Các yếu tố tác động đến cơ cấu xã hội của đội ngũi cán bộ đoàn thể cấp xã

Một phần của tài liệu Cơ cấu xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội (Trang 61 - 78)

Chương 3.CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ ĐOÀN THỂ CẤP XÃ Ở HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI

3.1. Các yếu tố tác động đến cơ cấu xã hội của đội ngũi cán bộ đoàn thể cấp xã

3.1.1. Cơ chế, chính sách trong công tác cán bộ đoàn thể cấp xã

Chính sách cán bộ là hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đối với đội ngũ cán bộ đoàn thể; là công cụ và các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ cách mạng. Chính sách cán bộ bao gồm: chính sách đào tạo- bồi dưỡng, chính sách sử dụng và quản lý cán bộ, chính sách đảm bảo lợi ích và động viên tinh thần cán bộ... Chính sách cán bộ là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Chính sách cán bộ là do con người tạo ra, nhưng đồng thời chính sách cán bộ lại tác động mạnh mẽ đến hoạt động của hệ thống đoàn thể và đội ngũ cán bộ. Chính sách cán bộ có thể mở đường, là động lực thúc đẩy tính tích cực, khả năng sáng tạo, nhiệt tình, trách nhiệm của mỗi cán bộ đoàn thể, nhưng cũng có thể kiềm hãm những hoạt động, làm thui chột tài năng, sáng tạo của họ. Vì vậy, có thể khẳng định rằng cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã chịu sự quy định trực tiếp bởi thống chính sách cán bộ.

Khi nói về cơ chế chính sách tác động như thế nào đối với cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã cần phải tính đến bộ Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ đoàn thể

55

cấp xã được quy định tại Quyết định số 04/QĐ-BNV ngày 16 tháng 1 năm 2004 và Thông tư số 06/2012 TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ.

Bảng 3.1: Tiêu chuẩn cán bộ đoàn thể cấp xã theo các vị trí, chức danh

T T

Chức danh

Tiêu chuẩn cụ thể Tuổi đời Học

vấn LLCT CM, NV

QLNN Cán bộ chuyên trách

1 Bí thư Đoàn thanh niên

<35tuổi giữ chức vụ

lần đầu

THPT SC

trở lên

TC trở lên

Chứng chỉ

2 Chủ tịch Hội Nông dân <45 giữ chức vụ

lần đầu THPT TC

trở lên

TC trở lên

Chứng chỉ

3 Chủ tịch Hội Phụ nữ

<50 nam, <45 nữ giữ chức vụ

lần đầu

THPT TC

trở lên

TC trở lên

Chứng chỉ

4 Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh

<50 nam, <45 nữ giữ chức vụ

lần đầu

THPT TC

trở lên

TC trở lên

Chứng chỉ Cán bộ không chuyên trách

5 Phó Bí thư Đoàn thanh niên

<32 giữ chức vụ

lần đầu THPT SC

trở lên

TC trở lên

Chứng chỉ 6 Phó Chủ tịch Hội Nông

dân

<45 giữ chức vụ

lần đầu THPT SC

trở lên

TC trở lên

Chứng chỉ 7 Phó Chủ tịch Hội Phụ

nữ

<45 giữ chức vụ

lần đầu THPT SC

trở lên

TC trở lên

Chứng chỉ 8 Phó Chủ tịch Hội Cựu

Chiến binh

<45giữ chức vụ

lần đầu THPT SC

trở lên

TC trở lên

Chứng chỉ Nguồn: Bộ Nội vụ [4]

Nếu căn cứ vào bộ tiêu chuẩn này và thực tiễn khảo sát phân tích như ở

56

chương 2, có thể khẳng định về cơ bản cơ chế chính sách đối với đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã đang đóng vai trò tác động tích cực. Bằng chứng là phần lớn các tiêu chuẩn do Bộ Nội vụ ban hành, thì đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã ở huyện Thường Tín đã đạt được vào năm 2015.

Bên cạnh bộ tiêu chí cán bộ đoàn thể cấp xã do Bộ Nội vụ quy định chúng ta cần phải tính đến một số nội dung quan trọng, đóng vai trò ảnh hưởng quyết định đến sự vận động, phát triển cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ cấp xã trên địa bàn huyện Thường Tín. Bao gồm, chính sách tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, sử dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã. Sự tác động này được thể hiện cụ thể ở một số khía cạnh như sau:

Thứ nhất, công tác tuyển dụng cán bộ đoàn thể cấp xã. Kết quả khảo sát ở biểu đồ 3.2 cho thấy, có 62,4% cán bộ đoàn thể cho rằng họ đồng ý với nhận định “cơ hội tuyển dụng vào công tác ở xã ngày càng nhiều”. Điều này cho thấy, công tác tuyển dụng cán bộ đoàn thể xã trên địa bàn huyện đã được thực hiện một cách công khai và dân chủ nhằm đảm bảo cơ hội tham gia tuyển dụng, góp phần bổ sung và hoàn thiện cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể, đặc biệt là cơ cấu xã hội về độ tuổi, thành phần xuất thân và trình độ chuyên môn.

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ ý kiến đánh giá tác động tích cực của cơ chế chính sách trong công tác đào tạo đến cơ cấu xã hội của cán bộ đoàn thể xã (%)

Nguồn: Điều tra xã hội học, 2016

57

Tuy nhiên, điểm hạn chế trong việc thực hiện chính sách tuyển dụng đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã dẫn đến ảnh hưởng chưa tích cực đối với cơ cấu xã hội của nhóm xã hội này chính là chưa tổ chức thi tuyển đầu vào cũng như lựa chọn về chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nay, ở nước ta chưa có quy chế thi tuyển cán bộ đoàn thể cấp xã chung trên toàn quốc, mà việc tuyển chọn cán bộ đoàn thể cấp xã được tiến hành theo quy chế của từng địa phương ban hành, việc ban hành quy chế này thường dựa nhiều vào quy chế tuyển chọn cán bộ đoàn thể chung nên còn nhiều vấn đề chưa hợp lý, vì rõ ràng đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã có những đặc thù riêng như đã phân tích. Chính vì điều đó đã dẫn đến tình trạng, có không ít cán bộ đoàn thể cấp xã chưa được đào tạo qua bất cứ một chuyên môn nào và việc tuyển chọn cũng không đặt ra các tiêu chí bắt buộc là phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao. Do đó, có không ít cán bộ chuyên trách không có trình độ, năng lực phù hợp với đòi hỏi của nhiệm vụ được giao. Như vậy, có thể dẫn đến tình trạng những người yếu kém về năng lực, phẩm chất dễ bị “lọt lưới”; những người thực sự có trình độ chuyên môn và phẩm chất đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sẽ ít có cơ hội trúng tuyển. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã. Dữ liệu phỏng vấn sâu cho biết.

“Việc tuyển chọn cán bộ đoàn thể cấp xã có lúc chưa đảm tính khách quan, trung thực. Nhất là tình trạng “ô dù”, cảm tính, “ê kíp”, bè phải, cục bộ hoặc đưa họ hàng thân thích vào bộ máy đoàn thể cấp xã” (PVS, Nam, 50 tuổi).

Thứ hai, chính sách thu hút cán bộ trẻ về công tác ở lĩnh vực đoàn thể các xã.

Đây là chủ trương khá phù hợp với hoàn cảnh hiện nay bởi lẽ chủ trương này góp phần trẻ hóa và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ đoàn thể xã trên địa bàn huyện Thường Tín. Đội ngũ cán bộ đoàn thể xã sẽ sớm được trưởng thành thông qua thời gian công tác và thử thách trong công việc. Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ đoàn thể trẻ dưới 35 tuổi ở địa phương có xu hướng tăng lên trong nhiệm kỳ 2015-2020. Do đó, khi nghiên cứu trưng cầu về các yếu tố tác động đến cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể xã ở huyện Thường Tín thì có 76% đồng chí với nhận định “sự thay đổi cơ cấu xã

58

hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể (chủ yếu là Đoàn thanh niên và Hội phụ nữ) là do chính sách thu hút đội ngũ trẻ đã tốt nghiệp đại học về công tác”(xem biểu đồ 3.1).

Thứ ba, cơ hội đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn thể cấp xã.Trong thời đại ngày nay, việc học tập, học tập suốt đời, người người học tập, gia đình học tập, xã hội học tập vì sự tồn tại, phát triển của cá nhân, gia đình, của cộng đồng là một tất yếu của xã hội tiến bộ. Đối với cán bộ đoàn thể, điều đó càng là đương nhiên và là điều bắt buộc, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh quá trình đô thị hóa ở địa phương hiện nay.Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng là một hình thức cơ bản, một biện pháp hàng đầu để phát triển về chất lượng trình độ trí tuệ của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã. Nghị quyết trung ương 5 khoá IX nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy đối với cán bộ cơ sở theo hướng đào tạo cơ bản, bồi dưỡng theo chức danh, bảo đảm tính thiết thực”. Thực tiễn đã cho thấy, muốn xây dựng được đội ngũ cán bộ đoàn thể phát huy tốt vai trò tiên phong gương mẫu của mình trong thực hiện nhiệm vụ đoàn thể, trước hết các cấp ủy, chính quyền phải tập trung quan tâm thiết thực đến việc chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục và rèn luyện cán bộ đoàn thể. Do đó, việc mở cơ hội học tập cho đội ngũ cán bộ đoàn thể có ý nghĩa quan trọng đối với sự hoàn thiện và thay đổi cơ cấu xã hội của đội ngũ này. Cơ hội học tập là yếu tố quan trọng để có nhiều cơ hội khác cho bản thân của người cán bộ đoàn thể như nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận đoàn thể, kỹ năng lãnh đạo, quản lý…Từ đó, họ tích cực công tác và nâng cao uy tín của họ đối với nhân dân, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ đoàn thể được lãnh đạo phân công. Do đó, có đến 69,7% cán bộ đoàn thể cho rằng họ

“rất hài lòng và hài lòng” với các khóa đào tạo/ tập huấn nghiệp vụ ở đơn vị.

Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn thể cấp xã cũng có những hạn chế nhất định đối với cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã trên địa bàn huyện Thường Tín. Chẳng hạn, nghiên cứu cho thấy vẫn còn tình trạng xảy ra đối với số cán bộ chuyên trách khối đoàn thể cấp xã, sau mỗi lần bầu cử tuy được bồi dưỡng, đào tạo nhưng các kiến thức họ thu nhận được không đầy đủ, hệ thống, vì chủ yếu là chỉ qua các lớp bồi dưỡng ngắn ngày, và cũng chưa được quan tâm đúng mức. Hơn thế nữa, đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã lại thường biến động qua mỗi lần bầu cử. Bên

59

canh đó, do quan niệm chưa đúng vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ cấp xã, cho rằng nếu đưa đi đào tạo khi về công tác không trúng cử thì lãng phí nên công tác đào tạo cán bộ cấp xã chưa được quan tâm đúng mức. Thông thường cứ chờ sau khi bầu cử xong, cán bộ đoàn thể xã trúng cử mới được đưa đi đào tạo, bồi dưỡng. Điều này làm cho không ít cán bộ đoàn thể cấp xã chưa yên tâm trong công tác, không có ý chí quyết tâm học tập nâng cao trình độ...Đây là một trong những nguyên nhân làm cho cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã chưa đáp ứng được với yêu cầu của địa phương.

“Trong thực tế, việc đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều mặt hạn chế, tình trạng người cần đi học thì không đi học, không được cử đi học và không có chỗ để học; người không cần đi học lại được cử đi học, tự đi học, chuyên môn học không phù hợp với công việc của mình gây ra sự lãng phí không nhỏ”(PVS Nam cán bộ, 50 tuổi)

“Đã có khá tình trạng cán bộ cấp xã học xong không bố trí được công tác, phải nghỉ việc. Ngoài lãng phí tiền của, cái lãng phí lớn nhất là mất công đào tạo mà không làm tăng được số cán bộ có trình độ học vấn đáp ứng nhu cầu xã hội đang đặt ra”

(PVS Nam, 50 tuổi).

Thứ tư, chế độ chính sách, đãi ngộ cán bộ đoàn thể cấp xã. Thực tế cho thấy, đời sống và thu nhập của cán bộ đoàn thể xã còn thấp, nếu giải quyết được hài hòa lợi ích vật chất và tinh thần cho họ thông qua các chính sách, chế độ, thì cán bộ đoàn thể xã mới yên tâm tập trung cho công tác, giảm bớt sự ràng buộc, phụ thuộc vào kinh tế gia đình. Kết quả khảo sát cho thấy, chỉ có 30% cán bộ đoàn thể xã hài lòng với mức thu nhập hiện tại của họ. Thu nhập thấp là yếu tố khiến cho họ thiếu sự an tâm công tác và ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc. Sâu xa hơn là, nó tác động đến sự ổn định của cơ cấu xã hội trong đội ngũ cán bộ đoàn thể xã. Bởi lẽ, theo lý giải của những người tham gia khảo sát cho rằng, thu thập thấp, chế độ đãi ngộ hạn chế sẽ khiến cho cơ hội đầu tư trong việc học tập nâng cao trình độ hạn chế, dẫn đến năng lực công tác yếu kém và khó phát hiện ra những cá nhân trẻ tiêu biểu để quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm. Điều này đã được củng cố bằng kết quả khảo sát rằng, có 81,6% đã đồng ý với nhận định “đời sống của cán bộ đoàn thể ngày cải thiện nên họ quan tâm đến nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận đoàn thể hơn”. Vì thế, chính sách đãi ngộ vật chất, động

60

viên tinh thần một cách hợp lý và thỏa đáng là một nhân tố quan trọng góp phần làm trong sạch đội ngũ, giúp đội ngũ cán bộ đoàn thể xã không tham nhũng, lãng phí tiền bạc và công sức của nhân dân. Đó cũng là nhân tố làm tăng cường ý thức trong dân, phục vụ dân, bởi họ hiểu chính sách, chế độ mà họ được hưởng là tiền của công sức của nhân dân đóng góp. Chính sách đãi ngộ về vật chất và động viên tinh thần còn là yếu tố quan trọng để đoàn kết, tập hợp rộng rãi các cán bộ đoàn thể, trọng dụng những người có đức, có tài trong và ngoài Đảng tham gia các hoạt động ở cơ sở, để họ đóng góp vào công việc chung của đất nước. Tuy nhiên, nghiên cứu định tính cho biết, tiền lương và chế độ đãi ngộ đang trở thành một rào cản lớn, có tác động tiêu cực đến cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể cấp xã.

“Tiền lương là vấn đề hết sức nhạy cảm và có vai trò quan trọng trong việc khơi dậy, khích lệ khả năng cống hiến, sự tận tâm, tận trí với công việc và sự gắn bó lâu dài với cơ quan của cán bộ đoàn thể cấp xã. Nhưng thực tế lại đang cho thấy, cơ chế trả lương của chúng ta hiện còn đang bị chi phối theo hình thức ngạch, bậc cứng nhắc mà chưa có sự linh hoạt trong trả lương, đặc biệt là trả lương theo sự cống hiến của cán bộ đoàn thể đã gây ra sự kém hiệu quả trong hoạt động của bộ máy nhà nước cấp xã”

(PVS Nữ cán bộ, 38 tuổi, lãnh đạo đoàn thể huyện).

Như vậy, các bằng chứng định lượng và định tính trên đã góp phần củng cố về tính phù hợp của giả thuyết nghiên cứu rằng, “cơ chế chính sách trong công tác cán bộ có tác động mạnh đến cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể xã ở huyện Thường Tín hiện nay”.

3.1.2. Yêu cầu nhiệm vụ đoàn thể của địa phương trong tình hình mới

Theo Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ ngày 1-8-2008, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số 6.232.940 người với 29 đơn vị hành chính cấp huyện (bao gồm 10 quận, 19 huyện, 1 thị xã). Theo đó, huyện Thường Tín trước đây thuộc tỉnh Hà Tây thì hiện nay, đã trực thuộc thành phố Hà Nội. Sự thay đổi về địa giới

61

hành chính đã tác động không nhỏ đến sự hoàn thiện và thay đổi cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể. Bởi lẽ, lúc này đây, yêu cầu nhiệm vụ đoàn thể của địa phương trong tình hình mới đặt ra nhiều vấn đề buộc đội ngũ cán bộ đoàn thể xã ở địa phương cũng phải tự hoàn thiện và có những đổi thay để phù hợp hoàn cảnh kinh tế- xã hội.

Vì thế, nghiên cứu đã trưng cầu ý kiến về các yếu tố tác động đến đổi cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể xã. Kết quả khảo sát đã có tới 94,0% người tham gia trả lời đồng ý với nhận định “yêu cầu nhiệm vụ đoàn thể của địa phương ngày càng cao tác động đến cơ cấu xã hội của đội ngũ này”. Thực tế cho thấy, quá trình đô thị hóa nông thôn ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín diễn ra ngày càng nhanh và kéo theo đó là có hàng loạt các vấn đề xã hội cần được cán bộ đoàn thể ở địa phương tham gia giải quyết. Tình hình này đã đưa ra yêu cầu đội ngũ cán bộ đoàn thể xã phải tự ý thức nâng cao trình độ và năng lực công tác, trau dồi kỹ năng vận động thuyết phục để giải quyết những vấn đề xã hội, đoàn thể đang đặt ra.

Một yêu cầu khác cũng buộc cơ cấu xã hội của đội ngũ cán bộ đoàn thể phải tự hoàn thiện và thay đổi một cách tích cực, đặc biệt là cơ cấu xã hội về các loại trình độ.

Đó chính là “sức ép từ trình độ, sự hiểu biết của người dân ngày càng cao về chính sách, chủ trương” và kết quả khảo sát đã có 75,1% cán bộ đoàn thể cho rằng, chính vì sức ép này mà yêu cầu họ phải tự nâng cao trình độ và năng lực công tác để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đoàn thể ở địa phương. Theo họ lý giải, trình độ hiểu biết của người dân địa phương hiện nay đối với các chính sách, chủ trương rất tốt và họ đòi hỏi rất cao đối với người cán bộ đoàn thể xã. Do đó, để có thể tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân tham gia hoạt động địa phương hoặc thực hiện chính sách thì người cán bộ đoàn thể phải có đủ bản lĩnh về đoàn thể, nắm vững về chuyên môn và một số kỹ năng cần thiết.

Ngoài ra, yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới cũng đòi hỏi nhiều cán bộ đoàn thể năng động, sáng tạo và am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ mới. Để đáp ứng yêu cầu này, không chỉ cán bộ đoàn thể có trình độ chuyên môn giỏi mà còn đòi hỏi phải có độ dẽo dai, năng động của đội ngũ cán bộ trẻ. Thực tế thống kê đội ngũ cán bộ chuyên trách ở nhóm tuổi dưới 35 tăng lên 12 đồng chí của nhiệm kỳ 2011-2015 lên

Một phần của tài liệu Cơ cấu xã hội cán bộ khối đoàn thể cấp xã huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội (Trang 61 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)