Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non công lặp quận Đống Đa, Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non công lập quận đống đa, hà nội (Trang 61 - 74)

3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV các trường mầm non về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

56

Nhằm giúp đội ngũ CBQL, GV, NV các trường MN có nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ. Giúp CBQL, GV, NV trong nhà trường ý thức được nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ chính là góp phần phát triển tương lai của đất nước

Đội ngũ giáo viên, nhân viên của nhà trường ý thức được vai trò của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, trước hết là nhiệm vụ mình được phân công, sau là có trách nhiệm với học sinh, phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội. Góp phần cùng các lực lƣợng giáo dục khác hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục mầm non là góp phần xây dựng tương lai đất nước, đặt nền móng tốt cho sự phát triển của một thế hệ.

Bên cạnh đó thúc đẩy chất lƣợng chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ là thúc đẩy thương hiệu nhà trường gắn liền với sự tín nhiệm của cộng đồng xã hội và thu nhập của mỗi cá nhân.

3.2.1.2. Nội dung và cách tiến hành

Để bồi dƣỡng nâng cao nhận thức về vai trò của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và đổi mới quản lý công tác công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ cho mình.

Đội ngũ CBQL các trường MN phải:

Tuyên truyền vận động khuyến khích các CBQL, GV, NV tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ cũng như nhận thức bản thân. Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, hội thảo theo chuyên đề, mời các giảng viên có kinh nghiệm hướng dẫn, bồi dưỡng. Mỗi buổi sinh hoạt cố gắng thay đổi hình thức tạo sự hứng thú cho người tham gia. Tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí để mọi người hào hứng học tập, có chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý với kết quả làm việc của các cá nhân.

Hiệu trưởng phải luôn tiên phong, đi đầu trong việc lĩnh hội và nắm bắt, xây dựng chiến lược, cũng như đưa ra kế hoạch định hướng các hoạt động của mỗi tổ, bộ phận trong nhà trường.Cập nhật và nắm vững, các hệ thống văn bản, chủ trương, chính sách, trong giai đoạn mới.

Tuyên truyền để toàn thể CBGV, CNV trong nhà trường thấy rõ vai trò

57

trách nhiệm của bản thân, gắn quyền lợi tập thể với quyền lợi cá nhân. Ngày nay, trong thời kỳ đổi mới, việc nâng cao chất lƣợng chăm sóc, giáo dục đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên, nhân viên có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm trong chăm sóc, nuôi dƣỡng, ứng xử sƣ phạm tốt, lòng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm.

Phát tài liệu, các văn bản, các quy định để nâng cao nhận thức cho GV, NV trong các cuộc họp, sinh hoạt tổ chuyên môn.... để từ đó họ thấy đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình.

Tổ chức các chuyên đề về những nội dung của công tác chăm sóc nuôi dƣỡng nhƣ chuyên đề “ Sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ mầm non”, chuyên đề “Bé và gia đình ”chuyên đề “Bé cần gì để lớn lên và khỏe mạnh”;“ Làm thế nào để bé được phát triển hài hòa và khỏe mạnh”....

3.2.1.3. Các điều kiện để thực hiện biện pháp

Đội ngũ CBQL các trường đứng đầu là Hiệu trưởng phải luôn gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động, tâm huyết nhiệt tình với công việc, tích cực học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm, thường xuyên tìm kiếm tích luỹ các nguồn tài liệu, khai thác các thông tin có liên quan đến công tác quản lý, công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng của giáo viên, nhân viên. Liên tục cập nhật những nội dung mới và chọn lọc để áp dụng hiệu quả vào các hoạt động của nhà trường sao cho phù hợp, để cải tiến phương pháp, cách thức làm việc.

Quan tâm bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên, luôn sâu sát nắm vững tâm tƣ, nguyện vọng chính đáng của các nhân để có biện pháp khuyến khích, khích lệ lòng nhiệt tình công việc, ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân.

Xây dựng các nội qui, qui chế và chế tài làm việc sao cho phù hợp, có những biện pháp khen chê, động viên kịp thời các nhân tố tích cực, cũng nhƣ chế tài xử lý những hạn chế, thiếu sót của GV, NV. Quan tâm chăm lo đời sống tinh thần và vật chât cho mọi người trong trường, tạo không khí vui tươi cho mọi người làm việc. Quan tâm tới các ngày sinh nhật, ngày lễ hội trong năm để tổ chức các buổi sinh hoạt thay đổi không khí và hình thức đa dạng gắn kết các thành viên trong nhà trường với nhau. Gắn kết quả làm việc với quyền lợi của các các nhân buộc mỗi

58

người phải có ý thức trách nhiệm trong công tác của mình.

3.2.2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL, GV, NV về kỹ năng lập kế hoạch tổ chức, thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Lập kế hoạch là việc làm hết sức cần thiết, làm việc gì muốn thành công cũng cần có kế hoạch cụ thể, chính vì vậy cần đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo bồi dƣỡng lập kế hoạch trong chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ. Cần động viên khuyến khích tạo điều kiện cho thành viên trong trường được học tập để nâng cao trình độ.

Xây dựng chiến lƣợc bồi dƣỡng việc lập kế hoạch sao cho sát với thực tế, có sự đầu tƣ cho lập kế hoạch theo từng giai đoạn cụ thể: Năm học, học kỳ, tháng, tuần, ngày hay từng chủ đề. Kế hoạch sau khi đã lập xong cần đƣợc Ban Giám hiệu, các tổ chuyên môn duyệt để cùng góp ý và điều chỉnh;

Kế hoạch đã đề ra là thực hiện đƣợc, thực hiện theo đúng kế hoạch. Ban Giám Hiệu cần quan tâm xây dụng những điển hình tiến tiến và nhân rộng. Có sự giám sát chặt chẽ, cũng nhƣ kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các cá nhân để kịp thời điều chỉnh.

Thường xuyên mời chuyên gia bồi dưỡng bổ sung kiến thức cho CBQL, GV, NV giúp họ nắm vững lại đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi mầm non qua đó có thể đƣa ra những biện pháp tối ƣu tác động đến trẻ một cách hiệu quả nhất, phù hợp nhất. Biện pháp này sẽ giúp cho các CBQL, GV, NV hiểu rõ và hình dung một cách dễ dàng những nội dung công việc cần phải làm sau khi đƣợc phân công nhiệm vụ.

Đồng thời áp dụng một cách sáng tạo vào điều kiện thực tế xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ hiệu quả cao nhất.

Ban Giám Hiệu đặc biệt là Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch, triển khai hướng dẫn các tổ, bộ phận xây dựng kế hoạch làm việc của cá nhân mình, kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng sau mỗi đợt và có thu hoạch hay tổ chức hội thi dưới nhiều hình thức khác nhau để mọi người cùng nhau thi đua.

Tổ chức các buổi học hỏi, dự hoạt động của các gương điển hình để cùng trao đổi kinh nghiệm, tọa đàm nhằm giúp mỗi các nhân nâng thường xuyên linh

59 hoạt trong cao nhận thức.

Việc xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của các trường MN trong bối cảnh hiện nay. Việc giáo dục kỹ năng sống cần đƣợc lên kế hoạch lồng ghép linh hoạt, bài bản, đạt hiệu quả cao sẽ giúp cho trẻ đang trong quá trình hình thành và phát triển, hoàn thiện nhân cách dễ dàng vƣợt qua, thích nghi đƣợc với những khó khăn trong cuộc sống, tăng cường năng lực tâm lí - xã hội và xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực cho trẻ. Chính vì vậy công tác đào tạo đội ngũ giáo viên, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non cũng nhƣ lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống là rất cần thiết các nhà trường cần đặc biệt quan tâm và tổ chức các lớp học bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng sƣ phạm này cho giáo viên.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường cần quan tâm tới việc xây dựng kế hoạch bồi dƣỡng các nội dung theo giai đoạn, lựa chọn các giảng viên phù hợp bồi dƣỡng những kỹ năng cần thiết, kiến thức cũng nhƣ cách lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống phục vụ cho công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ.

Mời chuyên gia tâm lý, sinh lý (giảng viên bộ môn tâm lý học, sinh lý học ở các trường cao đẳng, trường đại học), chuyên gia dạy kỹ năng sống, các bác sỹ có chuyên môn nhi... về tập huấn, bổ sung kiến thức cho đội ngũ CBQL, GV, NV.

Tổ chức hội thảo, sinh hoạt chuyên môn bồi dƣỡng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, khuyến khích các cá nhân hoạt động tích cực, tự đƣa ra những vấn đề khó khăn và cùng nhau tìm cách tháo gỡ

Giúp giáo viên trang bị thêm kiến thức, giải quyết những tình huống mà thực tiễn công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ gặp phải để cùng tìm ra những biện pháp giải quyết phù hợp, hiệu quả cao nhất đặc biệt cho các giáo viên trẻ. Tổ chức các buổi kiến tập trong trường để nhân rộng điển hình tốt, cũng như các buổi kiến tập trường bạn để cùng chia sẻ học hỏi sinh nghiệm lẫn nhau.

Bên cạnh các loại sách giáo khoa, tài liệu phục vụ hoạt động chuyên môn,

60

lãnh đạo nhà trường mua bổ sung thêm vào thư viện nhà trường các loại sách chuyên khảo về Tâm lý học lứa tuổi, sách nghiệp vụ công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ MN, sách về y tế học đường ... và tạo điều kiên thuận lợi cho đội ngũ CBQL, GV, NV của nhà trường có thể tiếp cận, tìm hiểu một các dễ dàng nhất.

Tổ chức một buổi tập huấn cho đội ngũ CBQL, GV, NV ngay từ đầu năm học sau khi phân công nhiệm vụ, học tập những nội dung và phương pháp công chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ. Ngoài cung cấp thông tin, cần tổ chức cho các CBQL, GV, NV trao đổi, thảo luận những nội dung đã học.

Các kỹ năng cụ thể cần tập trung tập huấn: Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm tâm, sinh lý trẻ; Kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc, nuôi dsƣỡng, giáo dục kỹ năng sông; Kỹ năng tổ chức các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh; Kỹ năng tổ chức khám sức khỏe, cân, đo, vào biểu đồ tăng trưởng; Kỹ năng phối hợp với các lực lƣợng giáo dục khác; Kỹ năng đánh giá kết quả chăm sóc nuôi dƣỡng…

Ban Giám Hiệu nhà trường cùng các tổ chuyên môn họp bàn, xây dựng kế hoạch lựa chọn các nội dung lồng ghép kỹ năng sống phù hợp vào chương trình.

Nhiệm vụ hình thành kỹ năng sống cho trẻ bao gồm: Hình thành, củng cố thái độ, hành vi, cách ứng xử phù hợp, lành mạnh, mang tính xây dựng; Thay đổi suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu cực, có nguy cơ rủi ro thành những hành vi tích cực, an toàn; Sau đó hướng dẫn GVCN lớp, các bộ phận, tổ chức, đoàn thể nhà trường triển khai các nội dung hình thành kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động trong nhà trường.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là đ/c Hiệu trưởng phải luôn là người tiên phong tích cực học tập, ủng hộ các giải pháp cải tiến nâng cao chât lƣợng chăm sóc nuôi dạy trẻ, không ngại khó, không ngại vất vả, sát sao trong công tác chỉ đạo, tham mưu, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng.

Lãnh đạo nhà trường phải nhận thức sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ CBQL, GV, NV, tạo điều kiện, bố trí hợp lý các nguồn lực để thực hiện nội dung này.

61

Xây dựng kế hoạch đầu tƣ kinh phí cần thiết để thực hiện

Đội ngũ CBQL, GV, NV có nhu cầu, có nguyện vọng đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng. Tâm huyết với nghề, tích cực học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ, nghiêm túc trong học tập bồi dƣỡng.

Chế độ cho công tác bồi dƣỡng phù hợp, đƣợc tạo điều kiện thuận lợi để bồi dƣỡng học tập nâng cao trình độ

3.2.3. Đổi mới trong kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non

3.2.3.1. Mục đích biện pháp

Hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ là một hoạt động có vai trò hết sức quan trọng trong trường mầm non, nó không chỉ giúp cho trẻ phát triển tốt về thể chất mà còn phát triển tốt về tinh thần. Vì vậy, công tác kiểm tra, đánh giá luôn là một nội dung hết sức quan trọng trong quy trình quản lý hoạt động công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của người Hiệu trưởng trường mầm non. Trên thực tế, việc kiểm tra, đánh giá vẫn thường xuyên được thực hiện nhưng chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đổi mới giáo dục. Do đó, cần đổi mới việc kiểm tra, đánh giá để đánh giá đúng thực chất, cũng nhƣ từ đó chỉ ra đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, khắc phục những tồn tại để nâng cao chất lƣợng giáo dục là một yêu cầu có tính tất yếu.

3.3.2. Nội dung và cách tiến hành

Hiệu trưởng phải xác định được yêu cầu của việc đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non:

- Luôn sát sao trong công tác chỉ đạo kiểm tra, quản lý cần khoa học hiệu quả, không né tránh, và đặt ra các yêu cầu phù hợp với xu thế giáo dục mới

- Phát hiện, đánh giá đƣợc tinh thần thái độ, chất lƣợng công tác, những việc làm đúng, chƣa đúng, những thiếu sót lệch lạc của GV, NV trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, các quy chế quy định về chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ. Kịp thời uốn nắn, không ngại va chạm, không né trách, luôn nâng cao vai trò trách nhiệm quản lý. Xử lý nghiêm các lỗi vi phạm qui chế chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, thường

62

xuyên giáo dục nhắc nhở các giáo viên tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dƣỡng trẻ cần đảm bảo tính sƣ phạm.

- Đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ trong một năm học không chỉ theo chuyên đề, theo chủ điểm, theo định kỳ mà còn cần kết hợp với đột xuất thường xuyên vào các thời điểm khác nhau hàng ngày.

- Đánh giá được việc kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường (nhƣ sự phối hợp của các bộ phận chuyên môn: Giáo viên – tổ nuôi - hành chính - y tế - CBQL), giữa các GV- NV; Giữa CBQL – GV; CBQL – NV.

- Đánh giá việc tổ chức các hoạt động của giáo viên, nhân viên y tế với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường như: Hội cha mẹ học sinh, các đơn vị y tế đóng trên địa bàn, với địa phương.

- Đánh giá việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học về chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ cho các bậc phụ huynh học sinh.

- Đánh giá đƣợc thực chất về đảm bảo an toàn cho trẻ, về tình trạng sức khỏe, các kỹ năng đạt đƣợc theo nội dung công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng của trẻ do từng giáo viên chủ nhiệm phụ trách.

- Chỉ ra được cho giáo viên, nhân viên phương hướng, biện pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót, bồi dưỡng cho giáo viên và cho chính hiệu trưởng, những kinh nghiệm hay trong quản lý.

- Lắp đặt hệ thống Camera tại các lớp để giám sát hoạt động của cô và trẻ cũng nhƣ tuyên truyền các hoạt động trong ngày của trẻ để phụ huynh đƣợc theo dõi cũng nhƣ kịp thời nắm bắt.

Các công việc cụ thể của người hiệu trưởng trong kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non. Nội dung hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong các trường mầm non khá đa dạng, phong phú. Tùy theo từng tình hình cụ thế của mỗi trường, của mỗi giai đoạn, Hiệu trưởng xác định những mặt hoạt động trọng tâm để tiến hành kiểm tra, xây dựng kế hoạch kiểm tra cho cả năm học, từng học kỳ và từng đợt. Trong công tác kiểm tra cần đạt các yêu cầu:

- Việc kiểm tra phải có kế hoạch cụ thể, kế hoạch kiểm tra phải nêu đƣợc

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non công lập quận đống đa, hà nội (Trang 61 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)