Nội dung và các phương thức thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu của cơ quan Hải quan

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu của hải quan việt nam (Trang 24 - 28)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHỦ YẾU VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CƠ QUAN QUAN

1.2 Nội dung và các phương thức thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu của cơ quan Hải quan

1.2.1. Nội dung thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu của cơ quan Hải quan

Thực thi quyền SHCN là một phần quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của các quốc gia, đây là một vấn đề quan trọng trong thực thi hiệu quả pháp luật bảo vệ quyền SHTT. Các cơ quan quản lý nhà nước đảm bảo thực thi SHTT bằng bốn biện pháp, đó là: Biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, biện pháp hình sự và biện pháp kiểm soát tại biên giới. Về cơ bản, cả bốn biện pháp này đều đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện. Tuy nhiên trong thực tế, biện pháp hành chính dường như được sử dụng phổ biến hơn cả. Điều đó được lý giải bởi ưu thế thủ tục đơn

giản, xử lý nhanh chóng, đáp ứng kịp thời yêu cầu của chủ thể quyền SHTT, đảm bảo không chỉ có tác dụng ngăn chặn, mà còn có tác dụng phòng ngừa, răn đe qua việc trừng phạt đối với hành vi xâm phạm quyền.

Những hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với NHHH XNK đối với các chủ thể quyền SHCN, những tranh chấp và mâu thuẫn thương mại về quyền SHCN mang yếu tố nước ngoài, mang tính đa quốc gia đã đặt ra yêu cầu cấp bách về bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH XNK. Cơ quan Hải quan thực thi bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH XNK cho các chủ thể quyền SHCN dựa trên một khuôn khổ pháp luật thực thi chung của các quốc gia thành viên, đáp ứng theo chuẩn mực quốc tế tại các Công ước, Hiệp định.

Chủ sở hữu NHHH có quyền đang ký giám sát NHHH tại cơ quan Hải quan để nhận thông báo của cơ quan Hải quan về các các lô hàng sắp thông quan tại cửa khẩu. Sau yêu cầu đăng ký được chấp nhận các nhân viên hải quan có trách nhiệm theo dõi xem có bất kỳ sản phẩm nào xâm phạm quyền SHCN đối với NHHH đã đăng ký hay không.

Việc xác định hành vi vi phạm được cơ quan Hải quan xem xét trên các hành vi như sao chép, làm giả, sử dụng trái phép... toàn bộ sản phẩm hoặc một phần các yếu chính của NHHH đang được bảo hộ. Những hành vi coi là xâm phạm quyền SHCN đối với NHHH được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với NHHH:

Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa trùng với hàng hóa thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

Sử dụng dấu hiệu tương tự với NHHH được bảo hộ cho hàng hoá hoặc liên quan tới hàng hoá thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá;

Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, kể cả hàng hoá không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá thuộc danh mục hàng hoá mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

1.2.2. Phương thức và các công cụ chủ yếu cơ quan Hải quan sử dụng để thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu

Để cơ quan Hải quan thực thi bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH XNK, cơ quan Hải quan sử dụng các phương thức và công cụ chủ yếu thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát hàng hoá XNK trên tất cả các khâu nghiệp vụ hải quan, bao gồm cả trong quy trình làm thủ tục Hải quan và ngoài quy trình thủ tục Hải quan. Trong quy trình làm thủ tục hải quan do các cán bộ, công chức Hải quan trực tiếp làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu biên giới thực hiện; ngoài quy trình thủ tục Hải quan do lực lượng kiểm soát Hải quan thực hiện.

Cơ quan Hải quan thực thi bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH XNK thông qua các hoạt động kiểm soát tại biên giới bằng các nghiệp vụ như kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan để thực thi bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH, cụ thể:

Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ, tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải.

Giám sát hải quan là biện pháp nghiệp vụ hải quan do cơ quan áp dụng để bảo đảm nguyên trạng của hàng hóa, sự tuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu trữ, xếp dỡ, vận chuyển, sử dụng hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải đang thuộc đối tượng quản lý của hải quan.

Kiểm soát hải quan là biện pháp tuần tra, điều tra, xác minh hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật hải quan.

Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kiểm tra, kiểm soát Hải quan để bảo vệ

quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa XNK bao gồm biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu và biện pháp kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT [22, Điều 216]. Trong đó:

Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền SHCN nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền SHCN thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính.

Kiểm tra, giám sát là biện pháp nghiệp vụ do cơ quan Hải quan thực hiện để phát hiện hàng hoá có dấu hiệu xâm phạm quyền SHCN, biện pháp này được tiến hành theo đề nghị của chủ thể quyền SHCN nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục Hải quan.

Hai biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Việc kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu là biện pháp tiền đề để cơ quan Hải quan thực hiện tạm dừng làm thủ tục Hải quan và xử lý vi phạm hành chính các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình, cơ quan Hải quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với NHHH, trong trường hợp cần thiết cơ quan Hải quan áp dụng biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Các biện pháp xử lý trong quá trình thực thi bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH XNK của ngành Hải quan gồm có: Các biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự có thể được áp dụng với hàng giả bị phát hiện ở cửa khẩu; tái xuất bắt buộc sẽ được áp dụng với hàng giả sau khi loại bỏ yếu tố giả mạo.

Cơ quan Hải quan thực thi quyền SHCN bằng các biện pháp xử lý hành chính như: Cảnh cáo; phạt tiền. Tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu hàng hoá giả

mạo. Ngoài ra tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền SHCN còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau: Buộc tiêu huỷ hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá giả mạo với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHCN;

Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hoá quá cảnh xâm phạm quyền SHCN hoặc buộc tái xuất đối với hàng hoá giả mạo sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hoá.

Để đảm bảo xử phạt hành chính được áp dụng theo thủ tục hành chính, cơ quan Hải quan áp dụng các biện pháp ngăn chặn sau: Tạm giữ người; Tạm giữ hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm; Khám người; Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

khám nơi cất giấu hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm về SHCN; Các biện pháp ngăn chặn hành chính khác theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu của hải quan việt nam (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)