Yếu tố Chính sách, Pháp luật và công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu Khác biệt giới trong mong muốn giới tính của con của người dân tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại xã vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 62 - 71)

Chương 3: NHỮNG YẾU TỐ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN MONG MUỐN GIỚI TÍNH CỦA CON

3.1. Những yếu tố có liên hệ đến mong muốn giới tính của con

3.1.2. Yếu tố Chính sách, Pháp luật và công tác tuyên truyền

Những bộ luật hay những chủ trương, chính sách của Nhà nước có đến được từng người dân hay không phụ thuộc phần lớn vào công tác tuyên truyền. Sự thay đổi nhận thức và hành vi của người dân là kết quả của công tác tuyên truyền. Vậy những ông bố, bà mẹ ở xã Vĩnh Ninh đã được tuyên truyền về pháp luật, về chính

55

sách DS-KHHGĐ có thay đổi nhận thức và hành vi hay không? So với những ông bố, bà mẹ chưa được tuyên truyền thì sao?

Bảng 2.12. Tương quan giữa được hay chưa được tuyên truyền về DS-KHHGĐ với quan niệm “nhất thiết phải có con trai”

Được tuyên truyền về DS-KHHGĐ

Khẳng định “có, nhất thiết phải có con trai”

Nam Nữ Tổng

N % N % N %

Có đã được truyên truyền 76 90,5 103 89,6 179 89,9 Chưa nghe đến bao giờ 34 100,0 4 80,0 38 97,4

Tổng 110 93,2 107 89,2 217 91,2

Qua bảng 2.12 ở trên cho thấy 100% nam giới mà chưa bao giờ nghe đến nội dung công tác DS-KHHGĐ khẳng định “có, nhất thiết phải có con trai”, bên cạnh đó, trong số những nam giới được tuyên truyền rồi thì 90,5% khẳng định “có, nhất thiết phải có con trai”. Tuy có thấp hơn tỷ lệ những nam giới chưa được tuyên truyền nhưng vẫn rất cao. Ngược lại, đối với nữ giới, dù đã được tuyên truyền hay chưa thì tỷ lệ khẳng định “có nhất thiết phải có con trai” khá cao, thậm chí tỷ lệ nữ giới đã được tuyên truyền khẳng định còn cao hơn tỷ lệ nữ giới chưa nghe đến bao giờ. Những nội dung họ được tuyên truyền là gì?

Bảng 2.13. Những nội dung đã được tuyên truyền

Nội dung được tuyên truyền Nam Nữ Tổng

Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1 hoặc 2 con 100,0 100,0 100,0 Không chẩn đoán lựa chọn giới tính thai nhi 13,1 42,6 30,2

Không sinh con thứ 3 trở lên 97,6 93,0 95,0

Không phân biệt con trai và con gái 39,3 71,3 57,8 Khoảng cách giữa 2 lần sinh từ 3-5 năm 10,7 44,3 30,2 Mỗi cặp vợ chồng chủ động lựa chọn sử dụng

biện pháp tránh thai phù hợp

10,8 53,0 35,4

56

Nhìn chung, tỷ lệ nữ giới được tuyên truyền những nội dung về công tác DS-KHHGĐ phần lớn là cao hơn tỷ lệ nam giới được tuyên truyền (xem bảng 2.13). Hoặc nam giới đã được tuyên truyền những nội dung như nữ giới nhưng họ không nhớ. Riêng chỉ có nội dung “Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 hoặc 2 con”

được 100% cả nam giới và nữ giới khẳng định đã được tuyên truyền. Phải chăng mô hình gia đình ít con (1 hoặc 2 con) đã thực sự đi vào nhận thức của người dân và kéo theo sự thay đổi cả hành vi. Chúng ta cùng nhớ lại ở phần 1, số con mong muốn của những ông bố, bà mẹ thường là 2 con, trong đó phần lớn là mong “có nếp, có tẻ” hoặc 2 con trai. Nhưng nội dung “Không chẩn đoán lựa chọn giới tính thai nhi” thì chỉ có 13,1% nam giới và 42,6% nữ giới khẳng định đã được tuyên truyền. Quan trọng là những nội dung trên được tuyên truyền bằng hình thức nào và hiệu quả ra sao?

Biểu đồ 2.11. Các hình thức tuyên truyền

Qua biểu đồ 2.11 cho thấy, hình thức tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh có tỷ lệ người trả lời cao nhất – 95,5%. Ở xã Vĩnh Ninh nội dung tuyên truyền về công tác DS-KHHGĐ được phát trên hệ thống loa truyền thanh theo đợt/chiến dịch tuyên truyền nhân ngày dân số Thế giới, ngày dân số Việt Nam.... Tiếp đến là hình thức tuyên truyền bằng Tờ rơi/Pano/băng rôn/áp phích với 59,3% và Cộng tác viên dân số tuyên truyền chiếm 39,7% số người trả lời.

57

Ngược lại chỉ có 6,5% người trả lời cho biết được tuyên truyền thông qua các Hội thi/hội diễn văn nghệ quần chúng. Tuy nhiên, hiệu quả của từng hình thức tuyên truyền trên đối với người dân như thế nào, chúng ta cùng xem bảng dưới.

Bảng 2.14. Hiệu quả của các hình thức tuyên truyền

Thật bất ngờ là thông qua các Hội thi/hội diễn văn nghệ quần chúng lại có hiệu quả tuyên truyền cao nhất trong số các hình thức tuyên truyền (Bảng 2.14). Có đến 53,8% số người được tuyên truyền bằng hình thức này chia sẻ họ được nâng cao hiểu biết thêm nhiều và 38,5% trong số họ biết thêm được một ít về các nội dung DS-KHHGĐ. Trong khi hiệu quả của hình thức tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh và Tờ rơi/Pano... thì mang lại hiệu quả thấp nhất, chỉ có 9,3% – 10,0%

số người được tuyên truyền bằng hình thức này cho rằng mình biết thêm nhiều, còn 90% là chỉ biết thêm ít thôi. Điều này chứng tỏ cần phải cân nhắc hơn trong việc áp dụng biện pháp tuyên truyền đối với người dân để đạt hiệu quả cao hơn. Một cán bộ xã cho biết “Hàng năm chỉ đến Ngày Dân số thế giới (11/7), tháng hành động Quốc gia về Dân số (tháng 12) và Ngày Dân số Việt Nam (26/12), các hoạt động tuyên truyền lại được tổ chức rầm rộ với nhiều hình thức khác nhau: Phát thanh, kẻ vẽ, căng băng zôn, phát tờ rơi/tờ gấp, rồi Hội thi/hội diễn văn nghệ... Cô thấy tổ chức đồng bộ thế này mới có hiệu quả, chỉ có điều là rất tốn kém nên mỗi năm chỉ vào dịp này mới được cấp kinh phí nhiều thế để mà triển khai”. Ngoài ra, “Hệ

Các hình thức tuyên truyền

Hiệu quả đối với NTL Có, biết

thêm nhiều

Có, biết thêm ít

Không biết thêm tí nào

Cộng tác viên dân số 21,5 78,5 -

Cán bộ, nhân viên y tế 45,5 54,5 -

Qua hệ thống loa truyền thanh 10,0 90,0 -

Tờ rơi/Pano/Áp phích/băng rôn 9,3 89,8 0,8

Các cuộc họp thôn/họp đoàn thể 30,4 67,4 2,2 Hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng 53,8 38,5 7,7

58

thống loa truyền thanh được phủ khắp đến từng thôn xóm, ngõ ngách, đảm bảo người dân nào cũng có thể nghe thấy, chỉ có điều là người dân có để ý nghe hay không thôi. Một mặt đội ngũ Cộng tác viên dân số rất tâm huyết, nhiệt tình, hàng tháng các cô đều họp giao ban. Cả xã có 9 Cộng tác viên – tất cả đều là những người lớn tuổi, con cái đã trưởng thành rồi, kinh tế cũng có phần ổn định thì mới có thời gian làm chứ cánh chị em trẻ, bận con nhỏ, lại mải lo làm ăn không ai chịu làm đâu. Mà cô đã bình chọn toàn những người có 2 con trai hoặc một trai, một gái thì mới không nhấp nhổm sinh con thứ 3, mới tuyên truyền vận động được chị em khác chứ. Tuy nhiên, có cái hạn chế là trình độ học vấn của các Cộng tác viên chỉ cấp II, nên chậm đổi mới, không sáng tạo và khó để mà tiếp thu những phương pháp tuyên truyền mới. Do vậy mà chị em rất nhiệt tình, tâm huyết nhưng lại chưa có hiệu quả cao trong việc tuyên truyền, vận động người dân”. Chị cán bộ chuyên trách và các Cộng tác viên Dân số nhiệt tình, tâm huyết là thế, vậy còn chính người dân thì sao?

Với câu hỏi đặt ra là “Trong hai vợ chồng anh/chị, ai là người tham dự những buổi tuyên truyền về công tác DS-KHHGĐ?” câu trả lời được biểu thị qua biểu đồ dưới đây.

Biểu đồ 2.12. Người tham dự những buổi tuyên truyền

59

Từ biểu đồ 2.12 ở trên cho thấy phần lớn là không ai tham dự cả, nếu có thì chỉ chị em phụ nữ tham dự (52,2% nữ giới khẳng định bản thân mình tham dự những buổi tuyên truyền), còn nam giới gần như không bao giờ - có đến 85,7%

khẳng định không ai tham dự cả và chỉ 4,8% chia sẻ “lân nhau có buổi thì chồng, có buổi thì vợ tham dự”. Vì các anh em nam giới quan niệm chuyện sinh đẻ, DS-KHHGĐ là chuyện của chị em phụ nữ, anh em không liên quan.

Với chính chị em phụ nữ cũng chỉ có 52,2% tham dự. Câu hỏi đặt ra là do chị em bận không thể tham dự hay do hình thức tổ chức các buổi tuyên truyền chưa hấp dẫn, nội dung chưa phong phú, phù hợp với từng đối tượng? Ví dụ như hình thức tuyên truyền thông qua các buổi “họp thôn/họp đoàn thể” chỉ có 30,4% số người tham dự cho rằng mình biết thêm nhiều và 67,4% chia sẻ mình biết thêm một ít và 2,2% cho rằng mình không biết thêm tí nào. Chị cán bộ xã chia sẻ “Nội dung về DS-KHHGĐ thường được lồng ghép để tuyên truyền vào những buổi họp, hội nghị của Hội phụ nữ nhân dịp chào mừng ngày 8/3 hay 20/10. Vào hai dịp này trong năm thì cuộc họp được triển khai ở từng thôn nhưng cũng chỉ được Hội phụ nữ cắt cho 15 phút để Cộng tác viên dân số đứng lên tuyên truyền về những nội dung của công tác DS-KHHGĐ. Đối tượng tham dự cuộc họp toàn chị em đã lớn tuổi, có chị đã có cháu nội, ngoại, còn các chị em trẻ, trong độ tuổi sinh đẻ thì hiếm khi tham dự lắm. Ngay cả các chị lớn tuổi kia mà không có tiền động viên mỗi chị 10-20 nghìn/1 buổi họp thì các chị cũng không đến dự đâu. Nên bây giờ tuyên truyền bằng hình thức nào thì cũng cần phải có kinh phí, không có không thể tuyên truyền được. Mà kinh phí thì hoàn toàn phụ thuộc ở cấp trên (Trung tâm DS-KHHGĐ huyện) cấp cho và nguồn kinh phí hỗ trợ của UBND xã (được trích từ Quỹ Dân số xã – Quỹ này thu tiền nộp phạt của những gia đình sinh con thứ ba trở lên: con thứ ba nộp phạt 2 triệu, con thứ tư nộp phạt 4 triệu)”.

Vẫn biết rằng với hình thức tuyên truyền nào cũng cần phải có kinh phí dù ít hay nhiều. Nhưng qua chia sẻ của cán bộ xã thì các hình thức tuyên truyền chưa thực sự hiệu quả đúng như sự đánh giá của người dân. Nếu như vẫn là cách cầm

60

giấy đọc khoảng 15 phút trong Hội nghị chào mừng ngày 8/3, 20/10... thì khó mà giúp cho chị em có thể tiếp thu, nói gì đến nâng cao nhận thức. Cộng tác viên nào sáng tạo hơn thì chuyển thể nội dung tuyên truyền thành bài thơ, ca, hò, vè. Song chỉ duy nhất có 1 Cộng tác viên có khả năng này trong số 9 Cộng tác viên dân số của xã. Hình thức tuyên truyền hiệu quả nhất là “Hội thi/hội diễn văn nghệ quần chúng” thì lại tốn nhiều kinh phí nhất nên 1 năm may ra tổ chức được 1 lần. Còn các hình thức tốn ít kinh phí hơn và có thể tổ chức thường xuyên hơn thì lại chưa mang lại hiệu quả cao do nội dung và cách thức truyền đạt đơn điệu, nghèo nàn.

Hơn thế nữa, chỉ có chị em đi tham dự những buổi tuyên truyền, có chị thì nắm được nội dung, có chị thì không. Nếu chị nào hiểu biết thêm được ít nội dung về công tác DS-KHHGĐ thì cũng không dám hoặc không biết cách nói chuyện, truyền đạt lại cho chồng hay các thành viên khác trong gia đình. Đây chính là lý do mà công tác tuyên truyền DS-KHHGĐ chưa thực sự đạt được hiệu quả cao.

Bên cạnh các hình thức tuyên truyền ở trên, còn một hình thức tuyên truyền khác, đó là việc đưa nội dung thực hiện công tác DS-KHHGĐ vào trong hương ước hay quy ước của thôn/xóm.

Biểu đồ 2.13. Nhận định của NTL về nội dung tuyên truyền DS-KHHGĐ được đưa vào hương ước, quy ước của thôn/xóm

61

Đưa nội dung tuyên truyền về DS-KHHGĐ vào hương ước/quy ước của thôn/xóm vừa là một hình thức tuyên truyền, vừa như là một biện pháp chế tài đối với người dân. Thế nhưng có đến 67,7% trong số những người nhận là mình đã được tuyên truyền nội dung DS-KHHGĐ “không biết/không rõ” là nội dung này có được đưa vào hương ước hay các quy ước của thôn xóm hay không, chỉ có 29,3% khẳng định là có được đưa vào (xem biểu đồ 2.13). Và trong số những người khẳng định là “có đưa” thì 96,6% khẳng định có đưa nội dung

“không sinh con thứ 3 trở lên”; 27,1% khẳng định có đưa nội dung “Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1 hoặc 2 con”; 10,2% khẳng định có đưa nội dung “Không phân biệt con trai con gái” vào trong nội quy của các Câu lạc bộ không sinh con thứ 3, Hội gia đình hạnh phúc hay Hộ gia đình văn hóa. Tuy nhiên, biện pháp này có mang lại hiệu quả tuyên truyền không? Có giúp người dân nâng cao hơn nhận thức của mình không? Theo chị cán bộ xã cho biết “Nội dung về công tác DS-KHHGĐ đã được đưa vào nội quy của các Câu lạc bộ, các Hội nhóm rồi. Bên cạnh đó cứ mỗi khi sơ, tổng kết công tác Hội và sinh hoạt Câu lạc bộ không sinh con thứ 3, Cộng tác viên Dân số lại lồng ghép tuyên truyền thêm. Ấy vậy mà gia đình nào chưa có con trai vẫn cứ phải cố đẻ thế là lại sẵn sàng ra khỏi CLB hay ra khỏi Hội/Nhóm. Ngay cả hình thức phạt tiền đó, có ai sợ phạt đâu. Chị đến tuyên truyền cho đôi vợ chồng đã có 4 con gái, anh chồng còn đuổi không cho vào nhà, và còn tuyên bố có phạt 10 triệu thì anh ấy cũng nộp phạt, vợ anh ấy vẫn cứ phải đẻ nữa, không cần tuyên truyền gì hết...”

Biện pháp đưa nội dung tuyên truyền về DS-KHHGĐ vào hương ước/quy ước của thôn/xóm chưa thực sự có hiệu quả, bởi chỉ đưa vào mà không có cách thức triển khai rộng rãi tới từng gia đình, tới mỗi thành viên hay không có người giám sát kiểm tra. Bên cạnh đó, hình thức phạt tiền cũng vậy, chỉ là biện pháp giải quyết “đằng ngọn” chứ không góp phần giải quyết tận gốc vấn đề “sinh bằng được con trai” của người dân ở xã Vĩnh Ninh. Theo một cán bộ xã “Hàng năm xã có giao kế hoạch, chỉ tiêu về cho các thôn, nhưng thôn lại chưa xã hội hóa công tác dân số mà phó mặc cho

62

các Cộng tác viên và cán bộ chuyên trách dân số. Một mặt xã chỉ giao thế thôi, xong không phân công cán bộ giám sát, kiểm tra xem các trưởng thôn có họp triển khai nội dung hay không. Bên cạnh đó là việc chưa xử lý nghiêm những trường hợp cán bộ, Đảng viên vi phạm nội quy, quy ước để làm gương cho người dân chứ. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả thì cần phải có giải pháp đồng bộ, phải có sự vào cuộc của các ban ngành chứ không chỉ phó mặc cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số được”.

Bên cạnh nội dung về công tác DS-KHHGĐ, cuộc nghiên cứu cũng thu được kết quả về mức độ hiểu biết của những ông bố, bà mẹ về 3 bộ luật có liên quan:

Biểu đồ 2.14. Mức độ hiểu biết của người dân về các Luật

Qua biểu đồ trên cho thấy đa số người được hỏi chỉ “Nghe và biết nội dung” của Luật Hôn nhân & gia đình thôi, còn đối với Luật Bình đẳng giới và Luật BV, CS&GD trẻ em thì gần như là chưa nghe đến bao giờ và nếu có thì chỉ là nghe mang máng có luật đó thôi chứ không biết nội dung. Luật Hôn nhân &

gia đình được các ông bố, bà mẹ nghe và biết nội dung nhiều hơn 2 Luật kia, một phần vì “khi đăng ký kết hôn, cán bộ tư pháp có giảng giải cho biết một ít,

63

đại loại như nữ đủ 18 tuổi và nam đủ 20 tuổi mới được kết hôn và phải chung thủy một vợ, một chồng...” (Nam 42 tuổi, 2 con gái, học hết THCS, thợ xây). Tỷ lệ nữ giới nghe và biết nội dung của 3 Luật trên cao hơn nam giới, song thực tế chị em biết những gì? Có chị cho biết “...ừ thì bình đẳng giới là nam nữ như nhau, vợ chồng có quyền ngang nhau. Còn đối với trẻ em thì không phân biệt con trai, con gái, phải bảo vệ không được đánh đập trẻ em” (Nữ 31 tuổi, 2 con gái, học hết THPT, buôn bán nhỏ). Đó là tất cả những gì chị biết được về Luật bình đẳng giới và Luật BV-CS&GD trẻ em. Với những thông tin thu được qua cả hai phương pháp định lượng và đinh tính cho thấy sự hiểu biết của người dân về 3 Luật này rất hạn chế. Điều này giúp giải thích vì sao mà tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” hiện nay vẫn còn “ăn sâu, bám rễ” trong nhận thức của mỗi người dân ở xã Vĩnh Ninh.

Nhìn chung, các anh nam giới hiếm ai tham dự các buổi tuyên truyền về DS-KHHGĐ, nhưng bằng hình thức này hay hình thức khác, anh em mà được tuyên truyền thì phần lớn là có hiệu quả, anh em có thay đổi nhận thức của mình. Ngược lại, chị em phụ nữ có sự hiểu biết về các luật, chính sách DS- KHHGĐ hơn nam giới, chị em cũng tham dự các buổi tuyên truyền nhiều hơn nhưng điều này không giúp cho chị em thay đổi được nhận thức và trong quan niệm/mong muốn vẫn “nhất thiết phải có con trai”. Chứng tỏ đối với nữ giới, công tác DS-KHHGĐ chưa có liên hệ chặt chẽ tới mong muốn/quan niệm “nhất thiết có con trai”. Có thể chị em bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, có sức ép hơn. Chị em chưa đủ mạnh mẽ, chưa đủ độc lập để có thể tự quyết định trong việc sinh con mà vẫn còn phải phụ thuộc nhiều vào chồng và gia đình nhà chồng. Qua đây, cho chúng ta thấy rằng, đối tượng cần tuyên truyền mạnh hơn, nhiều hơn là các anh nam giới chứ không chỉ có chị em phụ nữ.

Một phần của tài liệu Khác biệt giới trong mong muốn giới tính của con của người dân tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại xã vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)