Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non công lập quận đống đa, hà nội (Trang 27 - 36)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON

1.3. Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non

1.3.1. Nguyên tắc QL hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường MN Nguyên tắc quản lý là những quy tắc, luận điểm chỉ đạo và là những tiêu chuẩn hành vi mà hệ thống quản lý phải tuân theo trong quá trình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý. Để quản lý có hiệu quả các hoạt động giáo dục trong trường mầm non, mỗi người CBQL cần phải nắm vững các nguyên tắc quản lý cụ thể nhƣ sau:

- Đảm bảo tính mục đích và tính tư tưởng: Là một trong những nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong công tác quản lý.

- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Đây là nguyên tắc rất quan trọng của quản lý, việc thực hiện nguyên tắc này bảo đảm sự thống nhất tổ chức và trình độ tổ chức cao, đồng thời phát huy cao độ khả năng, tiềm tàng trí tuệ của tập thể. Nguyên tắc tập trung dân chủ là thể hiện sự kết hợp lãnh đạo tập trung với việc phát huy tối đa sáng kiến của đông đảo quần chúng lao động nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra.

- Đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn: Hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ em là một hoạt động khoa học. Do vậy, công tác quản lý giáo dục mầm non nói chung và quản lý mầm non đòi hỏi tính khoa học và thực tiễn rất cao.

- Kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể xã hội: Thực chất của nguyên tắc này là hướng sự hoạt động tích cực của cá nhân vào lợi ích của tập thể - xã hội trên cơ sở đảm bảo lợi ích trước mắt lâu dài của mỗi cá nhân. Do vậy việc tìm hiểu đặc điểm tâm lý của từng người thừa hành, điều kiện, hoàn cảnh riêng của họ... là rất cần thiết giúp cho người quản lý hoàn thành công việc của mình.

22

- Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và từng lãnh thổ:

Thực chất của nguyên tắc này là vừa đảm bảo sự quản lý thống nhất từ trên xuống dưới, từ Trung ương đến địa phương về ngành nghề nào đó, nó vừa phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phương, từng vùng lãnh thổ, vừa phát huy được thế mạnh của các địa phương và vùng lãnh thổ. Quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ đảm bảo thực hiện đƣợc những nội dung và yêu cầu cơ bản của quản lý theo ngành nói trên dựa vào đặc điểm hoàn cảnh của từng địa phương, từng vùng miền, phát huy được khả năng và thế mạnh của địa phương.

- Đảm bảo hiệu quả kinh tế: Nguyên tắc này đòi hỏi những điều kiện nhất định về vật chất, về sức người và thời gian phải làm ra nhiều nhất và tốt nhất của cải vật chất và tinh thần nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội ngày một tăng. Trong công tác GD nói chung và GDMN nói riêng, hiệu quả kinh tế đƣợc đo bằng chất lƣợng GD.

1.3.2. Vai trò quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường Mầm non

Trường mầm non là một tổ chức xã hội, là môi trường đặc biệt vừa mang tính chất của một trường học vừa mang tính chất cuả một gia đình, cô và trẻ vừa là quan hệ xã hội (thầy - trò) vừa là quan hệ gia đình (mẹ - con). Mọi hoạt động của trẻ hoà quện vào nhau: "học mà chơi, chơi mà học", rất đa dạng và phức tạp.

Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng là một công tác trọng tâm trong trường Mầm non. Phần lớn thời gian trong ngày trẻ ở trường mầm non, trẻ có được chăm sóc nuôi dƣỡng tốt mới phát triển tốt và có một cơ thể khỏe mạnh để tiếp thu giáo dục.

Đại đa số các trường mầm non đều vượt quá số lượng qui định, mỗi giáo viên phải trông số lƣợng trẻ rất đông nên việc đáp ứng các yêu cầu chăm sóc còn rất hạn chế và nhiều khó khăn. Mặc dù trong những năm qua Đảng và nhà nước đã có nhiều chăm lo cho ngành mầm non tuy nhiên những hạn chế vẫn còn.

Hiệu trưởng trường mầm non có nhiệm vụ quản lý nhà trường, quản lý các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Người Hiệu trưởng làm tốt công tác quản lý sẽ góp phần thực hiện tốt các mục tiêu cơ bản của nhà trường. Vì vậy, Hiệu trưởng đóng vai trò là người lãnh đạo, chỉ đạo mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

23

Theo đó, người Hiệu trưởng cần thực hiện tốt các vai trò:

- Hiệu trưởng phải thực hiện tốt công tác tuyển sinh:

Công tác tuyển sinh cần đƣợc phổ biến rộng rãi, công khai ở bảng thông báo, trên phương tiện thông tin đại chúng của địa bàn, để huy động tối đa trẻ trong độ tuổi MN đến trường, đặc biệt làm tốt công tác phổ cập trẻ 5 tuổi.

- Hiệu trưởng cần sử dụng phối hợp các biện pháp:

Điều tra cơ bản để biết số trẻ dưới 6 tuổi trên địa bàn dân cư. Nắm được số trẻ đến trường, số trẻ không đến trường, tìm hiểu nguyên nhân...

Xây dựng kế hoạch phát triển số lƣợng trẻ hàng năm trên cơ sở tính toán đầy đủ các điều kiện thực tế, đảm bảo kế hoạch đề ra có tính khả thi.

Tổ chức tốt công tác tuyển sinh: Công khai hóa đối tƣợng, số lƣợng tuyển sinh, chế độ đóng góp và những quy định cụ thể.

Tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về vị trí vai trò của GDMN và lợi ích của việc gửi con vào trường MN. Phối hợp với hội Phụ nữ, y tế địa phương và các tổ chức xã hội vận động gia đình gửi trẻ đến trường.

Giao chỉ tiêu phát triển số lƣợng trẻ cho từng nhóm lớp để GV có trách nhiệm tuyên truyền, thuyết phục, huy động trẻ đến lớp.

- Hiệu trưởng là người xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non.

- Hiệu trưởng là người huy động mọi nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

- Hiệu trưởng là người chỉ đạo các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

- Hiệu trưởng là người kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

Vì vậy, Hiệu trưởng phải thường xuyên sâu sát với từng công việc nắm chắc từng nội dung công việc quản lý để chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường.

1.3.3. Nội dung Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non 1.3.3.1. Lập kế hoạch quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mầm non Công tác lập kế hoạch (Kế hoạch hóa) là một chức năng quan trọng trong

24

công tác quản lý trường Mầm non nói chung và quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ nói riêng. Kế hoạch là cơ sở thống nhất mọi hoạt động của các thành viên trong nhà trường và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học. Quản lý bằng kế hoạch là cách quản lý khoa học, giúp Hiệu trưởng chủ động tiến hành công việc, hướng mọi hoạt động của nhà trường vào việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm. Kế hoạch còn là căn cứ để kiểm tra, đánh giá của cấp trên và tự kiểm tra, đánh giá của nhà trường về kết quả thực hiện chương trình năm học.

Xây dựng kế hoạch là tạo tiền đề cho quá trình quản lý. Chất lƣợng của kế hoạch có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý. Bởi vì kế hoạch được coi là chương trình hành động của nhà trường, quá trình quản lý của hiệu trưởng là quá trình chỉ đạo thực hiện các mục tiêu đề ra trong kế hoạch.

Người Hiệu trưởng phải quan tâm đầy đủ đến các loại kế hoạch sau: Kế hoạch dài hạn - Kế hoạch ngắn hạn; Kế hoạch tổng thể - Kế hoạch bộ phận; Kế hoạch tập thể - Kế hoạch cá nhân. Trong đó, đặc biệt chú ý đến kế hoạch năm học - sự cụ thể hóa việc thực hiện nhiệm vụ năm học với các mục tiêu và biện pháp rõ ràng, đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch của từng bộ phận, kế hoạch cá nhân. Kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trường mầm non cần đảm bảo các nội dung cơ bản:

- Xác định mục tiêu (làm gì - What?): Chăm sóc, nuôi dƣỡng tất cả các trẻ thuộc phạm vi quản lý của nhà trường ...

- Xác định nội dung (Ai làm - Who?): Chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ theo độ tuổi, nhóm lớp, đảm bảo công khai, có hiệu quả trong công tác quản lý trẻ.

- Lựa chọn phương thức (Làm như thế nào - How?): Thực hiện theo đúng quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ. Nêu rõ các nguồn hỗ trợ, phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng đảm bảo hiệu quả.

- Thời gian (Khi nào làm -When?): Phân công thời gian cụ thể, rõ ràng, khoa học

- Địa điểm (Làm ở đâu -Where?): Các đơn vị trong nhà trường, các GV tiến hành chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại trường, lớp.

25

1.3.3.2. Tổ chức, bố trí nhân sự thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non

Các nội dung chính cần thực hiện là: Nắm chắc năng lực của từng GV, NV trong nhà trường với từng mảng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ.

- Phân công, phân nhiệm cho cán bộ, giáo viên một cách rõ ràng, phù hợp với năng lực chuyên môn và trình độ của cán bộ, giáo viên.

- Huy động mọi nguồn lực để tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.

- Phối hợp với bệnh viện để thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.

- Phối hợp với cơ quan chức năng quản lý an toàn thực phẩm để tƣ vấn hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ.

- Phối hợp với cha mẹ học sinh để huy động nguồn tài chính nhằm đảm bảo chế độ dinh dƣỡng cho trẻ.

- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan an ninh nhằm đảm bảo về vấn đề an ninh trật tự nơi trường đóng.

- Thực hiện triển khai các chương trình hành động trong nhà trường nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ về mọi mặt vv...

- Huy động mọi nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính và thông tin để thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ

- Phối hợp với gia đình và các lực lƣợng khác trong chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ: Chủ động đề xuất biện pháp với cấp uỷ và chính quyền địa phương, phối hợp với gia đình và xã hội nhằm thống nhất quy mô, kế hoạch phát triển nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, các biện pháp giáo dục trẻ em và quan tâm giúp đỡ những trường hợp trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng đồng; thực hiện phòng bệnh, khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em; Huy động các nguồn lực của cộng đồng chăm lo sự nghiệp GDMN; góp phần xây dựng CSVC; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để nâng cao chất lƣợng nuôi dƣỡng, chăm sóc GD trẻ.

Ngoài ra, CBQL nhà trường thực hiện tốt công tác tổ chức, huy động và tiếp nhận trẻ trong độ tuổi trên địa bàn đến trường theo quy định, thực hiện phổ cập

26

GDMN cho trẻ em 5 tuổi. Duy trì và phát triển số lượng trẻ đến trường là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu đảm bảo sự tồn tại, phát triển của nhà trường.

Để duy trì số lượng trẻ, Hiệu trưởng cần:

- Đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất và từng bước hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu mở rộng trường lớp.

- Nâng cao chất lƣợng chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ, coi chất lƣợng vừa là mục tiêu vừa là ĐK để thu hút số lượng trẻ đến trường.

- Hiệu trưởng làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo địa phương nhằm tăng cường sự chỉ đạo và tạo thêm các nguồn lực để phát triển nhà trường.

- Chăm lo bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ và cải thiện đời sống giáo viên để họ yên tâm làm tốt nhiệm vụ đƣợc giao.

- Phân công lao động trong trường hợp lý.

- Phân chia trẻ theo quy định: Trẻ gửi vào trường Mầm non với các độ tuổi khác nhau nên phải chia trẻ theo từng nhóm lớp để việc chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ và thuận tiện cho giáo viên trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ

- Hàng ngày phải quản lý chặt chẽ số lượng trẻ đến trường, tìm mọi biện pháp duy trì sĩ số, giảm tỷ lệ trẻ vắng mặt...

- Hiệu trưởng quản lý và chỉ đạo giáo viên thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định về quản lý trẻ và thường xuyên có kế hoạch kiểm tra, uốn nắn kịp thời những thiếu sót của giáo viên.

1.3.3.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non - Chỉ đạo thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ

Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, khoa học và quản lý sát sao việc thực hiện sẽ đảm bảo trẻ đƣợc chăm sóc, nuôi dƣỡng tốt khoa học giúp cho sự phát riển của trẻ, mỗi nhóm lớp phải xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp với đặc điểm của và tình hình thực tế của lớp, trường. Yêu cầu giáo viên phải thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt đề ra.

Cán bộ quản lý phải quan tâm, tạo điều kiện để giáo viên thực hiện đầy đủ

27

các nội dung được quy định trong chế độ sinh hoạt. Hiệu trưởng cần có kế hoạch kiểm tra thường xuyên về tình hình thực hiện kế hoạch của giáo viên, kịp thời uốn nắn sai lệch...Chỉ đạo giáo viên kết hợp với gia đình trẻ để thống nhất việc thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ.

- Chỉ đạo công tác nuôi dưỡng.

Thực hiện chế độ dinh dƣỡng theo yêu cầu độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ. Chỉ đạo thực hiện tính khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ phải đảm bảo đủ năng lƣợng và các chất dinh dƣỡng cần thiết, hợp lý, cân đối...

Chỉ đạo xây dựng thực đơn hàng tuần phù hợp với từng mùa và chỉ đạo bộ phận nuôi dƣỡng thực hiện nghiêm túc thực đơn.

Chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm: Các nguồn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tươi ngon, đảm bảo vệ sinh, có hợp đồng với các chủ hàng, các khâu chế biến đúng quy trình bếp ăn một chiều, lưu mẫu thực phẩm theo đúng quy định. Dụng cụ nấu ăn, chia ăn vệ sinh, khử trùng sạch sẽ. Thường xuyên rút kinh nghiệm, cải tiến cách chế biến món ăn cho trẻ...

- Chỉ đạo việc chăm sóc tốt bữa ăn cho trẻ và cho trẻ uống nước đầy đủ, đặc biệt là mùa Hè.

Có kế hoạch bồi dƣỡng nâng cao tay nghề cho nhân viên nuôi dƣỡng; Xây dựng mạng lưới giám sát công tác nuôi dưỡng trong nhà trường, kết hợp với y tế thường xuyên kiểm tra chất lượng nuôi dưỡng, kịp thời uốn nắn khắc phục thiếu sót. Quản lý chặt chẽ các khoản thu chi liên quan đến ăn uống của trẻ, thực hiện tài chính công khai, thanh toán sòng phẳng với gia đình.

- Chỉ đạo công tác chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ

Công tác chăm sóc, đảm bảo an toàn cho trẻ phải đặt lên ở vị trí hàng đầu trong hệ thống các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ ở trường MN. Đây cũng là nội dung quan trọng trong công tác quản lý của hiệu trưởng trường MN.

Quan tâm sát sao tới việc thực hiện các chế độ vệ sinh, vệ sinh cá nhân cho trẻ, kịp thời chăm sóc vệ sinh cá nhân cho trẻ, chăm sóc nhẹ nhàng, ân cần chu đáo, vệ sinh đồ dùng, đồ chơi, vệ sinh môi trường...cần phải được thực hiện một cách

28

nghiêm túc và có kiểm tra nghiêm ngặt đảm bảo cho trẻ luôn đƣợc sống trong môi trường sạch sẽ, ngăn ngừa những tác động bất lợi cho sức khỏe của trẻ.

Sức khỏe tâm lý của trẻ vô cùng quan trọng. ngày nay cha mẹ trẻ do nhiều lý do (mải mê công việc, thường xuyên phải đi công tác, gia đình không hạnh phúc...) không quan tâm đúng mức đến sức khỏe tâm lý của trẻ nên số trẻ mắc bệnh tự kỷ, một số biểu hiện của các bệnh tâm lý khác nhƣ trầm cảm, hay sợ hãi. ngày càng tăng một số gia đình thì quá nuông chiều dẫn đến trẻ có những hành vi không đúng chuẩn mực...Việc chăm sóc sức khỏe tâm lý cho trẻ cần phải đƣợc thực hiện nghiêm túc đặc biệt là trẻ 5 - 6 tuổi việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lóp 1 tiểu học vô cùng quan trọng.

Các cô giáo phải hết sức kiên trì và nhẹ nhàng với các trẻ, đối xử công bằng với trẻ, tuyệt đối không đƣợc xúc phạm thân thể trẻ cũng nhƣ danh dự của trẻ, không được mắng phạt, quát nạt làm ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ, hay tổn thương trẻ về mặt tinh thần.... Việc này đòi hỏi sự sát sao trong công tác quản lý, mỗi nhà trường cần xây dựng những chế tài riêng để giáo dục cũng như răn đe giáo viên trong quá trình dạy trẻ.

Sức khỏe học đường ngày nay đang là mối quan tâm lo ngại của không chỉ các bậc phụ huynh mà còn là trách nhiệm của các nhà trường. Ngày nay nhiều phụ huynh đã rất lo ngại khi gửi con tới trường mầm non, trẻ còn non nớt, chưa biết bảo vệ bản thân nên cần đƣợc các cô giáo quan tâm, tâm huyết với nghề nhiều hơn.

Công tác quản lý càng cần khoa học, hiệu quả và sát sao hơn.

- Chỉ đạo thực hiện phòng tránh dịch bệnh cho trẻ: Chỉ đạo bộ phận y tế thực hiện tốt việc theo dõi và báo cáo dịch bệnh, xử lý theo đúng quy định nếu có dịch bệnh ở trường, thực hiện chế độ vệ sinh, khử trùng theo kế hoạch y tế học đường. Chỉ đạo bộ phận giáo viên thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh theo mùa cho trẻ.

Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ: Tổ chức cân, đo định kỳ, theo dõi sự phát triển của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng trẻ theo đúng quy định.

Quản lý lịch tiêm chủng cho 100% số trẻ trong trường. Theo dõi sức khỏe

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non công lập quận đống đa, hà nội (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)