Chương 3: NHỮNG YẾU TỐ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN MONG MUỐN GIỚI TÍNH CỦA CON
3.1. Những yếu tố có liên hệ đến mong muốn giới tính của con
3.1.1. Yếu tố văn hóa truyền thống trong gia đình và cộng đồng
Các yếu tố này bao gồm tâm lý ưa thích con trai, thứ tự người con trai, sống cùng bố mẹ hay không, được chia tài sản như thế nào...
Như ở phần tổng quan địa bàn nghiên cứu, tác giả đã giới thiệu về xã Vĩnh Ninh là một xã nghèo “vùng sâu, vùng xa” của huyện Vĩnh Tường. Chính vì vậy mà trình độ phát triển kinh tế-văn hóa-xã hội của xã luôn chậm hơn so với các xã khác trong huyện. Điều này kéo theo những tư tưởng văn hóa truyền thống (kể cả những tư tưởng mà hiện nay không còn phù hợp) vẫn ăn sâu, bám rễ trong đa số mỗi người dân. Cụ thể như tâm lý “ưa thích con trai” là một biểu hiện điển hình.
Với câu hỏi đặt ra là “Ông bà nội có bày tỏ mong muốn/gợi ý anh/chị sinh cháu trai hay cháu gái không?” 47,9% số người được hỏi cho biết “Có, mong muốn cháu trai”; 52,1% là “không bày tỏ mong muốn cụ thể” và không có ông bà nào lại mong muốn gợi ý sinh cháu gái cả. “Cũng không hẳn là ông bà không yêu thích cháu gái, mỗi bé gái được sinh ra thì ông bà vẫn trông nom, chăm sóc. Tuy nhiên, nếu gia đình nào sinh được toàn con trai, không có ông bà nào lại gợi ý con trai, con dâu là phải sinh bằng được bé gái. Chỉ có gia đình nào mà chưa sinh được cháu trai thì ông bà mới gợi ý, thậm chí là gây áp lực cho các con phải sinh cho được bé trai” (Tâm sự của một cán bộ xã)
49
Và trước sự mong muốn/gợi ý của ông bà nội thì phần lớn số người được hỏi đều bị ảnh hưởng (81,9 % nam giới và 83,3% nữ giới). Một chị có chồng là con trai duy nhất, đang sống cùng bố mẹ chồng tâm sự “Từ khi em sinh cháu thứ 2 là gái, bố chồng em đã dọa là nếu em không sinh được con trai thì ông sẽ bắt chồng em đi kiếm con trai với người khác. Còn mẹ chồng em thì tâm lý hơn, bà động viên em là cố đi con ạ, nếu có con trai thì bản thân em cũng được sung sướng, chứ nếu không chồng nó bỏ hoặc vợ nọ, con kia thì khổ lắm...” (Nữ 31 tuổi, 3 con gái, học hết THPT, làm công nhân).
Chứng tỏ rằng sức ép của gia đình là khá lớn đối với các cặp vợ chồng khi chưa có con trai. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn mức độ bị ảnh hưởng của các cặp vợ chồng trước sự mong muốn gợi ý của ông bà nội thông qua việc xem xét mô hình chung sống hay không chung sống cùng với cha/mẹ.
Biểu đồ 2.7. Tương quan giữa mô hình chung sống với quan niệm
“nhất thiết phải có con trai”
Như đã giải thích về mô hình chung sống ở phần đặc điểm mẫu nghiên cứu, qua biểu đồ 2.7 ở trên cho thấy dù sống cùng hay khống sống cùng cha/mẹ thì tỷ lệ
50
nam giới và nữ giới khẳng định “nhất thiết phải có con trai” đều rất cao. Cao nhất ở mô hình chung sống cùng cha/mẹ (98,4% nam giới sống cùng cha/mẹ đẻ và 92,1% nữ giới sống cùng cha/mẹ chồng). Phía nam giới sẽ được giải thích rõ hơn khi xem xét mối liên hệ giữa thứ tự của người con trai trong gia đình với quan điểm “nhất thiết phải có con trai”. Riêng nhóm nữ giới sẽ được giải thích rõ hơn trong mối liên hệ với việc sinh hay không sinh được con trai. Chúng ta cùng nghiên cứu biểu đồ dưới.
Biểu đồ 2.8. Tương quan giữa thứ tự người con trai trong gia đình với quan niệm “nhất thiết phải có con trai”
100% nam giới là con trai duy nhất hoặc con trai cả và 100% nữ giới có chồng là con trai duy nhất hoặc con trai cả đều khẳng định “trong một gia đình nhất thiết phải có con trai” (Xem biểu đồ 2.8). Tỷ lệ này thấp hơn ở nhóm nam giới là con trai thứ/út hoặc nhóm nữ giới có chồng là con trai thứ/út. Phải chăng từ xưa cho đến tận bây giờ vai trò và trách nhiệm của người con trai duy nhất/con trai cả vẫn rất lớn lao mà khó có thể thay đổi được. Điều này mặc định là nàng dâu trưởng cũng vậy, trách nhiệm của nàng dâu trưởng rất lớn. Song vị thế của họ chỉ được khẳng định khi sinh được con trai. Chúng ta sẽ được rõ hơn thông qua chính sự đánh giá của người trong cuộc về nhận định: “Trong gia đình nếu sinh được hoặc không sinh được con trai thì người phụ nữ sẽ như thế nào?”
51
Biểu đồ 2.9. Trong gia đình nếu sinh được con trai thì người phụ nữ sẽ
Qua biểu đồ 2.9 ở trên cho thấy phần lớn cả nam giới và nữ giới đồng ý với nhận định rằng “Trong gia đình nếu sinh được con trai thì người phụ nữ sẽ: được chồng quan tâm, yêu thương hơn; chồng sẵn sàng chia sẻ việc chăm sóc con cái và được nâng cao vị thế trong gia đình nhà chồng”. Phải chăng vì những “cái được”
này mà chị em luôn cố gắng để bằng mọi cách phải sinh được con trai? Ngược lại, nếu không sinh được con trai thì người phụ nữ sẽ chịu nhiều thiệt thòi, chúng ta cùng xem biểu đồ dưới.
Biểu đồ 2.10. Trong gia đình nếu không sinh được con trai thì người phụ nữ sẽ
52
Đáng chú ý là có đến 85,8% nữ giới đồng ý với nhận định rằng “Trong gia đình nếu không sinh được con trai thì người chồng không ly dị vợ nhưng sẽ tìm cách có con trai với người khác” (có thể công khai cho vợ biết hoặc bí mật). Đây là điều khiến chị em lo lắng nhiều nhất khi chưa sinh được con trai. Bên cạnh đó là 41,7% chị em đồng ý với nhận định “bị chồng bỏ mặc, không quan tâm, trò chuyện nếu như chưa sinh được con trai”. Ngược lại với chị em phụ nữ, tỷ lệ các anh nam giới “không đồng ý” với các nhận định trên rất cao, không có anh nào “đồng ý” với hai nhận định đầu và chỉ có 1,7% đồng ý với nhận định thứ ba “chồng không ly dị nhưng sẽ tìm cách có con trai với người khác”.
Chứng tỏ sinh được người con trai có giá trị tinh thần rất lớn đối với người phụ nữ trong gia đình, đó là động lực để chị em quyết tâm sinh bằng được con trai để chiều chồng, đáp ứng sự mong mỏi của gia đình nhà chồng. Chúng ta cùng nhớ lại trong nhiều lý do khiến chị em cho rằng “nhất thiết phải có con trai”, lý do “Đảm bảo hạnh phúc gia đình”chiếm tỷ lệ cao nhất (71%).
Cách thức chia tài sản
Cách thức chia tài sản cho con cái cũng có liên hệ tới mong muốn giới tính của người con, và lý do “có người thừa kế tài sản” là lý do được đánh giá quan trọng thứ hai trong số các lý do để “nhất thiết phải có con trai”. Vậy cụ thể người dân ở xã Vĩnh Ninh phân chia tài sản như thế nào? Chính bản thân người trả lời được chia theo cách nào và họ dự định sẽ chia cho con cái sau này ra sao? Chúng ta cùng nghiên cứu bảng dưới.
Bảng 2.11. Cách thức phân chia tài sản trong gia đình
Stt Cách thức phân chia tài sản
Bản thân NTL được chia
NTL dự định chia cho
con 1 Chỉ chia cho con trai, nhưng con trai cả được nhiều hơn. 13,0 4,6 2 Chỉ chia cho con trai, nhưng không phân biệt con trai
cả hay con trai thứ. 78,2 51,7
3 Chia công bằng cho cả con trai và con gái. 0,4 7,1
53
4 Chia cho cả con trai và con gái, con trai được nhiều
hơn con gái và con trai cả được nhiều nhất. 3,8 2,5 5 Chia cho cả con trai và con gái, con trai được nhiều
hơn, nhưng không phân biệt cả - thứ. 2,5 14,3
6 Con nào chịu trách nhiệm chăm lo cho bố mẹ thì được
hưởng nhiều hơn dù trai hay gái. 1,3 5,5
7 Để lại tài sản cho cháu trai – con chú/bác sau này thờ
cúng (nếu không có con trai) 0 3,4
8 Khác 0,8 2,1
9 Chưa nghĩ tới... - 8,8
Tổng 100,0 100,0
Với 8 cách thức phân chia tài sản khác nhau, chủ yếu là cách “chỉ chia cho con trai, nhưng không phân biệt con trai cả hay con trai thứ” (xem bảng 2.11). Có đến 78,2% số người trả lời cho biết chính họ (hoặc một người khác mà họ biết rõ nhất) được chia theo cách này. 13% cho biết chính họ (hoặc một người khác mà họ biết rõ nhất) được chia theo cách “chỉ chia cho con trai, nhưng con trai cả được nhiều hơn”.
Điều này cho thấy đại đa số phụ nữ đi lấy chồng không được bố mẹ chia tài sản.
Một anh cho biết “Đất của các cụ để lại từ xưa đến nay, nên chỉ có thể chia cho con trai thôi chứ làm sao cho con gái được, cho con gái thì mất đất của các cụ à. Ngay như tôi đây, vợ chồng tôi mà không có con trai nối dõi thì cũng không được các cụ cho đất đâu, trước mắt cứ ở thôi. May mà bận thứ tư được thằng con trai thì mới được các cụ chính thức cắt đất và có tên trong sổ đỏ. Nếu tôi không có con trai thì đất đấy sau này phải để lại cho đứa cháu nào đó - con trai của anh/em trai mình sau này nó có trách nhiệm thờ cúng các cụ và thờ cúng cả mình nữa chứ ”. (Nam 48 tuổi, 4 con, con trai cả, làm nông nghiệp)
Đó là cách phân chia đất của các cụ (thân sinh ra những ông bố, bà mẹ hiện tại). Vậy chính những ông bố, bà mẹ dự định sẽ chia cho con họ như thế nào?
51,7% số người người trả lời dự định sẽ “chỉ chia cho con trai, nhưng không phân biệt con trai cả hay con trai thứ”; một số ít (14,3%) cũng nghĩ tới con gái khi chia
54
tài sản, nhưng con trai vẫn được nhiều hơn; 8,8% là “chưa nghĩ tới” chuyện sẽ phân chia tài sản cho con như thế nào – đây phần lớn là những ông bố, bà mẹ chưa có cont trai. Đáng chú ý là có 3,4% dự định sẽ “Để lại tài sản cho cháu trai – con chú/bác sau này thờ cúng”. Những con số này cho biết chính các ông bố, bà mẹ hiện tại đang bị ảnh hưởng khá lớn bởi cách phân chia tài sản truyền thống của ông cha mà không phân chia cho con theo pháp luật. Một cán bộ xã chia sẻ thêm về vấn đề này“Quê mình từ trước đến bây giờ vẫn vậy, chỉ có con trai mới được thừa hưởng đất của ông cha để lại, truyền từ đời này đến đời khác. Đất chỉ có hạn nên không thể chia cho con gái được. Nhà nào có đông anh em trai thì có thể con trai cả được chia nhiều đất hơn vì phải thờ cũng các cụ, ông bà, bố mẹ.
Nhưng cũng có nhà chia đều không phân biệt cả thứ vì việc cúng giỗ cũng chia cho mấy anh em, ví dụ anh cả có trách nhiệm thờ cúng bố thì hàng năm các anh chị em khác đến ngày giỗ bố thì hỏi giỗ (góp giỗ) cho anh cả. Con trai thứ có trách nhiệm thờ cúng mẹ thì đến ngày giỗ mẹ các anh chị em lại góp giỗ cho con trai thứ. Nếu vợ chồng nào mà không đẻ được con trai nối dõi thì sau này mất đi phải để lại đất đấy cho đứa cháu trai - con chú/bác (nó có trách nhiệm thờ cúng) chứ cũng không thể cho con gái đất đấy được. Chính vì thế mà ai cũng phải cố con trai nếu không là mất quyền lợi”.
Nhìn chung, các yếu tố văn hóa truyền thống trong gia đình và cộng đồng đều có liên hệ chặt chẽ tới mong muốn giới tính của con của người dân, đặc biệt là mong muốn con trai. Các yếu tố đó là: thứ tự người con trai trong gia đình, mô hình chung sống với cha/mẹ, cách thức phân chia tài sản và ngay cả quan niệm về người phụ nữ sinh được hay không sinh được con trai. Các yếu tố này có thể coi như là áp lực “hữu hình” đối với những cặp vợ chồng chưa sinh được con trai.