Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.3.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Vĩnh Phúc là một tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng, Việt Nam; liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài. Tỉnh có 3 vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi với 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện. Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.100.838 người. Hệ thống giao thông trong tỉnh bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhờ vậy, từ một tỉnh nghèo, Vĩnh Phúc đã vươn lên là một trong 10 tỉnh có nguồn thu công nghiệp cao nhất cả nước. Song bên cạnh đó Vĩnh Phúc cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong công tác dân số, trong đó có tình trạng mất cân bằng GTKS. Từ năm 2012 Vĩnh Phúc đã lọt vào tốp 10 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất cả nước. Hiện tại tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của Vĩnh Phúc đang ở mức báo động. Theo số liệu chính thức của Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết, TS GTKS ở Vĩnh Phúc tăng nhanh từ 109 bé trai/100 bé gái năm 2003, năm 2008 là 115/100, năm 2012 là 115,35/100 và năm 2013 tỷ số này vẫn khá cao 115,9/100. Tình trạng mất cân bằng GTKS xảy ra ở tất cả 9 huyện, thị và thành phố trong tỉnh. Đặc biệt, ở các địa phương như: huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Lạc, Tam Dương, Sông Lô, thị xã Phúc Yên...
Huyện Vĩnh Tường
Huyện Vĩnh Tường nằm ở phía tây nam của tỉnh Vĩnh Phúc: phía đông giáp huyện Yên Lạc; phía tây giáp tỉnh Phú Thọ (thành phố Việt Trì) và thành phố Hà Nội (huyện Ba Vì); phía nam giáp thành phố Hà Nội (huyện Ba Vì, Phúc Thọ và thị xã Sơn Tây); phía bắc giáp thành phố Vĩnh Yên và huyện Lập Thạch.Toàn huyện có 29 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn và 26 xã.
23
Là một huyện đồng bằng, nên Vĩnh Tường có quy mô dân số lớn so với các huyện khác trong tỉnh: 196.886 người, trong đó: dân số đô thị: 26.031 người, dân số nông thôn: 170.855 người; mật độ dân số tương đối cao: 1388 người/km2.
So với các địa phương khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Tường là một trong những “điểm nóng” về tỷ lệ sinh con thứ 3 và mất cân bằng GTKS, có xu hướng tăng lên trong 2 năm gần đây: TS GTKS năm 2014 là 105,53/100. Nhưng đến năm 2015, toàn huyện có hơn 3.830 trẻ được sinh ra, trong đó có hơn 710 trẻ là con thứ 3 trở lên và TSGTKS là 111/100. Một số xã trong huyện có TS GTKS cao nhất như:
Vĩnh Ninh là 190/100, Vĩnh Thịnh 160/100, Chấn Hưng 152/100...
Xã Vĩnh Ninh
Vị trí địa lý – Dân số
Là một xã ven bãi Sông Hồng, phía Nam giáp Sông Hồng và đối diện bên kia sông là Thị xã Sơn Tây, phía Bắc giáp xã Phú Đa, phía Đông giáp xã Đại Tự và phía Tây giáp xã Vĩnh Thịnh. Xã không có đường Quốc lộ hay liên tỉnh chạy qua mà chỉ có trục đường liên xã và đồng thời là trục đường liên thôn. Đây là điểm hạn chế cho sự giao lưu phát triển kinh tế - xã hội của xã.
Nhân dân trong xã sinh sống thành 4 thôn dọc theo trục đường liên xã, liên thôn, từ Đông sang Tây đó là: thôn Hậu Lộc, Xuân Chiểu, Kim Xa và Duy Bình.
Một số thông tin chung về xã Vĩnh Ninh – số liệu thống kê năm 2015
Stt Thông tin Toàn
xã
Hậu Lộc
Xuân Chiểu
Kim Xa
Duy Bình
1 Tổng dân số 4879 2211 1036 1020 612
Tổng số nữ (chiếm 49,5%) 2418 1076 521 517 304 Số phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ (15 – 49)
1197 513 245 289 150
Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã có chồng
876 394 183 196 103
2 Tổng số hộ 1127 516 242 226 143
Số hộ nghèo (chiếm 2,75%) 31 hộ 3 Diện tích tự nhiên 457 ha 4 Thu nhập bình quân
đầu người/năm
29,4 triệu
24
Cơ cấu ngành nghề và Phát triển kinh tế
Từ trước đến nay nghề chính của người dân vẫn là sản xuất nông nghiệp:
Về trồng trọt: với đặc thù là vùng đất bãi Sông Hồng nên không có diện tích trồng lúa nước mà chỉ có diện tích trồng hoa màu (ngô, đỗ, lạc...); cây Thanh hao hoa vàng và một số diện tích đất người dân chuyên trồng cỏ nuôi bò.
Về chăn nuôi: Phần lớn là nuôi bò vàng (bò lấy thịt) và lợn, bên cạnh đó một số hộ phát triển nuôi bò sữa trong khoảng 3-5 năm gần đây.
Bên cạnh sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, người dân còn kinh doanh, dịch vụ, buôn bán nhỏ và làm nghề tiểu thủ công như: mộc, cơ khí...
Nam giới trong độ tuổi lao động phần lớn là lao động tự do như thợ xây, thợ sơn, thợ mộc, thợ cơ khí, khung nhôm kính....
Có xưởng sản xuất linh kiện điện tử - FCL, với quy mô 280 công nhân, chủ yếu là lao động trong xã và 3 xã lân cận.
Không có chợ, chỉ có một điểm tụ họp của 4-5 hàng bán thực phẩm tươi sống tương ứng với 4-5 loại thực phẩm khác nhau. Ngoài ra là các hộ kinh doanh, dịch vụ, buôn bán nhỏ tại nhà dọc theo trục đường liên xã, liên thôn. Đây cũng là điểm hạn chế nữa cho sự giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội của người dân trong xã.
Lĩnh vực y tế và công tác DS-KHHGĐ
Hàng năm các hoạt động nâng cao nhận thức cho toàn thể nhân dân về tầm quan trọng của công tác DS-KHHGĐ vẫn được tổ chức. Bên cạnh đó là tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy chi bộ, thôn dân cư và sự phối kết hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể trong việc tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu DS- KHHGĐ. Thực hiện quy mô gia đình ít con (1 hoặc 2 con) và sinh đẻ có kế hoạch;
kiểm soát mức sinh, duy trì mức sinh thay thế và duy trì mức sinh thấp hợp lý. Kết quả là qua mấy năm trở lại đây, số trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên giảm nhưng tình trạng mất cân bằng GTKS có dấu hiệu tăng.
Số trẻ em được sinh ra qua các năm trong toàn xã Vĩnh Ninh 2012 2013 2014 2015
Tổng số trẻ em được sinh ra 113 75 82 71
Số trẻ em nam được sinh ra 59 34 43 46
Số trẻ em nữ được sinh ra 54 41 39 25
Số trẻ em sinh ra là con thứ 3 trở lên 17 12 9 (Nguồn: số liệu thống kê của xã Vĩnh Ninh)
25
Văn hóa - Giáo dục
Xã Vĩnh Ninh từ xưa đến nay vẫn bị coi là xã “vùng sâu, vùng xa” của huyện Vĩnh Tường. Người dân không có nhiều cơ hội được giao lưu văn hóa với bên ngoài. Đa số người dân vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng văn hóa Nho giáo - phong kiến. Tôn ti trật tự trong mỗi gia đình luôn được đặt lên hàng đầu: con cháu phải nhất nhất nghe lời ông bà, bố mẹ dù đúng hay sai, như vậy mới được coi là ngoan và biết kính trọng người lớn; vợ phải nhất nhất nghe lời chồng mà không được tham gia đóng góp ý kiến trong mọi công việc chung của gia đình.
Xã có hệ thống trường học từ mầm non đến THCS, không có trường THPT, học sinh học hết THCS, muốn theo học tiếp THPT phải đi cách nhà 10 - 15km.
Điều này khiến cho không ít các anh/chị/em được sinh ra từ năm 1990 trở về trước ngại đi học THPT. Phong trào học THPT chỉ tăng lên đối với các em được sinh ra sau năm 1990 trở lại đây khi mà năm 2002 huyện Vĩnh Tường mở thêm trường THPT thứ hai trong huyện (cách xã Vĩnh Ninh 5km). Một phần do yêu cầu của thị trường lao động ngày càng khắt khe hơn, yêu cầu tối thiểu cần phải có bằng tốt nghiệp THPT. Nhận thức được điều này nên nhiều gia đình đã động viên và tạo điều kiện để con em đi học THPT nhằm nâng cao kiến thức, hiểu biết và đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động.
Các lĩnh vực khác
Xây dựng nông thôn mới: Từ những nỗ lực của các cấp, các ngành, đoàn thể, sự đồng thuận của nhân dân, năm 2015 UBND huyện Vĩnh Tường đã thẩm định và xét đề nghị công nhận xã Vĩnh Ninh đạt xây dựng nông thôn mới theo kế hoạch.