, luận điểm của A.Giddens đã cho thấy rằng, con người là chủ thể tạo ra chuẩn mực, các quy tắc, quy định và để rồi, các quy định này tạo ra khuôn mẫu hành vi, buộc cá nhân ứng xử phù hợp với nó. Ở một xã hội nhất định, các cá nhân phải tuân thủ một cách nghiêm túc các quy định của xã hội đó. Điều này được vận dụng trong lý giải hành động của cán bộ khối đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín rằng, cơ chế chính sách cán bộ của địa phương, yêu cầu nhiệm vụ công việc của cán bộ công chức của địa phương đối với năng lực, trình độ, phẩm chất của người cán bộ khối đoàn thể cấp xã càng cao thì đòi hỏi họ phải tự phấn đấu và nỗ lực vươn lên để có thể đáp ứng được yêu cầu đó, nếu không họ sẽ bị lạc hậu, thậm chí phải rời bỏ cuộc chơi. Đồng thời, trong bối cảnh hiện nay, địa phương cũng tạo điều kiện để cho cán bộ đoàn thể có thể tự do phát triển, thể hiện năng lực và cơ hội đào tạo nhằm tái tạo một được hoàn thiện hơn.

25

Như vậy, vận dụng hướng tiếp cận của A. Giddens đã góp phần lý giải một cách thỏa đáng về hành động, việc làm của cán bộ khối đoàn thể cấp xã, khi họ tham gia vào một xã hội nhất định; đồng thời, cũng lý giải về sự biến đổi xã hội của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín.

Tiểu kết chương 1

Nói tóm lại, khi nghiên cứu cơ cấuxã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã ở huyện Thường Tín, Hà Nội, cả quan điểm của Hồ Chí Minh, sự vận dụng sáng tạo của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ đã giúp nhìn nhận và lý giải một số vấn đề nhất định. Cách tiếp cận lý thuyết cơ cấu- chức năng mà đại diện là hướng nghiên cứu lý thuyết cơ cấuxã hội vĩ mô của P.Blau giúp nhận diện và giải thích khá rõ về cơ cấuxã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã ở huyện Thường Tín.

Theo đó, cách tiếp cận này sẽ có khả năng giúp nhận diện cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ, thông qua các đặc điểm định danh và mức độ. Đồng thời, còn lý giải về sự gắn kết giữa cán bộ, nhằm duy trì một xã hội ổn định và bền vững. Bên cạnh đó, giúp lý giải mối liên hệ giữa hành động của cán bộ, với các quy tắc, yêu cầu của cơ quan, tổ chức ở địa phương và từ đó cho thấy, sự biến đổi xã hội của đội ngũ cán bộ khối đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới của địa phương.

Một phần của tài liệu Cơ cấu xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)