Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.3.2. Một số văn bản, chính sách pháp luật liên quan
Yếu tố chính sách, pháp luật luôn đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, nó là hành lang pháp lý để triển khai mọi hoạt động.
(Xem cụ thể hơn về các Luật và các điều khoản liên quan trong phụ lục 3)
1.1.1.1. Thứ nhất là công tác DS-KHHGĐ, cụ thể là chính sách giảm sinh Năm 1989, Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân đã dành riêng Chương 8 với tiêu đề “Thực hiện kế hoạch hóa gia đình và bảo vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em”, trong
26
đó Điều 43 quy định về “Thực hiện kế hoạch hoá gia đình – Mọi người có trách nhiệm thực hiện KHHGĐ, có quyền lựa chọn biện pháp sinh đẻ có kế hoạch theo nguyện vọng. Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ một đến hai con”.
Năm 2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Dân số. Lần đầu tiên, việc quyết định số con và khoảng cách giữa các lần sinh đã được “trao cho các cặp vợ chồng”.
Điều 10 - Pháp lệnh Dân số 2003 [29], quy định Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện KHHGĐ.
Pháp lệnh Dân số (sửa đổi), năm 2008 lại tiếp tục quy định mỗi cặp vợ chồng, cá nhân “Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”.
Trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, Chính phủ đã triển khai hệ thống đồng bộ các giải pháp nhằm điều chỉnh mức sinh, bao gồm: (1) Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động truyền thông; (2) Đa dạng hóa các phương tiện, dịch vụ, kênh cung cấp và chế độ cung cấp các BPTT; (3) Cho phép phá thai; (4) Thực hiện chính sách khuyến khích đối với những tập thể và cá nhân thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ;… Nhờ đó, chuẩn mực xã hội về quy mô gia đình ít con - “Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên sinh một hoặc hai con” - đã dần được hình thành trong mọi tầng lớp dân cư, gần như người Việt Nam ai cũng thuộc lòng khẩu hiệu này.
1.1.1.2. Thứ hai: Nghị định số 104/2003/NĐ-CP của Chính phủ (bao gồm 6 chương, 36 điều; ký ban hành ngày 16/09/2003) về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số.
Điều 9. Nghiêm cấm các hành vi cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
Điều 10. Nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi.
Điều 23. Quyền bình đẳng giới .
1.1.1.3. Thứ ba: Luật Hôn nhân và gia đình: (bao gồm 8 chương, 133 điều, theo số 52/2014/QH13, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) [24]. Trong đó có:
Điều 2: Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình:
27
Điều 17: Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng
1.1.1.4. Thứ tư: Luật Bình đẳng giới (bao gồm 6 chương, 44 điều; theo số 73/2006/QH11, có hiệu lực từ ngày 1/7/2007). [25]. Trong đó có:
Điều 18. Bình đẳng giới trong gia đình
Điều 40. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong y tế.
Điều 41. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình.
1.1.1.5. Thứ năm: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em: (bao gồm 5 chương, 60 điều, theo số 25/2004/QH11, có hiệu lực từ ngày 01/01/2005) [26].
Trong đó có:
Điều 1. Trẻ em
Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi.
Từ điều 11 đến điều 20 quy định các quyền của trẻ em, có thể tóm tắt thành 4 nhóm quyền sau:
- Nhóm quyền được sống còn: là quyền cơ bản nhất của con người bao gồm quyền được sống, được chăm sóc sức khỏe và y tế ở mức cao nhất có thể được.
- Nhóm quyền được bảo vệ, đặc biệt là bảo vệ trẻ em thoát khỏi sự phân biệt đối xử.
- Nhóm quyền được phát triển: bao gồm mọi hình thức giáo dục chính thức (hoặc không chính thức) và quyền được có mức sống đầy đủ cho sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội của trẻ.
- Nhóm quyền được tham gia: đảm bảo cho trẻ em được tiếp cận các thông tin có lợi, đảm bảo các em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng, được quyền bày tỏ quan điểm của mình đối với mọi vấn đề có liên quan đến các em. Những quan điểm này của trẻ em phải được coi trọng một cách thích ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em.