Yếu tố cá nhân: tuổi kết hôn, nghề nghiệp, học vấn, và thu nhập

Một phần của tài liệu Khác biệt giới trong mong muốn giới tính của con của người dân tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại xã vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 71 - 106)

Chương 3: NHỮNG YẾU TỐ CÓ LIÊN HỆ ĐẾN MONG MUỐN GIỚI TÍNH CỦA CON

3.1. Những yếu tố có liên hệ đến mong muốn giới tính của con

3.1.3. Yếu tố cá nhân: tuổi kết hôn, nghề nghiệp, học vấn, và thu nhập

64

tuyên truyền”. Ngoài ra còn nhóm yếu tố thuộc về cá nhân người trả lời có liên hệ như thế nào tới mong muốn giới tính của con, đặc biệt là mong muốn “nhất thiết phải có con trai”?

Tuổi kết hôn của người trả lời

Tuổi kết hôn càng thấp thì tỷ lệ khẳng định “nhất thiết phải có con trai”

càng cao (xem biểu đồ 2.15): trong số những nam giới kết hôn ở độ tuổi từ 18- 24 thì có đến 98,7% khẳng định “nhất thiết phải có con trai”, trong khi tỷ lệ này ở nhóm nam giới kết hôn từ 25-49 tuổi thấp hơn (83,7%). Tỷ lệ nữ giới khẳng định “nhất thiết phải có con trai” cũng khá cao, nên không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm nam và nữ. Những người kết hôn sớm sẽ bị ràng buộc bởi cuộc sống gia đình sớm và bị chi phối bởi gia đình, dòng họ sớm. Bên cạnh đó những người kết hôn sớm sẽ bị hạn chế cơ hội giao lưu học hỏi và hạn chế cơ hội học tập, nâng cao kiến thức, hiểu biết về bình đẳng giới và quyền trẻ em. Do vậy mà tâm lý ưa thích con trai luôn ăn sâu, bám rễ trong con người họ.

Biểu đồ 2.15. Tương quan giữa nhóm tuổi kết hôn với quan niệm

“nhất thiết phải có con trai”

Biểu đồ 2.16. Tương quan giữa trình độ học vấn với quan niệm

“nhất thiết phải có con trai”

65 Trình độ học vấn của người trả lời

Trình độ học vấn càng cao thì tỷ lệ khẳng định “nhất thiết phải có con trai”

càng thấp (xem biểu đồ 2.16). Đặc biệt là ở nhóm nam giới, 98% trong số những người có học vấn từ cấp 3 trở xuống khẳng định “nhất thiết phải có con trai” nhưng những người có trình độ học vấn từ Trung cấp/Cao đẳng/Đại học thì tỷ lệ này chỉ còn 62,5%. Tương tự như ở phần trên đã phân tích, những người có trình độ học vấn càng cao thì càng có kiến thức hiểu biết và nhận thức về chính sách, pháp luật nói chung và về DS-KHHGĐ nói riêng càng cao. Tư tưởng trọng nam, khinh nữ trong con người họ giảm đi.

Nghề nghiệp của người trả lời

Bảng 2.15. Tương quan giữa nghề nghiệp chính với quan niệm

“nhất thiết phải có con trai”

Nghề nghiệp chính của người trả lời

Khẳng định “có, nhất thiết phải có con trai”

Nam Nữ Tổng

N % N % N %

CC/VC nhà nước 2 40,0 8 88,9 10 71,4

Nông nghiệp 10 100,0 42 89,4 52 91,2

Công nhân 16 100,0 21 95,5 37 97,4

Tự KD-DV,

buôn bán nhỏ 13 100,0 24 88,9 37 92,5

Lao động tự do 60 96,8 2 66,7 62 95.4

Nội trợ 0 0 3 100,0 3 100,0

Khác 9 75,0 7 77,8 16 76,2

Tổng 110 93,2 107 89,2 217 91,2

Đối với nam giới thì có sự khác biệt rõ rệt giữa nhóm làm Công chức/viên chức nhà nước với nhóm làm ngoài (không phải cơ quan nhà nước). Trong số nam giới là CC/VC nhà nước, chỉ có 2/5 người khẳng định “nhất thiết thiết phải có con trai”, ngược lại tỷ lệ nam giới ở các nhóm nghề khác (không phải cơ quan nhà

66

nước) khẳng định “nhất thiết phải có con trai” là tuyệt đối hoặc gần tuyệt đối. Nam giới làm việc trong các cơ quan nhà nước có sự hiểu biết, nhận thức về các chủ trương, chính sách, pháp luật khá tốt.

Đối với nữ giới, riêng chỉ có nhóm chị em ở nhà nội trợ là 100% khẳng định

“nhất thiết phải có con trai”, nhóm CC/VC nhà nước có đến 8/9 (88,9%) chị em khẳng định - cao hơn 2 lần tỷ lệ này ở nam giới. Còn lại ở các nhóm nghề khác đều có tỷ lệ khẳng định thấp hơn nam giới. Chứng tỏ, dù chị em làm việc trong các cơ quan nhà nước, có hiểu biết, nhận thức về các chủ chương, chính sách, pháp luật tốt hay chưa tốt thì vẫn canh cánh quan niệm “nhất thiết phải có con trai”. Phải chăng chị em chịu áp lực từ phía gia đình và dòng họ nhiều hơn. Một lần nữa bổ xung thêm cho luận điểm ở trên: đối tượng cần tuyên truyền mạnh hơn, nhiều hơn là các anh nam giới chứ không chỉ có chị em phụ nữ.

Thu nhập của người trả lời

Biểu đồ 2.17. Tương quan giữa thu nhập với quan niệm

“nhất thiết phải có con trai”

Thu nhập càng cao thì tỷ lệ khẳng định “nhất thiết phải có con trai” càng cao và tỷ lệ nam giới cao hơn tỷ lệ nữ giới (xem biểu đồ 2.17). Đặc biệt ở nhóm thu nhập cao nhất (Từ 5 triệu trở lên) tỷ lệ nam giới khẳng định là 95,5% và tỷ lệ này ở nữ giới là 90%. Bởi vì các ông bố, bà mẹ càng có điều kiện kinh tế khá giả càng

67

mong có con trai để có người thừa kế tài sản, không chỉ là sự thừa hưởng phần đất của ông cha để lại mà còn kế thừa của cải do chính các ông bố, bà mẹ hiện tại làm ra, muốn để lại cho các con. Mặt khác, những gia đình có điều kiện kinh tế khá giả luôn sẵn sàng tâm lý “sinh con đề phòng rủi ro, tai nạn” và người con họ mong muốn đó phải là con trai chứ không phải con gái.

Ngoài ra các yếu tố khác như: vợ chồng sống chung hay sống xa nhau; sự đóng góp của vợ hoặc chồng vào thu nhập chung của gia đình và điều kiện nhà ở (kiên cố hay bán kiên cố) có liên hệ yếu đến quan niệm “nhất thiết phải có con trai”.

Như vậy, ở nhóm yếu tố cá nhân người trả lời: tuổi kết hôn, học vấn, nghề nghiệp và thu nhập đều có liên hệ đến mong muốn “nhất thiết phải có con trai”.

Trình độ học vấn của cả nam và nữ có quan hệ tỷ lệ nghịch với mong muốn “nhất thiết phải có con trai”, người có học vấn càng cao thì ít có bộc lộ tâm lý ưa thích con trai hơn. Tuy nhiên, thu nhập của cả nam và nữ lại tỷ lệ thuận với mong muốn

“nhất thiết phải có con trai”. Bên cạnh đó, những người kết hôn sớm cũng có tâm lý ưu thích con trai nhiều hơn.

Thực ra việc chia nhóm chỉ mang tính tương đối, các yếu tố ở cấp độ cá nhân, gia đình hay cộng đồng đều chi phối lẫn nhau cùng có liên hệ tới mong muốn giới tính của con và tác động ở mức độ mạnh, yếu khác nhau.

3.2. Đề xuất một số giải pháp can thiệp phù hợp với mỗi giới và cộng đồng nói chung, góp phần vào việc tuyên truyền hiệu quả chính sách DS-KHHGĐ.

Có nhiều giải pháp khác nhau để nâng cao hiệu quả tuyên truyền nhằm hạn chế tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “nhất thiết phải có con trai” đồng nghĩa với việc nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về nguyên nhân và hệ lụy của tình trạng mất cân bằng GTKS đang và sẽ diễn ra ở xã Vĩnh Ninh, hướng tới thực hiện bình đẳng giới. Tuy nhiên, để có những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất, tác giả sẽ đề xuất những giải pháp dựa trên chính những yếu tố có liên hệ đến mong muốn giới tính của con, mà cụ thể là có liên hệ đến quan niệm “nhất thiết phải có con trai”

của những ông bố, bà mẹ đã phân tích ở phần 3.1.

68

3.2.1.Tăng cường tuyên truyền cho người dân những nội dung cơ bản của cả 3 Luật: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật BV, CS&GD trẻ em cùng với nội dung DS-KHHG.

Đối tượng tuyên truyền là người dân ở mọi lứa tuổi trong toàn xã nói chung và học sinh ở 2 trường Tiểu học, THCS nói riêng. Đặc biệt là những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Ở mỗi độ tuổi, mỗi giới lại cần có những biện pháp, kỹ năng tuyên truyền khác nhau và nội dung khác nhau cho phù hợp.

- Đối với người cao tuổi (là ông bà/ bố mẹ) được nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, về quyền trẻ em và về hệ lụy của tình trạng thừa nam, thiếu nữ trong tương lai, sẽ giảm bớt tư tưởng trọng nam khinh nữ, sẽ không còn gây áp lực cho con trai, con dâu phải sinh bằng được cháu trai để nối dõi.

- Đối với các cặp vợ chồng đang trong độ tuổi sinh đẻ, bên cạnh nội dung về DS-KHHGĐ, về hệ lụy của tình trạng mất cân bằng GTKS, còn cần được nâng cao nhận thức về cả 3 Luật nói trên. Qua đó chị em sẽ tự tin và chủ động hơn trong quyết định sinh con nói riêng và các việc liên quan đến chính bản thân mình nói chung. Bên cạnh đó, có hiểu biết hơn chị em cũng chăm sóc và giáo dục con tốt hơn. Chị em không còn cảm thấy hạnh phúc gia đình bị đe dọa khi sinh con một bề là gái. Ngược lại, các anh nam giới sẽ biết tôn trọng, quan tâm tới vợ và các con gái hơn, không còn bắt vợ phải sinh bằng được con trai hoặc kiếm con riêng.

- Đối với các em học sinh Tiểu học, THCS được nâng cao nhận thức về Luật BV, CS&GD trẻ em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp các em không chỉ biết đòi quyền một cách chính đáng mà còn thực hiện bổn phận và trách nhiệm của mình một cách tự giác. Khi trẻ em được nâng cao nhận thức về quyền của mình hơn thì đòi hỏi bố mẹ, thầy cô giáo nói riêng và người lớn nói chung trong cộng đồng cũng cần phải có hiểu biết hơn để có thể đáp quyền một cách đúng mực. Về lâu dài sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng văn minh, hạn chế tối đa tâm lý “ưa thích con trai” và tư tưởng “trọng nam, khinh nữ”.

Để có thể thực hiện được giải pháp này thì cần phải thực hiện kết hợp đồng thời các giải pháp cụ thể sau:

69

a) Chú ý yếu tố giới trong chiến thuật tuyên truyền

Kết quả nghiên cứu cho thấy nam giới có trình độ học vấn càng cao và nhận thức về chính sách, pháp luật càng tốt thì tỷ lệ khẳng định “nhất thiết phải có con trai”

càng thấp. Nên cần chú ý tuyên truyền mạnh cho nhóm này để có những tấm gương điển hình cho các nhóm đối tượng khác. Bên cạnh đó ở nhóm nữ giới – dù làm trong cơ quan nhà nước hay làm ngoài, dù có học vấn cao hay thấp thì tỷ lệ khẳng định

“nhất thiết phải có con trai” không có sự chênh lệch đáng kể. Mấu chốt là vì chị em vẫn luôn bị phụ thuộc ở chồng và gia đình nhà chồng. Nên ngoài việc trang bị kiến thức cho chị em thì còn cần trang bị thêm cả kỹ năng nói chuyện và thuyết phục chồng cùng thực hiện tốt những chủ trương, chính sách và pháp luật. (Bởi hiện tại phần lớn chị em là người tham gia những buổi tuyên truyền nhưng về nhà lại không biết cách hoặc không giám tuyên truyền lại cho chồng cùng thực hiện nên hệ quả là vẫn “nhất thiết phải có con trai”)

b) Xây dựng đội ngũ Cộng tác viên tuyên truyền

Hiện tại cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ và 9 Cộng tác viên dân số của xã Vĩnh Ninh đều là những người lớn tuổi, con cái đã trưởng thành, trình độ học vấn hạn chế. Bên cạnh đó cả 10 người đều có 2 con hoặc một bề là trai hoặc một trai, một gái (“để chị em không có ý định sinh con thứ 3 nữa và mới tuyên truyên truyền được chị em khác” – đó là phương châm lựa chọn Cộng tác viên của ban DS- KHHGĐ xã). Tuy nhiên, nếu người có 2 con một bề là gái làm cộng tác viên có thể được coi như một tấm gương điển hình cho các cặp vợ chồng khác noi theo. Do vậy, cần khuyến khích những phụ nữ và nam giới đã có gia đình mà vẫn còn trẻ, năng động tham gia làm cộng tác viên, đặc biệt là những phụ nữ và nam giới có 2 con một bề là gái.

c) Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ và các Cộng tác viên

Sau khi xây dựng được đội ngũ Cộng tác viên tuyên truyền năng động, nhiệt tình, cần thường xuyên tập huấn nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ chuyên trách và các cộng tác viên.

d) Hình thức tuyên truyền

70

Ban DS-KHHGĐ xã Vĩnh Ninh cũng đang triển khai đồng thời nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau: hệ thống loa truyền thanh, phát tờ rơi, căng băng zôn, kẻ vẽ pano/apphich, họp thôn/đoàn thể, hội thi/hội diễn văn nghệ quần chúng...

nhưng chỉ khi phát động chiến dịch tuyên truyền hoặc vào dịp lễ. Như đã phân tích ở phần 2.2.2.2, chúng ta đã biết trong số các hình thức tuyên truyền thì hình thức

“Hội thi/hội diễn văn nghệ quần chúng” là có hiệu quả cao nhưng lại khá tốn kém cả về chi phí lẫn thời gian chuẩn bị.. Nên một mặt hàng năm vẫn duy trì tổ chức 1 lần/một năm Hội thi/hội diễn này, một mặt cần đơn giản hóa hơn Hội thi này để có thể tổ chức thường xuyên hơn hoặc thay vào đó là hình thức diễn đàn thôn và diễn đàn trường học, và cần trực quan hóa, sân khấu hóa nội dung tuyên truyền để người dân dễ hiểu. Bên cạnh đó tiếp tục duy trì đồng thời các biện pháp khác ở trên với tần xuất thường xuyên hơn, riêng hình thức tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh cần được phát hàng ngày.

e) Cơ chế theo dõi, giám sát công tác tuyên truyền

Đây là khâu quan trọng để đảm bảo công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao.

Kịp thời điều chỉnh những hoạt động, những biện pháp cho phù hợp với từng nhóm đối tượng.

f) Tài liệu hóa kết quả của công tác tuyên truyền

Hoạt động này nhằm có sự đối chiếu, so sánh kết quả trước và sau khi tuyên truyền, từ đó phát huy những mặt tích cực và khắc phục những điểm hạn chế trong quá trình tuyên truyền.

3.2.2. Hỗ trợ chị em phụ nữ độc lập hơn về kinh tế góp phần chủ động hơn trong quyết định sinh con nói riêng và trong các việc liên quan đến chính bản thân chị em nói chung.

Kết quả nghiên cứu cho thấy đại đa số chị em có thu nhập thấp hơn chồng của mình và không ổn định, 75,8% chị em có mức thu nhập dưới 3 triệu/người/tháng và 71,7% chị em khẳng định chồng của mình có đóng góp nhiều hơn vào thu nhập chung của gia đình. Đây là một trong những lý do khiến chị em bị phụ thuộc vào chồng và gia đình nhà chồng. Cho dù chị em có là người “tay hòm, chìa khóa” trong gia đình, nhưng phần lớn không được quyền tham gia quyết định

71

mua sắm trang thiết bị, tài sản hay chi tiêu cho những công việc chung. Chính vì vậy, cần có giải pháp hỗ trợ chị em độc lập hơn về kinh tế, góp phần giúp chị em chủ động hơn khi đưa ra các quyết định liên quan đến chính bản thân mình, trong đó có quyết định sinh con. Để giải pháp này thành công, cần triển khai đồng thời những giải pháp cụ thể sau:

- Đào tạo nâng cao kiến thức chuyên môn và nâng cao tay nghề cho chị em để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường lao động, giúp chị em có cơ hội nâng cao được thu nhập của mình.

- Đối với những chị em làm nông nghiệp, cần phát triển hơn nữa theo hướng sản xuất hàng hóa. Hiện tại, chỉ có số ít gia đình chăn nuôi bò sữa có thu nhập cao, còn lại đa số là chăn nuôi theo kiểu nhỏ lẻ, tự cung tự cấp.

- Tập huấn nâng cao năng lực quản lý kinh tế hộ cho chị em.

3.2.3. Xây dựng và thực hiện các chính sách khuyến khích, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong cộng đồng.

Xây dựng và triển khai thử nghiệm các chính sách ưu tiên nữ, hỗ trợ, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là các trẻ em gái trong các gia đình sinh con một bề là gái. Giải pháp này sẽ góp phần đẩy nhanh sự chấp nhận các giá trị bình đẳng giới trong gia đình và cộng đồng, đẩy lùi tư tưởng

“trọng nam, khinh nữ”

72

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những nỗ lực của các cấp, các ngành, đoàn thể, sự đồng thuận của nhân dân, năm 2015 UBND huyện Vĩnh Tường đã thẩm định và xét đề nghị công nhận xã Vĩnh Ninh đạt xây dựng Nông thôn mới theo kế hoạch. Đây có thể được coi như là “bước chuyển mình” của xã Vĩnh Ninh. Quan trọng hơn đó là việc duy trì và phát huy thành quả này. Bên cạnh đó, Đảng bộ và nhân dân xã Vĩnh Ninh còn phải đối mặt với những vấn đề xã hội khác đang nảy sinh, trong đó có tình trạng mất cân bằng GTKS đang ở mức báo động.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt giới trong mong muốn giới tính của con của những ông bố, bà mẹ ở xã Vĩnh Ninh. Nếu như những ông bố quyết tâm phải có con trai để có người nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên hay có người thừa kế tài sản và giúp cho họ nâng cao vị thế trong gia đình, dòng họ. Đối với các bà mẹ, người con trai như sợi dây gắn kết giữa vợ và chồng, giữa nàng dâu với gia đình nhà chồng nhằm đảm bảo hạnh phúc gia đình, giúp chị em được nâng cao vị thế trong gia đình nhà chồng. Khác với các bé trai, các bé gái được bố mẹ mong đợi là để chăm sóc bố mẹ khi ốm đau về già vì các bé gái luôn sống gần gũi, tình cảm với bố mẹ hơn các bé trai. Sự mong muốn và quyết tâm có con trai ở những ông bố lớn hơn ở những bà mẹ. Điều này góp phần khẳng định xu hướng số bé bé trai được sinh ra nhiều hơn bé gái sẽ tiếp tục diễn ra ở xã Vĩnh Ninh nếu như không có những biện pháp khắc phục kịp thời và phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Xét đến các yếu tố có liên hệ đến mong muốn giới tính của con của những ông bố, bà mẹ có thể chia ra thành 3 nhóm yếu tố chính: yếu tố văn hóa truyền thống trong gia đình và cộng đồng; yếu tố thuộc về công tác tuyên truyền, và nhóm yếu tố thuộc về cá nhân người trả lời. Việc chia nhóm chỉ mang tính tương đối, thực tế các yếu tố này luôn chi phối lẫn nhau cùng có liên hệ đến mong muốn giới tính của con và tác động ở mức độ mạnh, yếu khác nhau.

Những yếu tố văn hóa truyền thống trong gia đình và cộng đồng đều có liên hệ chặt chẽ tới mong muốn giới tính của con của người dân, đặc biệt là mong muốn con trai. Các yếu tố đó là: thứ tự người con trai trong gia đình, mô hình chung sống với cha/mẹ, cách thức phân chia tài sản và ngay cả quan niệm về người phụ nữ sinh được hay không sinh được con trai. Các yếu tố này có thể coi như là áp lực

Một phần của tài liệu Khác biệt giới trong mong muốn giới tính của con của người dân tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại xã vĩnh Ninh, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) (Trang 71 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)