Khái quát về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và chức năng nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu của hải quan việt nam (Trang 39 - 55)

Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM

2.1 Khái quát về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và chức năng nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu

2.1.1. Khái quát về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của Việt Nam

Thực thi bảo hộ quyền SHCN ở Việt Nam đã được quy định bởi luật pháp từ những năm 1990 với sự hiện diện các quy định về SHCN trong Bộ Luật Dân sự 1995 và một số văn bản liên quan khác cho đến khi Luật SHTT năm 2005 được ban hành. Việc kế thừa các nội dung quy định về SHCN đã có và khi Việt Nam tham gia vào các Điều ước quốc tế trên phương diện song phương và đa phương liên quan đến quyền SHCN đã tạo điều kiện để Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật về SHTT. Chủ thể tham gia và thực thi bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH là hoạt động của nhiều cơ quan như: Quốc hội, Chính phủ, cơ quan Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành, Tòa án.

Hệ thống pháp luật Việt Nam về SHCN dần hoàn thiện, đã xây dựng được hệ thống cơ quan bảo vệ, thực thi quyền SHCN. Cụ thể, đối với cơ quan xác lập quyền, Nhà nước đã trao quyền cho 03 cơ quan là: Cục SHTT thuộc Bộ Khoa học công nghệ đăng ký xác lập quyền với các đối tượng của quyền SHCN; Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hoá, thể thao và du lịch đăng ký xác lập quyền tác giả và các quyền liên quan; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đăng ký xác lập quyền đối với giống cây trồng.

Để bảo vệ quyền SHCN, Luật SHTT 2005 có quy định: “Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự” [22, Điều 199]. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử

lý hành vi xâm phạm quyền SHCN.

Hệ thống pháp luật đã quy định ba biện pháp thực thi quyền SHCN chính, đó là:

Biện pháp dân sự

Luật SHTT 2005 quy định rõ việc áp dụng biện pháp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Chủ sở hữu của nhãn hiệu bị xâm phạm có quyền khởi kiện ra Toà án (quyền tư tố) để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Theo quy định để xử lý tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT nói chung, Toà án có quyền áp dụng các biện pháp dân sự bao gồm: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc xin lỗi cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại, buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền SHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT [22, Điều 22].

Biện pháp hình sự

Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp hình sự. Điều 212 Luật SHTT 2005 quy định cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự. Các tội xâm phạm về quyền SHTT được quy định trong chương XVI Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi năm 2009, cá nhân phạm tội liên quan đến quyền SHCN đối với nhãn hiệu sẽ bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tại không giam giữ đến hai năm. Trong trường hợp phạm tội có tổ chức hoặc phạm tội nhiều lần sẽ bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Ngoài ra người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Biện pháp hành chính- kinh tế

Luật SHTT 2005 quy định việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp [22, Điều 200, Khoản 3]. Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực SHTT bao gồm các hình thức xử lý hành

vi vi phạm như phạt hành chính bằng tiền và các biện pháp xử lý hàng hóa xâm phạm, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Bản chất biện pháp hành chính là sử dụng sức mạnh quyền lực của các cơ quan hành chính thông qua các quyết định hành chính và tổ chức thực hiện các quyết định hành chính đó để xử lý các vi phạm hành chính. Vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, có lỗi, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước, nhưng mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. Hiện nay so với hai biện pháp dân sự và hình sự thì biện pháp hành chính chiếm ưu thế hơn. Để bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu bằng biện pháp dân sự, hình sự phải thông qua tòa án với thủ tục tố tụng bao gồm nhiều giai đoạn được quy định trong Luật tố tụng dân sự năm 2004 và Luật tố tụng hình sự năm 2003. Trong khi đó giải quyết bằng biện pháp hành chính đơn giản với hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền đánh vào kinh tế của bên vi phạm.

2.1.2. Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam

Quy mô hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Hoạt động XNK hàng hóa Việt Nam tăng nhanh qua từng năm, năm sau thường cao hơn so với năm trước cả về kim ngạch, số lượng, chủng loại hàng hóa.

Theo đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa năm 2015 của Việt Nam tại Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2015 (bản tóm tắt) do Nhà xuất bản tài chính ấn hành. Tính cả năm 2015, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá cả nước đạt 327,59 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so với năm 2010, tăng gần 124 tỷ USD so với năm 2011 (năm 2011 đạt 203,7 tỷ USD) và tăng 9,9%, tương đương tăng 29,52 tỉ USD so với năm 2014, giai đoạn 2011-2015 bình quân tăng 15,8%/năm [32, tr 11].

Trong đó:

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước là 162,02 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2014, tăng 67,2% so với năm 2011 (65,1 tỷ USD), giai đoạn 2011-2015 bình quân tăng gần 16%/năm; cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: tỷ trọng xuất khẩu hàng

nông thủy sản, khoáng sản và nhiên liệu giảm từ 32% năm 2011 xuống còn 15,7%

trong tổng giá trị hàng xuất khẩu năm 2015. Nhưng xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp nhẹ, gia công, chế biến có mức tăng cao như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 36,5%, máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 36,3% ... so với năm 2014 [32, tr 12].

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa cả nước là 165,57 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2014, tương đương tốc độ tăng năm 2014, tăng 58,8 tỷ USD so với năm 2011, giai đoạn 2011-2015 bình quân tăng 13,2%/năm; Trong cả giai đoạn 2011- 2015 cơ cấu hàng hóa nhập khẩu tăng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng giảm. Năm 2015 kim ngạch tăng so với năm 2014 chủ yếu mặt hàng: máy vi tính (1 tỷ USD), sản phẩm điện tử và linh kiên tăng (4,4 tỷ USD), điện thoại các loại và linh kiện (2,1 tỷ USD), máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (5,2 tỷ USD) và ô tô nguyên chiếc (1,4 tỷ USD) [32, tr 13].

Tỷ trọng của 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất năm 2015

Xếp hạng 10 nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất

Tỷ trọng trong tổng số

NK % I Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 16,7 II Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 14,0 III Điện thoại các loại và linh kiện 6,4

IV Vải các loại 6,1

V Sắt thép các loại 4,5

VI Chất dẻo nguyên liệu 3,6

VII Xăng dầu các loại 3,2

VIII Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 3,0

IX Kim loại thường khác 2,6

X Sản phẩm từ sắt thép 2,3

Tỷ trọng của 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất năm 2015

Xếp hạng 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất

Tỷ trọng trong tổng số

XK % I Điện thoại các loại và linh kiện 18,6

II Hàng dệt, may 14,1

III Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 9,6

IV Giày dép các loại 7,4

V Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 5,0

VI Gỗ và sản phẩm gỗ 4,3

VII Hàng thủy sản 4,1

VIII Phương tiện vận tải và phụ tùng 3,6

IX Dầu thô 2,3

X Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 1,9

Nguồn: Niên giám thống kê hải quan về hàng hóa XNK năm 2015 Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu của Hải quan Việt Nam trong thời gian qua

Hải quan Việt Nam thực thi bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH XNK được thực hiện theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và các quy định của pháp luật Việt Nam.

- Các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia

Công ước quốc tế đầu tiên điều chỉnh trực tiếp vấn đề bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu tại biên giới là Công ước Paris được ký kết ngày 20/3/1883 tại Paris.

Với quy định về vấn đề kiểm soát biên giới đối với NHHH XNK đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng để các quốc gia thành viên triển khai thực hiện hoạt động này với tư cách thực hiện nghĩa vụ thành viên của Công ước.

Điều ước quốc tế quan trọng nhất điều chỉnh vấn đề thực thi quyền SHTT của Hải quan chính là Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT (Hiệp định TRIPS) năm 1994. Trong 20 Điều luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thực thi quyền SHTT, Hiệp định đã đã dành 10 Điều luật (từ Điều 51 đến Điều 60 thuộc Mục 4 phần III) để quy định về các yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp kiểm soát biên giới. Trong đó lấy nhãn hiệu quy định điển hình cho các đối tượng quyền SHTT còn lại.

Luật mẫu về bảo vệ quyền SHTT của WCO năm 2003 đã hướng dẫn cụ thể các quy định của Hiệp định TRIPS về các biện pháp kiểm soát biên giới đối với SHTT. Bằng việc quy định cụ thể các nội dung liên quan đến việc thực thi quyền SHTT tại biên giới tại Phụ lục 3, cơ quan Hải quan các nước có cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả công tác này và thực hiện nghĩa vụ thành viên của WCO.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có các hiệp định quy định vấn đề này, bao gồm: Hiệp định khung ASEAN về bảo vệ quyền SHTT được ký kết vào ngày 15/12/1995 tại Bangkok, Thái Lan bao gồm các điều khoản mang tính nguyên tắc về vấn đề hợp tác thực thi quyền SHTT giữa các quốc gia trong Cộng đồng ASEAN; kế hoạch cộng đồng kinh tế ASEAN được ký kết giữa các quốc gia thành viên vào ngày 20/11/2007 tại Singapore. Trong đó, ASEAN đã đưa Chiến lược hành động về phát triển kinh tế trong khu vực giai đoạn 2008 - 2015, bao gồm các nội dung chiến lược về thực thi quyền SHTT trong các hành động ưu tiên về hợp tác phát triển kinh tế; hiệp định đối tác kinh tế ASEAN - Nhật Bản được ký kết giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Nhật Bản vào năm 2008 tại Tokyo - Nhật Bản, Phụ lục 5 Hiệp định đã quy định về vấn đề hợp tác về thực thi quyền SHTT trong chương trình hoạt động hợp tác kinh tế giữa ASEAN và Nhật Bản; hiệp định thương mại tự do ASEAN - Úc - New zealand (AANZFTA) được ký kết ngày 27/2/2009 tại Thái Lan, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2010. Tại Chương 13 Hiệp định đã quy định các nội dung liên quan đến thực thi quyền SHTT, trong đó có vấn đề bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa.

Ngoài ra còn có các điều ước quốc tế song phương giữa Việt Nam và các nước về SHTT, bao gồm: Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (BTA); Hiệp định Việt Nam - Thụy Sỹ; Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản…

- Các quy định của pháp luật Việt Nam

Công tác bảo vệ quyền SHCN đối với NHHH XNK luôn được đảm bảo bởi hệ thống pháp luật quốc gia, cụ thể qua các văn bản pháp quy như: Luật SHTT năm 2005; Luật Hải quan năm 2014; Nghị định số 08/2015/NĐ- CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ; Nghị định số 105/2006/ ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng

dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Nghị định số 119/2010/NĐ- CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP; Nghị định số 99/2013/NĐ- CP của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Thông tư số 13/2015/TT- BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính.

Qua đó đã tạo được cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan Hải quan nói riêng thực hiện chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu.

Ngày 23/6/2014, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đã chính thức thông qua Luật Hải quan, đã đánh dấu mốc quan trọng và là thành công lớn trong việc thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục Hải quan từ phương thức truyền thống bán điện tử sang phương thức điện tử; tiếp tục cải cách mạnh mẽ hơn nữa từ quy trình thủ tục, hồ sơ, giấy tờ, thời gian thực hiện, cơ chế thực hiện một cửa quốc gia; ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị kỹ thuật và hiện đại hóa chế độ quản lý hải quan… Trong đó, Mục 8 quy định cụ thể yêu cầu bảo vệ quyền SHTT về nguyên tắc kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục Hải quan, quy định chi tiết về thủ tục đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục Hải quan, thủ tục tiếp nhận, xử lý đơn đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục Hải quan và thủ tục tạm dừng làm thủ tục Hải quan, đáp ứng yêu cầu trong công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát của cơ quan Hải quan. Để triển khai, ngày 21/01/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2015/NĐ- CP ngày của quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan hướng dẫn Luật Hải quan năm 2014 liên quan đến công tác này.

Cụ thể hóa công tác thực thi bảo hộ quyền SHCN đối với NHHH XNK, Bộ Tài Chính đã cho ban hành Thông tư 13/2015/TT- BTC ngày 30/01/2015 quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền SHTT; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Thông tư được ban hành đảm bảo công tác bảo vệ quyền SHCN đối với NHHH XNK được thực hiện một cách đồng bộ và có hiệu quả. Một

mặt đảm bảo cho cán bộ, công chức Hải quan thực hiện nhiệm vụ của mình, mặt khác đảm bảo lợi ích của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu gây ra. Điều này cho thấy, các quy định của pháp luật trong lĩnh vực Hải quan đã gần tiến tới phù hợp hoàn toàn với các quy định của Hiệp định TRIPS và Hải quan Việt Nam đã và đang từng bước thực hiện có hiệu quả các cam kết quốc tế về thực thi quyền SHCN đối với NHHH XNK.

Tình hình xâm phạm quyền SHCN đối với NHHH xuất nhập khẩu trong thời gian qua tại Việt Nam

Việc xâm phạm quyền SHCN đối với NHHH XNK trong thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp về hình thức và tính chất, mức độ vi phạm và phương thức thủ đoạn, cụ thể:

Những địa bàn trọng điểm xác định là các tỉnh biên giới tiếp giáp Trung Quốc (Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh), các tỉnh biên giới tiếp giáp Lào (Hà Tĩnh, Quảng Trị), các tỉnh biên giới Tây Nam (Tây Ninh, An Giang) và các thành phố lớn (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu).

Nhóm mặt hàng liên quan đến các loại hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, người tiêu dùng như thực phẩm ăn uống, thực phẩm chức năng; hàng tiêu dùng các loại như: quần áo, túi xách, điện thoại di động và phụ kiện, máy ảnh kĩ thuật số và phụ kiện máy ảnh; đồ gia dụng như: chảo chống dính, đèn sưởi nhà tắm, máy cưa cầm tay, phụ gia dầu nhờn, các loại hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, không công bố tiêu chuẩn sản phẩm, kém chất lượng, ghi sai quy định về nhãn mác … Chủ yếu các doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng trọng điểm có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Các đối tượng thường sử dụng các phương thức thủ đoạn chủ yếu sau để nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền SHCN như: lợi dụng chính sách miễn thuế về định mức hàng hoá cá nhân, quà biếu, quà tặng, chính sách đối với hàng hoá phi mậu dịch hoặc kinh doanh tạm nhập - tái xuất để nhập khẩu; lợi dụng việc hàng hóa được phân luồng xanh không phải kiểm tra thực tế hàng hóa, không khai báo trên Tờ khai hải quan nhãn hiệu của hàng hóa nhập khẩu, khai sai tên hàng, số lượng,

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu của hải quan việt nam (Trang 39 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)