Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ trong các trường mầm non công lập quận Đống Đa, Hà Nội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non công lập quận đống đa, hà nội (Trang 57 - 60)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNGTRẺ TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI

2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ trong các trường mầm non công lập quận Đống Đa, Hà Nội

Qua phân tích khá sâu sắc và đầy đủ các nội dung của hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng và công tác quản lý hoạt động này, trên cơ sở có xem xét các vấn đề, nội dung có liên quan tại các trường mầm non công lập quận Đống Đa, Hà Nội, tôi rút ra một số kết luận, đánh giá khái quát nhất về thực trạng vấn đề này nhƣ sau:

2.4.1. Những mặt tích cực

- Giáo dục mầm non quận Đống Đa đang ngày đƣợc các cấp lãnh đạo quan tâm và có nhiều đầu tư về kinh phí cho các nhà trường thuận lợi trong hoạt động.

Cơ sở vật chất và các phương tiện chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ngày một tốt hơn.

- Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non là hoạt động cơ bản của các nhà trường. CBQL và GV đa phần đều hiểu được tầm quan trọng của công tác này và cũng có nhiều CBQL quan tâm làm sao để có thể nâng cao đƣợc chất lƣợng, hiệu quả công tác này trong thực tiễn.

- Đội ngũ CBQL, GV và nhân viên cơ bản đáp ứng tốt về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp.

- Chất lƣợng hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ đƣợc nâng cao 2.4.2. Những mặt hạn chế

- Trong đội ngũ CBQL, GV, NV còn có những cá nhân chƣa thực sự tâm huyết trong công việc. Nhiều người chưa thực sự tích cực trong việc cải tiến phương pháp quản lý cũng nhƣ cách làm việc, ngại phải đổi mới, phải học hỏi.

- Nhiều CBQL, GV, NV còn có những hạn chế nhất định, chƣa tích cực học hỏi nâng cao nhận thức cũng nhƣ trình độ sƣ phạm, nhiều kỹ năng chƣa đƣợc quan tâm rèn luyện, chƣa thực hiện tốt đáp ứng với yêu cầu của đổi mới giáo dục.

- Việc tuyên truyền công tác xã hội hóa giáo dục, huy động phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa có nhiều hiệu quả, chưa trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục.

- Chƣa thực sự quan tâm tới việc lập kế hoạch nghiêm túc và thực tế cũng nhƣ thực hiện kế hoạch đã đề ra còn mang tính đối phó hình thức.

52

- Sĩ số học sinh trong một lớp quá đông, cơ sở vật chất nhiều trường chưa thực sự đáp ứng yêu cầu giáo dục nên đã tạo ra những hạn chế lớn.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Sự thay đổi của môi trường kinh tế, xã hội của đất nước, địa phương;

- Sự thay đổi trong chương trình về mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình, tài liệu… với trình độ đội ngũ CBQL, GV, NV chưa thực sự đồng bộ đã đặt ra cho công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non trước những thách thức, yêu cầu mới phù hợp với xu hướng của thời đại.

- Kinh phí dành cho giáo dục tuy có nhiều thay đổi nhƣng vẫn hạn chế.

- Chế độ đãi ngộ, chính sách giành cho CBGV, CNV trong ngành mầm non còn quá ít ỏi mà áp lực nghề nghiệp quá cao, thời gian làm việc dài, quá vất vả.

- Cơ sở vật chất và phương tiện chăm sóc, nuôi dưỡng còn nhiều thiếu thốn.

- Sĩ số trẻ quá đông/lớp

2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Vấn đề bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng trong đội ngũ CBQL, GV, NV còn có phần hạn chế, chƣa thích ứng kịp với những thay đổi của xu thế đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.

- Các nguồn lực, sự liên kết nguồn lực phục vụ hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ MN chƣa đáp ứng tốt cho việc triển khai, thực hiện các hoạt động đó.

- Vấn đề kinh nghiệm, ý thức, trách nhiệm mỗi người trong hoạt động của đội ngũ CBQL, GV, NV cũng là một yêu cầu, thách thức.

- Công tác kiểm tra, đánh giá chƣa hiệu quả.

53

Tiểu kết chương 2

Qua kết quả khảo sát thực tế công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ trong các trường mầm non công lập trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội về hoạt động chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ mầm non chúng tôi có thể rút ra đƣợc một số kết luận nhƣ sau:

Yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam đã nảy sinh nhu cầu lớn về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non.

Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên đã có nhận thức về vai trò của công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ. Tuy nhiên kết quả đạt đƣợc vẫn còn những hạn chế, đôi khi còn mang tính hình thức, chƣa thực sự sát sao, kế hoạch đề ra chƣa thực thực sự phù hợp, hiện hoạt động này trong các trường mầm non vẫn còn nhiều bất cập, cần có những biện pháp kịp thời can thiệp, tháo gỡ, cụ thể:

- Đội ngũ CBQL, GV, NV cần nâng cao nhận thức về vai trò tầm quan trọng của công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho CBQL, GV, NV về nhận thức, kỹ năng sƣ phạm, kỹ lập kế hoạch tổ chức thực hiện chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ ở trường mầm non.

- Sát sao và đổi mới trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Thường xuyên thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá, và đánh giá đúng thực chất

- Nguồn kinh phí cho giáo dục còn quá ít, chế độ chính sách đãi ngộ cho CBQL, GV, VN còn chƣa phù hợp làm giảm sút lòng nhiệt tình và trách nhiệm của một số cá nhân trong công việc. Cần tích cực huy động các nguồn lực cùng tham gia vào công tác GD

- Đổi mới trong công tác kiểm tra đánh giá, để nhìn nhận đúng những điểm mạnh, điểm yếu từ đó xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dƣỡng trẻ phù hợp hơn, cũng nhƣ đánh giá đúng chất lƣợng làm việc của mỗi cá nhân để khuyến khích lòng nhiệt tình trách nhiệm trong công việc của các CBQL, GV, NV. Đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng để chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non.

54 Chương 3

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non công lập quận đống đa, hà nội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)