Thực trạng về cơ cấu xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã của huyện Thường Tín

Một phần của tài liệu Cơ cấu xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội (Trang 37 - 61)

Chương 2.THỰC TRẠNG CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ KHỐI ĐOÀN THỂ CẤP XÃ HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI

2.2. Thực trạng về cơ cấu xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã của huyện Thường Tín

Huyện Thường Tín có 28 xã và 01 thị trấn được phân loại và giao chỉ tiêu định biên cán bộ đoàn thể, Tổng số lượng cán bộ khối đoàn thể được giao 232 người. Trong

31

đó cán bộ chuyên trách là 116 người và cán bộ không chuyên trách là 116 người. Cán bộ chuyên trách giữ vị trí Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Hội Phụ nữ hoặc Bí thư Đoàn Thanh niên của xã, phường, thị trấn.

Từ kết quả khảo sát, tác giả có một số nét mô tả về thực trạng cơ cấu xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín như sau:

2.2.1. Cơ cấu xã hội giới tính, dân tộc, tôn giáo và xuất thân của đội ngũ cán bộ đoàn thể huyện Thường Tín

Giới tính, dân tộc, tôn giáo, xuất thân là một trong những cơ cấu xã hội cơ bản trong hệ thống xã hội. Hầu hết khi nghiên cứu về các nhóm xã hội, một khách thể nghiên cứu xác định thì đây đều là những thông tin nhân khẩu học không thể thiếu. Khi nghiên cứu về cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã thuộc huyện Thường Tín cũng vậy. Bởi đây là một trong những tiêu chí không thể thiếu khi chọn lựa, tuyển dụng và quy hoạch cán bộ,

Cơ cấu giới tính của đội ngũ cán bộ đoàn thể huyện Thường Tín

Cơ cấu giới tính của đội ngũ cán bộ là thông tin đánh giá việc thực hiện mục tiêu đảm bảo bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực chính trị. Thực hiện bình đẳng giới trong chính trị là việc bằng các hoạt động tăng tỷ lệ phụ nữ tham gia những vị trí ra quyết định sẽ tạo cơ hội cho phụ nữ được nói tiếng nói đại diện của giới mình; được phát huy trình độ năng lực, kinh nghiệm;

được thể hiện quan điểm trong các chương trình, chính sách về các lĩnh vực khác nhau. Khi tại các vị trí ra quyết định, sự chênh lệch giữa số lượng nam và nữ càng lớn thì càng cho thấy định kiến giới của vùng ấy còn khá nặng nề.

Theo kết quả khảo sát, trong tổng số 232 cán bộ đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín, thì chiếm đa số là nam giới với 61,6% (tương đương với 143 người), nữ giới chỉ chiếm 38,4% tương đương với 89 người. Như vậy về cơ cấu giới tính trong đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp cơ sở ở huyện Thường Tín có sự chênh lệch khá lớn giữa nam và nữ, Số lượng cán bộ nam chuyên trách và không chuyên trách cao gấp hơn 1,6 lần so với cán bộ nữ. Số liệu này khá tương xứng với cơ cấu giới tính

32

thành viờn cỏc đoàn thể, khi cú tới ắ đoàn thể (Hội Cựu chiến binh, Hội Nụng dõn và Đoàn Thanh niên) có số nam giới chiếm đa số.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giới tính theo mỗi đoàn thể (Đơn vị:%)

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2016

Biểu đồ 2.1 cho ta thấy, chỉ duy nhất Hội Phụ nữ là đoàn thể có tỷ lệ cán bộ nữ tuyệt đối (100%), còn lại 3 đoàn thể khác đều có số cán bộ nam giới cao hơn nữ.

Trong số đó, tỷ lệ nam nắm giữ vị trí đứng đầu hội, đoàn thể cao nhất là ở Hội Cựu chiến binh (chiến 100%), tiếp đến là Hội Nông dân (81%) và Đoàn Thanh niên (65,5%). Điều này khá dễ giải thích, là do những đặc trưng về điều kiện khi kết nạp thành viên của các đoàn thể này, khiến cho cơ cấu giới tính có sự chênh lệch lớn giữa nam giới và nữ giới,

Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội bảo vệ quyền lợi cho chị em phụ nữ và trẻ em gái, nên thành viên của Hội đều là các chị, em phụ nữ.

Ngược lại, Hội Cựu chiến binh có thành viên là những cựu quân nhân, cựu chiến binh, trong số đó, phần lớn là nam giới. Tuy nhiên, riêng Hội Nông dân và Đoàn Thanh niên là những đoàn thể có quy định kết nạp thành viên không phân biệt nam nữ. Song, các tổ chức chính trị - xã hội này vẫn có số lượng nam giới cao hơn rất nhiều so với nữ giới, cụ thể Hội Nông dân có 81%, Đoàn Thanh niên có 65,5% cán bộ là nam giới,

33

Qua các phỏng vấn sâu để giải thích thêm về điều này, tác giả nhận thấy vấn đề chênh lệch tỷ lệ nam nữ trong cơ cấu tổ chức đoàn thể liên quan đến định kiến giới, tức là quan niệm khác biệt về vai trò giữa nam và nữ khi tham gia các hoạt động xã hội. Trong đó, ngoài Hội Phụ nữ là đoàn thể được “gắn” với các chị em phụ nữ. Những tổ chức khác, dù việc kết nạp thành viên không phân biệt nam nữ, song số lượng nam giới tham gia vẫn nhiều hơn,

Cũng theo một số ý kiến của cán bộ lãnh đạo cấp xã, khi cân nhắc vị trí lãnh đạo các đoàn thể, trừ Hội Phụ nữ thì họ cũng nhận thấy nam giới làm tốt hơn phụ nữ. Bởi nhiều lí do như: Nhiều chị em phụ nữ bận việc gia đình, mà công việc đoản thể bận bịu, nhiều khi cũng bất kể thời gian đêm ngày, nên yêu cầu lãnh đạo là những người dùng hết tâm, sức, thời gian cho các hoạt động và điều này theo họ thì nam giới sẽ làm tốt hơn. Cộng thêm là vấn đề uy tín nam giới trong cộng đồng được đề cao hơn, trong khi công việc các đoàn thể thường liên quan đến việc vận động, thuyết phục, tuyên truyền nên lãnh đạo đoàn thể là nam giới có hiệu quả công việc tốt hơn nữ giới.

“Công việc của các đoàn thể bất kể đêm ngày, Nhiều khi có gia đình gây bạo lực gia đình, đêm cũng gọi Hội Phụ nữ, gọi Hội Cựu chiến binh, Bởi vậy cần những người luôn sẵn sàng tinh thần ứng biến, Nhiều chị, em bận rộn việc gia đình nên khi tham gia cũng hạn chế, Thêm nữa, đối với những việc để đi từng nhà thuyết phụ, vận động thì các bác là nam giới cũng được người dân lắng nghe, phản hồi nhẹ nhàng hơn, Nhiều khi chính người dân có tâm lý định kiến giới, chúng tôi cũng cân nhắc nam giới hơn,” (PVS, nam, 45 tuổi)

Cơ cấu dân tộc, tôn giáo và xuất thân của đội ngũ cán bộ đoàn thể của huyện Bên cạnh giới tính, thông tin về dân tộc, tôn giáo và xuất thân cũng là cơ cấu xã hội cơ bản về một nhóm xã hội, Đối với cán bộ, nhân viên nhà nước thì các yếu tố này càng quan trọng hơn. Mặc dù, theo quy định Luật pháp thì mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, xuất thân. Song trong nhiều trường hợp để xét điều kiện khi thi công chức, khi tuyển dụng, khi xét thành tích hoặc thăng tiến, các yếu tố này cũng trở thành những chỉ báo quan trọng. Ví dụ,

34

trong công tác cán bộ, những cán bộ là người dân tộc thiểu số được nhận chế độ ưu tiên riêng biệt theo quy định, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ là người dân tộc thiểu số.

Huyện Thường Tín là huyện ngoại thành của thủ đô Hà Nội, là vùng đồng bằng Bắc Bộ, hầu hết dân số là người Kinh, nên 100% đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp cơ sở cũng là người Kinh. Không có cán bộ đoàn thể nào là người dân tộc thiểu số, Bởi vậy cơ cấu xã hội về dân tộc của cán bộ đoàn thể cấp xã không có sự đa dang, khi phần lớn đều là người Kinh,

Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì tại các xã, phường, trị trấn thuộc huyện Thường Tín hầu như không có người dân tộc thiểu số. Mặt khác, nếu có thì so với người dân tộc khác, người dân tộc Kinh vẫn có nhiều lợi thế trong việc ứng cử, giữ các chức vụ, vị trí cán bộ đoàn thể.

Về xuất thân, phần lớn đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp cơ sở huyện Thường Tín có hoàn cảnh xuất thân từ thành phần nông dân, là lao động trong lĩnh vực nông – lâm ngư nghiệp. Tiếp đó là 18,5% cán bộ đoàn thể xuất từ gia đình công nhân làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, 6,9%

là gia đình cán bộ đoàn thể. Những số liệu này khá phù hợp với đặc điểm xuất thân của đội ngũ cán bộ cơ sở trong hệ thống chính trị, khi phần lớn xuất thân từ tầng lớp nông dân. Điều này dễ hiểu, khi huyện Thường Tín có cơ cấu lao động trước kia chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

Bảng 2.1: Cơ cấu xã hội về hoàn cảnh xuất thân của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín

Hoàn cảnh xuất thân Số lượng (Người) Tỷ lệ (%)

Nông dân 173 74,6

Cán bộ đoàn thể 16 6,9

Công nhân 43 18,5

Khác 0 0

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2016

35

Về tôn giáo, hầu hết (94%) cán bộ đoàn thể cấp xã của Thường Tín đều không theo tôn giáo, chỉ có 6% trong đó theo tôn giáo, cụ thể 4,7% theo đạo Phật và 1,3% theo Thiên chúa giáo.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tôn giáo của cán bộ đoàn thể cấp xã (Đơn vị:%)

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2016

Cơ cấu tôn giáo trong đội ngũ cán bộ đoàn thể như vậy là khá hợp lý, do những đặc thù các nhiệm vụ, công việc của những cán bộ đoàn thể. Cụ thể, theo nhiều ý kiến của các cán bộ lãnh đạo, dù theo quy định Nhà nước không phân biệt về giới tính, xuất thân, tôn giáo trong việc thi tuyển công chức, cán bộ. Song, cán bộ đoàn thể là những người thường đảm nhiệm các công tác tuyên truyền, vận động...

để tránh các yếu tố tôn giáo nhạy cảm, tránh sự xung đột về quan điểm giữa các tôn giáo khác nhau thì xu hướng, thường lựa chọn những người không theo tôn giáo.

Tuy tỷ lệ cán bộ các đoàn thể theo tôn giáo là khá thấp, song nó cũng phản ánh phần nào sự đa dạng về xuất thân, thành phần tôn giáo trong đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. Phản ánh quan điểm, tư tưởng của Đảng về bình đẳng, công bằng xã hội, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dân tộc.

Như vậy với một vài thông tin ban đầu, ta có những nét phác họa đầu tiên về đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp cơ sở thuộc huyện Thường Tín đó là: Phần lớn là nam giới, 100% cán bộ là người Kinh, có hoàn cảnh xuất thân từ nông dân, công nhân, công chức nhà nước và hầu hết là không theo bất kỳ loại tôn giáo này. Các cơ cấu xã hội cơ bản của cán bộ đoàn thể gần giống với nhiều kết quả nghiên cứu về đội

36

ngũ cán bộ đoàn thể ở các tỉnh đồng bằng. Cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể cũng khá tương đồng với tình hình kinh tế -xã hội, nên giúp cho các cán bộ đoàn thể thực hiện các nhiệm vụ ở cơ sở thuận lợi hơn.

2.2.2. Cơ cấu xã hội về tuổi và số năm làm việc

Tuổi tác và số năm kinh nghiệm làm việc là một trong những tiêu chí quan trọng để xét thi đua, thành tích khen thưởng, bầu cử, ứng cử và thăng tiến nghề nghiệp của từng cán bộ đoàn thể nhà nước. Đó l tiêu chí để đánh giá kinh nghiệm công tác, cũng như năng lực làm việc, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, công việc của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp cơ sở.

Nếu trong cơ cấu xã hội về độ tuổi, số năm kinh nghiệ, mà hầu hết là cán bộ lớn tuổi phản ánh đội ngũ cán bộ đó là những người có công tác lâu năm, giàu kinh nghiệm song tính năng động cũng ít nhiều bị hạn chế. Đồng thời lứa tuổi thấp, phản ánh sự hạn chế về kinh nghiệm công tác, song cũng là tiêu chí phản ánh sự phát triển, năng động sáng tạo của lớp cán bộ đoàn thể trẻ tuổi.

Qua khảo sát, kết quả thu được cho biết, cán bộ đoàn thể ở có cơ cấu độ tuổi khá đa dạng, thấp nhất từ 22 tuổi đến cao nhất là 54 tuổi. Điều này phản ánh đội ngũ cán bộ đoàn thể vừa có những cán bộ chủ chốt, công tác lâu năm, giàu kinh nghiệm, và đồng thời có những nhân tố mới, năng động và sáng tạo.

Độ tuổi trung bình của cán bộ đoàn thể cấp xã khá cao là 39,1 tuổi. Trong đó độ tuổi trung bình cao nhất là các cán bộ của Hội Cựu chiến binh với 51,2 tuổi, tiếp đến Hội Nông dân 44,8 tuổi, Hội Phụ nữ (34,6 tuổi) và độ tuổi trung bình trẻ nhất là cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cấp cơ sở là 25,6 tuổi. Độ tuổi này tương ứng và phản ánh đúng với với cơ cấu thành viên của từng đoàn thể. Như Hội Cựu chiến binh thành viên là những cựu quân nhân nên tuổi trung bình thường cao.

Trong khi, ngược lại, Đoàn Thanh niên thành viên kết nạp là học sinh, thanh niên có thành tích rèn luyện tốt, nên tuổi đời còn trẻ, từ 15 đến 30 tuổi. Nên cán bộ phụ trách cũng là người có độ tuổi trẻ hơn so với các đoàn thể khác.

Về số năm kinh nghiệm làm việc hay tuổi tham gia công tác hội, đoàn thể, có sự khác biệt giữa các đoàn thể. Tuổi công tác hội là thời gian tính từ thời điểm cán

37

bộ đó tham gia như là thành viên của hội, đoàn thể. Tuổi tham gia công tác hội đánh giá kinh nghiệm làm việc của cán bộ đó.

Bảng 2.2: Cơ cấu xã hội về số năm tham gia công tác hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã (Tỷ lệ:%)

Tuổi tham gia công tác hội ( %)

<5 5 - 10 >10

Hội Nông dân 25,9 43,1 31,0

Hội Phụ nữ 22,4 46,6 31,0

Đoàn Thanh niên 72,4 24,1 3,4

Hội Cựu chiến binh 20,7 43,1 36,2

Tổng số 35,3 39,3 25,4

Nguồn: Kết quả khảo sát, 2016

Tác giả đã nhóm tuổi tham gia công tác hội của các cán bộ đoàn thể, chia thành 3 khoảng. Đối với khoảng dưới 5 năm tuổi kinh nghiệm hoạt động đoàn thể, có 82 cán bộ đoàn thể chiếm 35,3% trong khoảng tuổi này. Nhóm cán bộ đoàn thể trong khoảng từ 5 đến dưới 10 tuổi là đông nhất chiếm 39,3% (91 người), và những cán bộ đoàn thể cấp xã có trên 10 tuổi tham gia công tác hội là 59 người, tương đương 25,4%. Như vậy, cơ cấu tuổi tham gia công tác hội khá là đồng đều trong khoảng từ 5 đến trên 10 năm kinh nghiệm.

Từng các đoàn thể thì Hội Cựu chiến binh là đoàn thể có 36,2% cán bộ có số năm tham gia công tác hội là lâu nhất, trên 10 năm tiếp đến là Hội Phụ nữ với 31%

số cán bộ có hơn 10 năm kinh nghiệm. Nhìn chung, thì Đoàn Thanh niên là đoàn thể có độ tuổi cán bộ thấp nhất và số năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đoàn thể cũng thấp hơn so với cán bộ hội, đoàn thể khác. Cụ thể, có tới 72,4 % cán bộ Đoàn Thanh niên có kinh nghiệm tham gia công tác hội dưới 5 năm. Điều này có sự tỷ lệ thuận với độ tuổi của cán bộ đoàn thể. Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ không có giới hạn nhiều về độ tuổi cao nhất, nên các cán bộ có tâm huyết gắn bó với công tác đoàn thể và tính cơ động (thay đổi cơ quan thay đổi vị trí việc làm) cũng thấp hơn. Mặt khác, Đoàn Thanh niên có giới hạn độ tuổi dưới 30 tuổi,

38

nên cơ cấu cán bộ trẻ nên, tính biến động khá cao. Nguyên nhân là do cán bộ chuyển công tác, hoặc do cơ quan luân chuyển, cân nhắc cán bộ Đoàn Thanh niên sang giữ những chức vụ khác.

“Các cán bộ ở Hội Cựu chiến binh, hay Hội Nông dân thì kinh nghiệm hoạt động đoàn thể bao giờ cũng cao. Các bác cũng lớn tuổi nên việc cân nhắc để thăng tiến hay cơ hội học tập để nâng cao trình độ chuyên môn sẽ không được ưu tiên, và thường nhường lại cho cán bộ trẻ bên Đoàn Thanh niên hoặc Hội Phụ nữ”, (PVS, 47 tuổi)

Như vậy cơ cấu xã hội về độ tuổi của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín phản ánh cơ cấu tuổi khá già, khi tuổi trung bình 39,1 tuổi. Cơ cấu về số tuổi/năm tham gia công tác hội cũng khá cao và số lượng tương đối đồng đều, không có sự chênh lệch quá cao giữa các nhóm tuổi. Song, giữa các đoàn thể thì có sự khác biệt về độ tuổi, trong đó Đoàn Thanh niên có đội ngũ cán bộ trẻ hơn cả, tính năng động (thay đổi cơ quan, thay đổi vị trí) cũng cao hơn nên số năm kinh nghiệm công tác hội giảm đi. Số liệu về tuổi tác và số năm làm việc phản ánh, đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp cơ sở ở huyện Thường Tín là những người hoạt động đoàn thể lâu năm, nên có khả năng tích lũy kinh nghiệm làm việc. Song điều đó càng bổ sung cơ sở cho luận điểm: Cán bộ đoàn thể không thuộc khối bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng- đoàn thể, nên khả năng thăng tiến, thay đổi vị trí việc làm thấp hơn rất nhiều so với cán bộ đoàn thể khác.

2.2.3. Cơ cấu xã hội về trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng- Đoàn thể

Với tính chất công việc đoàn thể (chủ yếu là các hoạt động hội họp vận động, tuyên truyền…), nên không yêu cầu quá cao về trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ,… Tuy nhiên, với vị trí cán bộ chuyên trách, cũng cần phải đáp ứng các tiêu chí nhất định về: Trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, khóa bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng- đoàn thể, chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm làm việc, phẩm chất, đạo đức, nhân cách…

Một phần của tài liệu Cơ cấu xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội (Trang 37 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)