Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNGTRẺ TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non công lập quận Đống Đa, Hà Nội
Về phía Phòng giáo dục do số lượng các trường mầm non quá đông đặc biệt là trường mầm non công lập không đáp ứng được nhu cầu gửi con của phụ huynh, nên các trường mầm non tư thục mọc lên như nấm khó kiểm soát, nhiều trường mở chui, nhiều trường chỉ quan tâm tới lợi nhuận hoặc cơ sở vật chất không đảm bảo ...
Số lượng chuyên viên phòng giáo dục quá ít (04 người) quản lý gần trăm trường mầm non cả công lập lẫn tƣ thực nên rất khỏ khăn trong công tác quản lý.
Về phía trường mầm non: Nhiều cán bộ quản lý chưa sát sao, chưa có nhiều biện pháp quản lý phù hợp, khoa học, thiếu hiệu quả, đôi khi còn né tránh không kiên quyết, hoặc bỏ qua không nhắc nhở các lỗi vi phạm của giáo viên khiến cho chất lƣợng công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng chƣa đƣợc cao. Ngại phải tìm tòi, đổi mới, lười không xây dựng kế hoạch làm việc cho phù hợp thực tế mà còn chủ quan dựa vào kinh nghiệm, hoặc lên kế hoạch qua loa, sao chép.
Chính vì vậy việc nghiên cứu để đề ra biện pháp quản lý sao cho khoa học và hiệu quả là rất cần thiết giúp nâng cao chât lƣợng chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở trường Mầm non
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường MN
47
Để nắm rõ thực trạng nhận thức của CBQL,GV,VN về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ tôi đã tiến hành khảo sát với 50 CBQL và 150 GV,VN các trường MN trong quận và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7. Tổng hợp kết quả khảo sát về nhận thức của CBQL, GV, NV các trường MN công lập Quận Đống Đa, Hà Nội về tầm quan trọng của QL hoạt động chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ Mức độ Rất quan
trọng Quan trọng Ít quan trọng
Không quan trọng CB QL
(SL, tỷ lệ %)
32 (64)
14 (28)
4 (8)
0 (0) GV, NV
(SL, tỷ lệ %)
75 (50)
42 (28)
20 (13,3)
13 (8,7) Qua kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp tại bảng 2.5 cho thấy rằng hầu hết các CBQL, GV, NV trường mầm non đã có nhận thức khá rõ nét về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý đối với các hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ. Việc giáo viên quản lý lỏng lẻo, thiếu sát sao trẻ trong các hoạt động chăm sóc nuôi dƣỡng hàng ngày có thế dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng, rất nhiều nguy cơ mất an toàn luôn rình rập và tiềm ẩn vì trẻ lứa tuổi mầm non chƣa nhận thức đƣợc việc mình làm nên giáo viên cần phải sát sao với trẻ mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoạt động. Thực tế nhiều khó khăn, tuy nhiên vẫn tồn tại một số CBQL, GV cố tình làm sai do thiếu ý thức nghề nghiệp hoặc ngại khó, ngại khổ. Chính vì vậy cần có biện pháp tuyên truyền, vận động cũng nhƣ quản lý sát sao các hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng để thực sự nâng cao chất lƣợng.
2.3.2. Các nội dung QL hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường MN
- Lập kế hoạch chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ
- Tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ - Chỉ đạo công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ
48
- Kiểm tra, đánh giá việc chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ: Công tác kiêm tra, đánh giá cũng rơi vào tình trạng hình thức, một số trường đánh giá thiếu thực tế.
2.3.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non công lập quận Đống Đa, Hà Nội
Hầu hết các Hiệu trưởng đều có kế hoạch quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo dục trẻ nói chung và hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ nói riêng. Tuy nhiên kế hoạch đôi khi còn mang tính hình thức đối phó, hoặc có kế hoạch nhƣng không thực hiện theo kế hoạch, hay kế hoạch không sát thực tế mà chỉ thực sự phù hợp trên giấy nên dẫn đến hiệu quả chƣa tốt.
Trong kế hoạch cơ bản đã thể hiện mục tiêu, nội dung tuy nhiên cần bám sát thực tế trường, lớp và cá nhân hơn nữa. Kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ phải bao quát hết các đầu mục của hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ, thể hiện các đầy đủ các hoạt động trong chế độ sinh hoạt 1 ngày của trẻ.
Tuy nhiên việc lập kế hoạch đa phần còn hình thức, các giáo viên chƣa thực sự giành nhiều thời gian để nghiên cứu xây dựng kế hoạch, đa phần còn sao chép, và không thực hiện nghiêm túc kế hoạch đã đề ra.
2.3.2.2. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của CBQL, GV, NV các trường MN công lập quận Đống Đa, Hà Nội
Trong quá trình thực hiện do thực sự số lƣợng học sinh tại các lớp đông, khối lƣợng công việc nhiều, các nội dung chăm sóc nuôi dƣỡng đòi hỏi phải cẩn thận, tỷ mỉ, kiên trì nên nhiều CBQL, GV, NV đã cắt xén không thực hiện. Chính vì vậy đội ngũ quản lý cần tập trung chỉ đạo sát sao hơn nữa để việc thực hiện đƣợc toàn diện, phản ánh đúng thực trạng chăm sóc, nuôi dƣỡng nhằm nâng cao chất lƣợng chung trong quản lý và trong tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dƣỡng.
Qua khảo sát, phỏng vấn và tìm hiểu rõ hơn, chúng tôi thấy rằng, công tác huy động mọi nguồn lực để tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc. CBQL chưa phát huy được năng lực, quyền hạn, thẩm quyền đáp ứng yêu cầu nội dung này, chƣa có nhiều biện pháp thiết thực, nhiều sáng kiến để tăng cường công tác phối hợp, liên kết với các tổ chức, cá nhân, xã hội
49
(chính quyền địa phương, cha mẹ trẻ, cơ quan y tế, ... Do vậy, CBQL các nhà trường cần tăng cường thêm các biện pháp tổ chức thực hiện để giúp các nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền huy động các nguồn lực cùng tham gia vào chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
2.3.2.3. Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của Hiệu trưởng trường mầm non công lập quận Đống Đa, Hà Nội
Để đánh giá rõ hơn về thực trạng các nội dung trong công tác chỉ đạo tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng trường MN, tôi đã tiến hành khảo sát 50 CBQL của các trường MN công lập trên địa bàn về việc thực hiện công tác chỉ đạo trong quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường. Kết quả thu được tại bảng 2.6 nhƣ sau:
Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả đánh giá về công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của Hiệu trưởng trường Mầm non
Nội dung
Rất tốt (tỷ lệ %)
Tốt ( tỷ lệ %)
Bình thường (tỷ lệ %)
Yếu ( tỷ lệ %)
1. Chỉ đạo thực hiện chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ
19 (38)
19 (38)
6 (16)
6 (16) 2. Chỉ đạo công tác nuôi dƣỡng 12
(24)
19 (38)
8 (16)
11 (22) 3. Chỉ đạo việc chăm sóc tốt bữa
ăn cho trẻ
20 (40)
14 (28)
10 (20)
6 (12) 4. Chỉ đạo công tác chăm sóc sức
khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ
13 (26)
11 (22)
15 (30)
12 (24) 5. Chỉ đạo thực hiện phòng tránh
dịch bệnh cho trẻ
17 (34)
10 (20)
16 (32)
7 (14) 6. Chỉ đạo thực hiện các chuyên
đề
14 (28)
8 (16)
17 (34)
11 (22)
50
Qua kết quả khảo sát thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng trường mầm non ở bảng 2.6 cho thấy Hiệu trưởng các trường mầm non công lập quận Đống Đa, Hà Nội đã chỉ đạo thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ vẫn còn những mặt hạn chế. Trong các nội dung chỉ đạo, CBQL các trường cần thực hiện tốt hơn nữa ở nội dung thực hiện các chuyên đề và nội dung chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ. Do vậy, các trường cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo hướng nâng cao chất lƣợng hơn nữa.
2.3.2.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non công lập quận Đống Đa, Hà Nội
Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng đƣợc thực hiện thường xuyên có định kỳ hoặc đột xuất, có thể theo chuyên đề hay hội thi.
Hiệu trưởng và các Hiệu phó trong nhà trường hàng tháng đều có lịch dự kiểm tra các nội dung chăm sóc, nuôi dƣỡng tại các tổ các bộ phận.
Trên thực tế công tác chỉ đạo hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ của Hiệu trưởng trường mầm non đã được thực hiện nhưng chưa thực sự hiệu quả, do nhiều cán bộ quản lý còn né tránh, ngại va chạm với giáo viên và các bộ phận, tinh thần phê và tự phê chƣa cao. Một số biện pháp quản lý chƣa phù hợp, đôi khi còn quá tình cảm sợ mất lòng cán bộ giáo viên, hoặc chƣa thực sự nghiêm túc trong công việc nên không dám kiên quyết với các biểu hiện xấu.
Đôi khi do khách quan có quá nhiều báo cáo, các buổi hội họp làm giảm thời gian cũng như khả năng bao quát của cán bộ quản lý, nhiều Hiệu trưởng chưa sắp xếp đƣợc thời gian làm việc khoa học nên dẫn đến tình trạng quá tải, không bao quát nổi mọi hoạt động trong nhà trường, chính vì vậy còn lơ là trong kiểm tra, đánh giá hoặc sao nhãng trong việc dự giờ, các hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.
Khi làm các báo cáo vẫn còn mang tính hình thức thiếu tính trung thực.
51