Chương 2: THỰC TRẠNG SỰ KHÁC BIỆT GIỚI TRONG MONG MUỐN GIỚI TÍNH CỦA CON CỦA NGƯỜI DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
2.2. Thực trạng sự khác biệt giới trong mong muốn giới tính của con của người dân tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
Sự khác biệt giữa những ông bố và bà mẹ về giới tính của con được biểu hiện qua một số chỉ báo khác nhau:
- Số con (1-2-3-4 con) và trong số con ấy họ mong muốn có bao nhiêu người con trai, bao nhiêu người con gái.
- Giá trị vật chất và tinh thần của bé trai hay bé gái đó đối với những ông bố, bà mẹ.
- Những bé, trai bé gái đó giúp cho những ông bố, bà mẹ đạt được những mục đích khác nhau
Trước hết chúng ta cùng xem sự khác biệt trong mong muốn số con và giới tính của con của những ông bố, bà mẹ:
Bảng 2.1. Khác biệt giới trong mong muốn số con
Số con Nam Nữ Tổng
N % N % N %
2 con 83 70,3 80 66,7 163 68,5
3 con 35 29,7 32 26,7 67 28,2
4 con 0 ,0 8 6,7 8 3,4
Tổng 118 100,0 120 100,0 238 100,0
Qua bảng số liệu trên cho thấy phần lớn các ông bố, bà mẹ đều mong có 2 con (70,3% nam giới và 66,7% nữ giới), phần ít là mong có 3 con. Trong số 2-3 hoặc 4 con ấy, họ mong muốn có bao nhiêu người con trai và bao nhiêu người con gái? Chúng ta cùng xem biểu đồ dưới đây:
32
Biểu đồ 2.1. Số con trai và con gái mong muốn
Số con trai mong muốn Số con gái mong muốn
Qua biểu đồ 2.1 ở trên cho thấy: đa số cả nam giới và nữ giới mong muốn có 1 con trai và 1 con gái. Bên cạnh đó, có một số ông bố, bà mẹ mong có 2 con trai, trong đó tỷ lệ mong muốn 2 con trai ở nam giới cao hơn tỷ lệ này ở nữ giới (31,4%
nam giới và 21,7% nữ giới). Nhưng không có trường hợp nam giới nào lại mong có 2 hoặc 3 con gái cả. Ngược lại, có 17,5% nữ giới mong có 2 con gái, đặc biệt có 1 trường hợp nữ giới (0,8%) mong không có con trai nào song lại mong có 3 con gái, chị ấy tâm sự “Hiện tại 3 con gái của chị thật tuyệt vời, không cần phải cố đẻ con trai nữa làm gì. Đấy cứ nhìn nhà khác cố mãi được thằng con trai thì nó lại cờ bạc, rượu chè, không giúp được gì cho bố mẹ mà lại còn phá thêm...” (Nữ - 41 tuổi, 3 con gái, học hết THCS, làm nông nghiệp). Như vậy riêng trường hợp của chị này là có sự mong muốn xuất phát từ chính số con thực tế.
Vậy tại sao những ông bố, bà mẹ lại chủ yếu mong muốn có 2 con và tỷ lệ con trai được mong muốn cao hơn con gái? Với câu hỏi đặt ra đối với những ông bố, bà mẹ “một gia đình nhất thiết phải có con trai hay con gái không?” Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ giúp chúng ta dần hiểu được vì sao họ lại mong muốn như vậy.
(xem biểu đồ 2.2 bên dưới)
33
Biểu đồ 2.2. Quan điểm về nhât thiết phải có con trai và con gái
Có đến 93,2% số nam giới cho rằng trong gia đình nhất thiết phải có con trai, bên cạnh đó tỷ lệ nữ giới cho rằng nhất thiết có con trai thấp hơn nam giới, song cũng khá cao 89,2%. Ngược lại, với mong muốn “nhất thiết có con gái” thì tỷ lệ nữ mong muốn cao hơn nam giới. Nhìn chung thì các ông bố, bà mẹ đều muốn nhất thiết phải có cả con trai và con gái “có nếp, có tẻ” mới “đẹp”. Tại sao lại như vậy? Trước hết những lý do “nhất thiết phải có con trai” của những ông bố và bà mẹ là gì, chúng ta cùng xem bảng dưới.
Bảng 2.2. Lý do cho rằng nhất thiết phải có con trai
Lý do cho rằng nhất thiết phải có con trai Nam Nữ Total
Có người nối dõi tông đường 65,5 70,1 67,7
Có người thờ cúng tổ tiên 10,8 16,8 13,8
Có người chăm sóc khi ốm đau, về già 25,5 17,8 21,7 Đảm bảo hạnh phúc gia đình (gắn kết các thành viên
trong gia đình) 42,7 71,0 56,7
Có người thừa kế tài sản 52,7 42,1 47,5
Nâng cao vị thế gia đình 3,6 0,9 2,3
Người phụ nữ được nâng cao vị thế trong gia đình nhà
chồng - 42,1 20,7
34
Người đàn ông được nâng cao vị thế trong gia đình,
dòng họ 48,2 9,3 29,0
Con trai là trụ cột kinh tế gia đình 7,3 5,6 6,5 Không bị khích bác, chê cười “không biết sinh con” 44,5 20,6 32,7
Trong số các lý do nhất thiết phải có con trai, lý do “có người nối dõi tông đường” có tỷ lệ nam giới quan tâm nhiều nhất 65,5%, ngạc nhiên hơn sự quan tâm này ở nữ còn cao hơn cả nam giới chiếm 70,1%. Chứng tỏ chị em luôn nặng lòng vì chồng và gia đình nhà chồng.
Lý do “thờ cúng tổ tiên” có tỷ lệ khá thấp ở cả nam giới và nữ giới không phải vì họ không coi trọng. Điều này là do đây là câu hỏi chỉ được chọn tối đa 3 lý do nên họ cho rằng trong lý do “có người nối dõi tông đường” đã bao gồm cả lý do
“thờ cúng tổ tiên” rồi. Đa số họ bỏ qua để chọn các lý do khác.
Đáng chú ý lý do “đảm bảo hạnh phúc gia đình” được chị em quan tâm lựa chọn nhiều nhất 71%, trong khi nam giới chỉ có 42,7%. Đối với chị em phụ nữ người con trai được coi như sợi dây gắn kết giữa vợ và chồng, là biểu tượng không thể thiếu của hạnh phúc gia đình. Thiếu người con trai, chị em cho rằng có thể hạnh phúc bị đe dọa và dẫn đến tan vỡ. Như tâm sự buồn của một chị “Em cứ suy ra từ trường hợp của bố mẹ em: em trai em chẳng may tai nạn qua đời, bố em chán nản, bỏ mặc mẹ em (nhưng không ly hôn), công khai đi kiếm con với người khác hy vọng sẽ có con trai, nhưng vợ hai vẫn sinh ra 2 người con gái. Bố em bây giờ không còn quan tâm gì đến mẹ em nữa, thậm chí mẹ em ốm cũng không hỏi han, chăm sóc, mặc dù vẫn sống cùng nhà. Chính vì vậy em phải cố có ít nhất một người con trai để cho cuộc sống vợ chồng được trọn vẹn, gia đình hạnh phúc. Chứ em cũng không nặng nề là nối dõi hay thờ cúng. Em chỉ nghĩ rằng khi mình còn sống, có con trai thì chắc chắn chồng vui vẻ, yên tâm thế là được. E cũng không thể nghĩ được là 20- 30 năm nữa con dễ hay khó lấy vợ, em chưa nghĩ tới. Bây giờ các chị hay ai có đến tuyên truyền, vận động thế nào thì em cũng vẫn phải cố có con trai. (Nữ 31 tuổi, 3 con gái, học hết THPT, làm công nhân)
35
Đối với nam giới thì lý do “có người thừa kế tài sản” là lý do quan trọng thứ hai, có 52,7% số nam giới lựa chọn và tỷ lệ nữ lựa chọn cũng khá cao 42,1%. Người con trai không chỉ là bằng chứng để các bậc cha mẹ được thừa hưởng tài sản của ông cha để lại cho bản thân họ mà đồng thời cũng là người sẽ kế thừa tài sản của chính họ làm ra nữa. Một cán bộ DS-KHHGĐ chia sẻ “Có con trai thì người đàn ông mới chí thú làm ăn, tích cóp “có của ăn, của để” sau này cho con. Nếu không có con trai mà chỉ có con gái thì người đàn ông vừa làm vừa chơi, nhênh nhang không nghĩ đến chuyện tích cóp làm gì, vì họ cho rằng làm lắm rồi cũng chỉ “xây nhà tình nghĩa” mà thôi”. Lý do này sẽ được giải thích sâu hơn ở phần hai về phân chia tài sản.
Lý do có tỷ lệ nam giới lựa chọn cao thứ ba đó là “người đàn ông được nâng cao vị thế trong gia đình, dòng họ” (48,2%) và tương tự lý do “người phụ nữ được nâng cao vị thế trong gia đình nhà chồng” chiếm 42,1% - cao thứ ba trong số các lý do chị em quan tâm. Người con trai được sinh ra không chỉ là sự mong đợi của những ông bố, bà mẹ mà còn là sự mong đợi của cả gia đình, dòng họ. Nên mỗi bé trai có giá trị tinh thần rất lớn đối với họ.
Ngược lại, đối với những ông bố, bà mẹ cho rằng “không nhất thiết phải có con trai” thì lý do họ đưa ra là gì?
Bảng 2.3. Lý do không nhất thiết phải có con trai
Lý do không nhất thiết phải có con trai Nam Nữ Tổng
Con nào cũng là con 100,0 100,0 100,0
Con gái cũng có thể thờ cúng tổ tiên 62,5 23,1 38,1
Không thể mua đất làm nhà cho con - - -
Con trai không tình cảm với bố mẹ bằng con gái - 61,5 38,1 Dạy bảo con trai khó hơn (dễ vướng vào các tệ nạn
xã hội) 12,5 76,9 52,4
Con trai chỉ biết chăm lo cho vợ và gia đình nhà vợ - - -
Con trai sau này khó lấy vợ 75,0 7,7 33,3
36
“Con nào cũng là con” là lý do để 100% cả nam giới và nữ giới (21 người) khẳng định không nhất thiết phải có con trai, trong đó có đến 76,9% nữ giới lo lắng
“dạy bảo con trai khó hơn – dễ vướng vào các tệ nạn xã hội”, bên cạnh đó 75%
nam giới lo lắng “con trai sau này khó lấy vợ”. Phải chăng các ông bố hiện tại đã thấy được sự khó khăn khi tìm vợ và lo lắng cho thế hệ con trai của họ sẽ còn khó hơn nhiều. Một anh vừa kết hôn đầu năm 2016 chia sẻ “mình bây giờ còn mãi chẳng lấy được vợ, các cô sàn sàn tuổi mình thì con lớn rồi, còn các em ít hơn mình vài tuổi thì chẳng thèm lấy mình nữa (cười...), không cẩn thận đến thế hệ con mình lại như Trung Quốc. Nên mình nghĩ con nào cũng được, cốt con khỏe mạnh, thông minh, sau này lớn lên không là gánh nặng cho gia đình và xã hội là được rồi...” (Nam 35 tuổi, chưa có con, trình độ đại học và làm cho công ty tư nhân).
Rất tiếc, những người cho rằng “không nhất thiết phải có con trai” và nghĩ được sâu xa như anh này chỉ là số ít. Đại đa số người dân ở xã Vĩnh Ninh vẫn không nhận ra được hệ lụy của tình trạng thiếu nữ, thừa nam ở hiện tại và tương lai. Theo chia sẻ của cán bộ DS-KHHGĐ xã Vĩnh Ninh thì “người dân nghe tuyên truyền thì biết vậy thôi chứ vẫn không thấy được và không nghĩ là hậu quả ở cấp độ cá nhân, gia đình và xã Vĩnh Ninh mà là ở đâu xa của nước Việt Nam hay trên Thế giới”
90,8% số người được hỏi cho rằng nhất thiết phải có con gái với các lý do sau:
Bảng 2.4. Lý do trong gia đình nhất thiết phải có con gái
Lý do trong gia đình nhất thiết phải có con gái Nam Nữ Tổng
Có người thờ cúng tổ tiên 0,9 - 0,5
Có người thừa kế tài sản 0,9 - 0,5
Có người chăm sóc khi ốm đau về già 99,1 97,3 98,1
Đảm bảo hạnh phúc gia đình 82,1 88,2 85,2
Con gái giúp được nhiều việc nhà 89,6 24,5 56,5
Con gái sống tình cảm, gần gũi bố mẹ hơn con trai 23,6 86,4 55,6
Nâng cao vị thế gia đình - 0,9 0,5
37
Thật ngạc nhiên là hầu hết cả nam giới và nữ giới đều chọn lý do “Nhất thiết phải có con gái để có người chăm sóc khi ốm đau về già” (99,1% nam giới chọn và 97,3% nữ giới quan tâm). Theo chia sẻ của một cán bộ ở xã “có nhà ông bà ở xóm đây, vợ chồng thằng con trai đi làm ăn ở Miền Nam còn để cả con ở nhà cho ông bà. Thế nên chỉ trông cậy vào 2 cô con gái thôi, may mà 2 cô ấy lấy chồng cùng làng, cùng xã, hàng ngày vẫn thay nhau đến thăm nom bố mẹ già được. Không chỉ chăm sóc bố mẹ già mà lại còn phải chăm thêm cả đứa con của vợ chồng thằng con trai ấy chứ. Mà kể cả nhà nào con trai, con dâu ở gần thì cũng chỉ qua quýt thôi, chủ yếu là con gái tận tình chăm sóc bố mẹ già”
Tiếp đến là 89,6% nam giới mong đợi “con gái giúp được nhiều việc nhà”
còn 86,4% chị em phụ nữ thì quan tâm đến lý do “con gái sống tình cảm, gần gũi bố mẹ hơn con trai”. Một chị chia sẻ “mình đã có 2 con trai, gọi là 2 ông tướng giặc thì đúng hơn, chúng nó nghịch lắm, đứa lớn 9 tuổi rồi mà không giúp được việc gì trong nhà. Em muốn có đứa con gái lắm cho tình cảm “mẹ con gái chấy giận” có nhau, nhưng nhỡ đứa thứ ba không được gái mà lại thêm ông tướng nữa thì gay.
Nên em sẽ tính toán tháng thụ thai va tháng sinh con theo tuổi của em (các chị em mách thế và tự tìm hiểu thêm trên mạng), nếu sinh được con gái thì tốt, nếu lại con trai nữa thì đành chịu...”. (Nữ 32 tuổi, trình độ trung cấp, làm công nhân)
Ngược lại với đa số cho rằng “nhất thiết phải có con gái”, một số ít 9,2% (22 người) cho rằng “không nhất thiết phải có con gái” (xem bảng 2.5). Phần lớn trong số 22 người này đưa ra lý do là “con nào cũng là con”, số ít thì lo lắng “con gái đi lấy chồng là con nhà người ta” và một số bà mẹ đưa ra lý do rằng “Phải lo lắng về sự an toàn của con gái”.
Bảng 2.5. Lý do trong gia đình không nhất thiết phải có con gái
Lý do không nhất thiết phải có con gái Nam Nữ Tổng
Con nào cũng là con 83,3 100,0 90,9
Phải chia tài sản cho con gái - - -
Con gái đi lấy chồng là con nhà người ta 33,3 10,0 22,7 Con gái chỉ biết chăm lo cho chồng và gia đình nhà chồng 8,3 - 4,5
Con gái làm giảm vị thế gia đình 8,3 - 4,5
Phải lo lắng về sự an toàn của con gái - 10, 0 4,5
38
Như vậy đa số người được hỏi đều cho rằng nhất thiết phải có cả con trai và con gái, chỉ số ít còn lại cho rằng không nhất thiết vì “con nào cũng là con”. Trong khi lý do nhất thiết phải có con trai là “nối dõi tông đường” và “đảm bảo hạnh phúc gia đình” chiếm đa số thì lý do nhất thiết phải có con gái là “có người chăm sóc khi ốm đau, về già” chiếm gần tuyệt đối. Ngược lại với kết quả của các cuộc nghiên cứu trước rằng lý do này được kỳ vọng nhiều hơn ở người con trai. Chứng tỏ, người dân ở xã Vĩnh Ninh hiện nay đã thực tế hơn chăng trong cách nhìn nhận về giá trị của người con gái.
Liên hệ giữa mong muốn với thực tế về số con và giới tính của con của những ông bố, bà mẹ chúng ta sẽ nhận thấy rõ hơn bé trai hay bé gái được họ mong đợi hơn.
Biểu đồ 2.3. Số con hiện có của các cặp vợ chồng
Như ở phần trên chúng ta đã biết, đa số các ông bố, bà mẹ mong muốn có 2 con, (trong đó 1 bé trai và 1 bé gái hoặc 2 bé trai), chỉ số ít mong có 3 con (29,7%
nam và 26,7% nữ), không có ai mong có 4 con cả. Tuy nhiên, ở biểu trên cho thấy số con thực tế hiện có của họ, có 29% gia đình có 3 con, 3,8% gia đình có 4 con và 0,8% (2 gia đình) có 5 con. Vậy lý do vì sao những ông bố, bà mẹ vẫn quyết định sinh 3, 4 hoặc 5 con.
39
Bảng 2.6. Lý do sinh con thứ 3 trở lên
Lý do sinh con thứ 3 trở lên Nam Nữ Total
Điều kiện kinh tế gia đình khá giả - 2.5 1.2
Muốn có thêm con để có thêm lao động - 2.5 1.2
Muốn có con trai cho “có nếp, có tẻ” 65.0 67.5 66.2 Muốn có con gái cho “có nếp, có tẻ” 2.5 12.5 7.5 Muốn sinh thêm con để đề phòng rủi ro, tai nạn 27.5 15.0 21.2 Không sử dụng BPTT nên có thai ngoài ý muốn 12.5 12.5 12.5
Có sử dụng BPTT nhưng thất bại - 2.5 1.2
Do sức ép của gia đình, dòng họ 32.5 32.5 32.5
Do Chính sách dân số đã nới lỏng - 2.5 1.2
Quan niệm “đông con, đông của” 5.0 7.5 6.2
Lý do khác 10.0 25.0 17.5
Trong số các lý do thì lý do “Muốn có con trai cho có nếp, có tẻ” được lựa chọn nhiều nhất ở cả hai giới: 65,0% nam giới và 67,5% nữ giới, tiếp đến là lý do
“Do sức ép của gia đình, dòng họ” – lý do này được coi như là lý do đồng thời cùng với lý do ‘muốn có con trai cho co nếp, có tẻ”. Có nghĩa rằng những người đưa ra 2 lý do này đều là những người có 2, 3 hoặc 4 con gái rồi, cứ phải đẻ cố để có một cậu con trai. Trong khi chỉ có 2,5% nam giới và 12,5% nữ giới đưa ra lý do “muốn có con gái cho có nếp có tẻ”, chứng tỏ có nhiểu bà mẹ mong muốn có con gái hơn các ông bố.
Đáng chú ý là có tới 25,0% nữ giới đưa ra lý do khác – đó là những lý do giải thích rõ hơn cho 2 lý do “muốn có con trai cho có nếp, có tẻ” và “do sức ép của gia đình dòng họ”. Cụ thể như có chị tâm sự “cố đẻ con trai cho chồng yên tâm, gia đình êm ấm, hạnh phúc trọn vẹn” (Nữ 26 tuổi – 3 con, bé thứ 3 là trai – 1 tuổi); và chị khác “cố đẻ con trai cho chồng vui, chú tâm làm ăn, gia đình hạnh phúc” (Nữ 46 tuổi – 4 con, bé thứ 4 là trai – 11 tuổi) hay có chị thì đã tưởng như dừng lại ở 2 con gái, song lại “sợ chồng có con trai với người khác” nên đã quyết tâm, bằng mọi