Thực trạng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non công lập quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non công lập quận đống đa, hà nội (Trang 41 - 52)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNGTRẺ TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

2.2. Thực trạng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non công lập quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Chất lượng giáo dục của nhiều trường mầm non trong quận được ghi nhận rất tốt có nhiều thành tích cao trong thành phố, tuy nhiên vì quá tải về số lƣợng học sinh, đội ngũ giáo viên nhiều người chưa thực sự tâm huyết với nghề, một số cán bộ quản lý thế hệ lớn tuổi còn hạn chế về Công nghệ thông tin, ngại học tậ, đổi mới nên gặp khó khăn trong công tác quản lý. Nhiều trường MN đã xuống cấp, quá chật hẹp do đƣợc xây dựng đã lâu, thiếu thốn về cơ sở vật chất nên không còn đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu giáo dục hiện tại. Xuất phát từ những thực tế trên, cùng với cường độ làm việc của giáo viên cao, thu nhập lại rất ít ỏi làm cho lòng nhiệt tình giảm sút đang thực sự là những thách thức cho bậc học mầm non. Chính vì vậy quản lý công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ đang gặp phải rất nhiều khó khăn.

Đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non công lập quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, kết hợp với tổng kết kinh nghiệm công tác và những nhận định đánh giá khách quan của tác giả nghiên cứu. Số lƣợng phiếu điều tra đƣợc phát là 200, bao gồm: 50 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng), 150 giáo viên, nhân viên tại các trường MN công lập trên địa bàn quận. Tất cả các phiếu điều tra thu về đều đƣợc các đối tƣợng đƣợc hỏi trả lời đầy đủ các nội dung.

2.2.1. Về mặt nhận thức của CBQL, GV, NV các trường mầm non 2.2.1.1. Nhận thức về vai trò của việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non Đây là cơ sở quan trọng để xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ phù hợp. Để đánh giá thực trạng nhận thức về vai trò của việc chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ, sau khi tiến hành khảo sát 50 cán bộ quản lý và 150 giáo viên, nhân viên dạy tại các trường mầm non trên địa bàn về vai trò của chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non. Kết quả thu được ở các bảng 2.1 và 2.2 như sau:

36

Bảng 2.1. Tổng hợp kết quả khảo sát về nhận thức của CBQL, GV, NV các trường MN Quận Đống Đa, Hà Nội về tầm quan trọng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

Mức độ Rất quan

trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng CB QL

(SL, tỷ lệ %)

38 (76)

12 (24)

0 (0)

0 (0)

GV, NV (SL, tỷ lệ %)

122 (81,3)

28 (19,67)

0 (0)

0 (0)

Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả khảo sát về nhận thức của CBQL, GV, NV các trường mầm non Quận Đống Đa, Hà Nội về vai trò của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

Nội dung vai trò Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng quan trọng Không

Giúp trẻ phát triển thể chất

200 100%

0 0%

0 0%

0 0%

Giúp trẻ phòng tránh bệnh tật 135 67,5%

38 19%

22 11%

5 2,5%

Giúp giúp trẻ phát triển toàn diện 146 73%

52 26%

2 1%

0 0%

Giúp trẻ phát triển tâm – sinh lý lành mạnh

125 62,5%

61 30,5%

12 6%

2 1%

Giúp trẻ hình thành những thói quen và kỹ năng trong vệ sinh

179 89,5%

16 8%

4 2%

1 0,5%

Chăm sóc, nuôi dƣỡng tốt tạo tiền đề cho giáo dục tốt

116 58%

65 32,5%

19 9,5%

0 0%

Chăm sóc, nuôi dƣỡng ở độ tuổi mầm non có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển sau này của trẻ

135 67,5%

55 27,5%

10 5%

0 0%

37

Qua kết quả thu đƣợc cho thấy: Nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV các trường mầm non công lập quận Đống Đa, Hà Nội về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ khá đồng đều.

- Về tầm quan trọng của hoạt động này: Đa số CBQL, GV, NV đều nhận thức đƣợc mức độ rất quan trọng của công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở các trường mầm non, chỉ có một số ít nội dung được đánh giá ở mức độ quan trọng.

- Về vai trò của công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng đối với sự phát triển các mặt hoạt động của trẻ: Với từng nội dung hoạt động, CBQL, GV, NV có những đánh giá ở các mức độ khác nhau: Tuy nhiên chúng ta nhận thấy qua kết quả khảo sát thì hầu hết các vai trò đều đƣợc đánh giá ở mức độ rất quan trọng và quan trọng.

Do vậy, các nhà trường cần phải thực sự quan tâm nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV các trường mầm non giúp họ nhận thức đầy đủ hơn về tầm quan trọng của việc chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.

2.2.1.2. Nhận thức của giáo viên về vai trò của giáo viên trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non

Để đánh giá thực trạng nhận thức về vai trò của giáo viên trong quá trình chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ mầm non, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 150 GV, NV dạy ở các trường mầm non quận Đống Đa, Hà Nội về các vai trò cơ bản của giáo viên trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non. Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.3 nhƣ sau:

38

Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả khảo sát về nhận thức của GV, NV về vai trò của giáo viên trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

Nội dung vai trò Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Người tạo lập môi trường chăm sóc,

nuôi dƣỡng trẻ

152 76%

33 16,5%

12 7,5%

Người lập kế hoạch và tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ

125 62,5%

55 27,5%

20 10%

Người định hướng cho trẻ trong quá trình hình thành các kỹ năng trong chăm sóc nuôi dƣỡng

100 66,7%

29 19,3%

21 14%

Người truyền đạt kiến thức, nội dung, cách thức và hướng dẫn thực hiện các kỹ năng trong chăm só,c nuôi dƣỡng cho trẻ.

110 73,3%

34 22,7%

6 4%

Người thúc đẩy và tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình hình thành các kỹ năng trong chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ.

80 53,3%

54 36%

16 10,7%

Người trực tiếp thực hiện quá trình chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ.

159 79,5%

41 20,5%

0 0%

Người điều khiển, điều chỉnh, sửa sai trong quá trình hình thành các kỹ năng trong chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ

122 81,3%

13 8,7%

15 10%

Người nhận xét, đánh giá kết quả hình thành các kỹ năng trong chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ.

99 66%

44 29,3%

7 4,7%

Người tập cho trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt, học tập, vui chơi...

119 79,3%

25 16,6%

6 4%

39

Kết quả thu được cho thấy: Đội ngũ giáo viên, nhân viên các trường mầm non công lập quận Đống Đa, Hà Nội đã cơ bản nhận thức đƣợc đầy đủ về một số vai trò của giáo viên với công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ: Vai trò của giáo viên là người truyền đạt kiến thức, nội dung, cách thức và hướng dẫn thực hiện các kỹ năng cho trẻ và vai trò là người tập cho trẻ có thói quen tốt trong sinh hoạt, học tập, vui chơi đƣợc phần lớn giáo viên đánh giá có vai trò lớn, chỉ có số lƣợng không nhiều ý kiến chưa nhận thức rõ về vai trò này. Nhưng ở nội dung giáo viên là người lập kế hoạch và tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ và tạo lập môi trường chăm sóc, định hướng trong quá trình hình thành kỹ năng chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ chƣa thể hiện nhận thức rõ nét của đội ngũ GV, NV (từ 7% đén 14 % GV, NV đánh giá là không có vai trò gì trong hai nội dung này). Do vậy, các nhà trường cần có biện pháp bồi dưỡng về nhận thức, chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên cho giáo viên nhằm nâng cao chất lƣợng chăm sóc, nuôi dƣỡng .

2.2.2. Thực trạng về năng lực thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non công lập quận Đống Đa, Hà Nội

2.2.2.1. Thực trạng năng lực của Hiệu trưởng trường mầm non trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

Để nắm được thực trạng năng lực của hiệu trưởng các trường mầm non trong hoạt động chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 50 CBQL là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng của một số trường mầm non công lập trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội về việc tự đánh giá năng lực trong công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non. Kết quả thu đƣợc ở bảng 2.4 nhƣ sau:

40

Bảng 2.4. Tổng hợp kết quả đánh giá về năng lực của hiệu trưởng trường mầm non công lập về quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

Năng lực Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng

Không quan trọng Tổ chức quản lý các hoạt động nuôi

dƣỡng, chăm sóc trẻ MN

34 (68)

11 (22)

3 (6)

2 (4) Phát triển chương trình nuôi dưỡng,

chăm sóc trẻ MN

22 (44)

12 (24)

8 (16)

8 (16)

Công tác tổ chức cán bộ 36

(72)

9 (18)

3 (6)

2 (4)

Tham mưu, dự báo 22

(44)

15 (30)

7 (14)

6 (12) Quản lý hành chính trường học 35

(70)

9 (18)

3 (6)

3 (6) Khả năng vận dụng thực tế 24

(48)

11 (22)

6 (12)

9 (18)

Lãnh đạo, chỉ đạo 30

(60)

8 (16)

6 (12)

6 (12) Qua kết quả khảo sát thu đƣợc ở bảng 2.4, chúng tôi thấy rằng năng lực của hiệu trưởng các trường mầm non công lập trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội khá tốt ở các nhóm nội dung nhƣ: Năng lực tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng; công tác QL hành chính trường học và lãnh đạo, chỉ đạo.

Tuy nhiên các nhóm năng lực: Khả năng phát triển chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non, vận dụng thực tế và nhóm năng lực tham mưu, dự báo

41 chƣa thực hiện có hiệu quả. Cụ thể:

+ 44% ý kiến đánh giá năng lực phát triển chương trình nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ mầm non thực hiện tốt. Điều này cũng minh chứng cho việc thụ động trong công tác tổ chức các chương trình, các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong trường MN, chưa xuất hiện những ưu điểm nổi trội, hiệu quả rõ nét.

+ 18% ý kiến đánh giá về năng lực vận dụng vào thực tế ở mức yếu, cho thấy một số cán bộ quản lý chƣa thực sự linh hoạt vẫn máy móc trong tổ chức cũng nhƣ thực hiện.

+ 14 % và 12 ý kiến đánh giá năng lực tham mưu, dự báo ở mức trung bình, yếu; trong khi chỉ có 40% đánh giá ở mức rất tốt. Nội dung này cũng phần nào khẳng định công tác tham mưu, dự báo trong hoạt động quản lý nhà trường nói chung và quản lý hoạt động nuôi dƣỡng, chăm sóc trẻ của đội ngũ CBQL các trường MN còn có nhiều hạn chế.

Do vậy, đội ngũ Hiệu trưởng các trường mầm non công lập quận Đống Đa, Hà Nội rất cần đƣợc bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để khắc phục những bất cập, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện.

2.2.2.2. Thực trạng năng lực của giáo viên trường mầm non trong công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ MN

Trên thực tế các giáo viên khi đƣợc tuyển dụng đều có trình độ và bằng cấp, đƣợc đào tạo sƣ phạm mầm non bài bản, các giáo viên đa phần đều hiểu cần phải làm gì và làm nhƣ thế nào.

Một số giáo viên có năng lực sƣ phạm rất tốt tập trung ở sô giáo viên có nhiều năm công tác, một số giáo viên có ý thức tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tập trung ở giáo viên trẻ. Tuy nhiên, trên thực tế do áp lực của công việc, cộng với sự thiếu kinh nghiệm và trách nhiệm của một số giáo viên đã làm ảnh hưởng đến năng lực, lòng nhiệt tình của giáo viên.

Ngoài ra nhiều giáo viên có năng lực giao tiếp, ứng xử hạn chế. Qua tìm hiểu tôi nhận thấy biểu hiện qua một số vấn đề chính nhƣ: Giao tiếp, ứng xử với phụ huynh và học sinh chƣa tốt, cách tiếp xúc với phụ huynh nhiều khi còn mang tính

42

chất gia đình, chƣa thực sự khéo léo tế nhị, hơn nữa trong tập thể đa phần là nữ nên nhiều khi có sự đố kỵ và phức tạp. Nhƣ vậy việc bồi dƣỡng kỹ năng, nghiệp vụ sƣ phạm, kỹ năng giao tiếp, nâng cao nhận thức cho giáo viên là rất cần.

2.2.3. Thực trạng việc thực hiện nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non

Để đánh giá thực trạng về thực hiện nội dung chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở trường mầm non, tôi đã tiên hành khảo sát 150 giáo viên, nhân viên trường mầm non trên địa bàn về thực hiện nội dung chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở trường mầm non. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả đánh giá về thực trạng nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non

Nội dung Rất tốt

( tỷ lệ %)

Tốt ( tỷ lệ %)

Khá ( tỷ lệ %)

Bình thường,

yếu ( tỷ lệ %)

1. Chăm sóc, rèn luyện thể

chất cho trẻ 48

(32)

47 (31,3)

38 (25,3)

17 (11,4) 2. Chăm sóc vệ sinh, dinh

dƣỡng 47

(31,3)

45 (30)

39 (26)

19 (12,7) 3. Chăm sóc sức khỏe tâm lý 45

(30)

49 (32,7)

40 (26,7)

16 (10,6) 4. Chăm sóc sức khỏe học

đường, phòng tránh bệnh tật 49 (32,7)

38 (25,3)

46 (30,7)

17 (11,3)

5. Các nội dung có liên quan đến nội dung chăm sóc, nuôi dƣỡng:

Công tác xây dựng kế hoạch

và tham mưu 19 53 59 19

43

(12,7) (35,3) (39,3) (12,7) Công tác phối hợp với gia

đình trẻ

10 (6,6)

49 (32,7)

66 (44)

25 (16,7) Công tác kiểm tra, đánh giá 25

(16,7)

43 (28,7)

46 (30,6)

36 (24) Hồ sơ theo dõi của giáo viên,

của trẻ

50 (33,3)

55 (36,7)

26 (17,3)

19 (12,7)

Qua kết quả khảo sát thực trạng về việc thực hiện nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non tại bảng 2.5 cho thấy: GV, NV đã biết cách thực hiện đầy đủ các nội dung của công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ. Tuy vậy, có 2 nội dung đƣợc đánh giá ở mức độ còn khiêm tốn là: công tác kiểm tra, đánh giá và công tác phối hợp với gia đình trẻ trong chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ (Tỷ lệ đánh giá ở mức độ trung bình và yếu lần lƣợt là 24% và 16,7%). Nhƣ vậy việc bồi dƣỡng các kỹ năng thực hiện tốt các nội dung của công tác chăm sóc nuôi dƣỡng cho đội ngũ GV, NV là rất cần thiết.

2.2.4. Thực trạng về phương pháp, phương tiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non

2.2.4.1. Thực trạng về phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non

Để đánh giá thực trạng về mức độ sử dụng các phương pháp trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 150 giáo viên, nhân viên trường mầm non trên địa bàn về mức độ sử dụng các phương pháp trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non. Kết quả thu được theo kết quả tổng hợp bảng 2.7 như sau:

44

Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả đánh giá về thực trạng phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non

Nội dung

Rất thường

xuyên (SL, tỷ lệ

%)

Thường xuyên (SL, tỷ lệ

%)

Đôi khi (SL, tỷ lệ

%)

Không (SL, tỷ lệ

%)

Giảng giải 39 (26)

53 (35,3)

39 (26)

19 (12,7)

Đàm thoại 13

(8,6)

55 (36,7)

49 (32,7)

33 (22)

Quan sát

28 (18,7)

49 (32,7)

56 (37,3)

17 (11,3)

Trực quan 16

(10,7)

46 (30,7)

59 (39,3)

29 (19,3)

Thực hành 22

(14,7)

58 (38,7)

54 (36)

16 (10,6)

Luyện tập 30

(20)

57 (38)

48 (32)

15 (10) Động viên, khuyến khích 11

(7,3)

56 (37,3)

52 (34,7)

31 (20,7)

Qua kết quả đánh giá thực trạng về mức độ sử dụng các phương pháp trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non ở bảng 2.7 cho thấy: các phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đã được giáo viên khai thác, sử dụng thường xuyên, đặc biệt là các phương pháp giảng giải, quan

45

sát, thực hành, luyện tập. Tuy vậy, các phương pháp như: động viên, khuyến khích trẻ, phương pháp trực quan, phương pháp đàm thoại chưa được các giáo viên các trường thường xuyên sử dụng.

2.2.4.2. Thực trạng về phương tiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường MN Trong những năm gần đây các cấp lãnh đạo Quận Đống Đa có sự đặc biệt quan tâm đầu tƣ cho cấp học mầm non về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, xây mới nhiều trường mầm non đảm bảo giản mật độ học sinh trên lớp, cũng nhƣ đáp ứng nhu cầu gửi con của cha mẹ học sinh.

Các nhà trường cũng rất quan tâm nâng cao chất lượng phương tiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ; Các giáo viên cũng chú trọng sử dụng các phương tiện trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dạy trẻ, đặc biệt là các phương tiện trang thiết bị hiện đại đáp ứng xu thế phát triển xã hội. Nhƣng bên cạnh đó không tránh khỏi một số trường mầm non rất thiếu thốn về cơ sở vật chất do chật chội, trong những ngõ nhỏ, hoặc dưới tầng 1 các khu tập thể đã xuống cấp, phương tiện phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ. Nguồn kinh phí để mua sắm trang thiết bị, phương tiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ còn rất hạn chế.

Như vậy, việc sử dụng các phương pháp và phương tiện trong hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non quận Đống Đa, Hà Nội có nhiều ưu điểm. Tuy vậy, vẫn rất cần làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để bù đắp sự thiếu hụt về kinh phí đầu tƣ cho GD, sự phối kết hợp các nguồn lực từ nhiều phía để hỗ trợ đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị cho những trường gặp nhiều khó khăn.

2.2.5. Thực trạng về hình thức tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non

Hầu hết các trường mầm non đều tổ chức các hình thức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ nhƣ: Tổ chức nấu ăn, chăm sóc trẻ ăn ngủ, vệ sinh cá nhân, vui chơi, khám sức khỏe cho trẻ đã được các trường thực hiện thường xuyên. Tuy nhiên, một số hình thức đôi khi vẫn có trường, có GV chưa quan tâm thực hiện nghiêm túc, hoặc cắt xén bớt các hoạt động.Giáo viên rất ngại khi tổ chức cho trẻ

46

một số hoạt động ngoài trời hay ngoại khóa do sợ dễ mất an toàn, hay tổ chức các hoạt động cho trẻ có nhiều hoạt động do ngại vất vả nhƣ: Tổ chức sinh nhật cho trẻ, tổ chức các chuyên đề, các hội thi, các hoạt động tham quan, dã ngoại, hoạt động lao động, vệ sinh rửa tay…. Các cán bộ quản lý nếu không kiểm tra sẽ có những giáo viên thiếu ý thức, thiếu tự giác sẽ đối phó, cắt xén. Do vậy, CBQL các trường cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc nhắc nhở sát sao trong việc tổ chức các hình thức chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ thì mới nâng cao đƣợc chất lƣợng chăm sóc nuôi dƣỡng.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non công lập quận đống đa, hà nội (Trang 41 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)