Chương 2: THỰC TRẠNG BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM
2.2 Đánh giá thực trạng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu của Hải quan Việt Nam
Nhìn chung, các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền SHCN đối với NHHH XNK đã tuân thủ phần lớn và phù hợp với quy định của các Điều ước quốc tế liên quan, đảm bảo cơ sở pháp lý để các chủ sở hữu quyền SHTT và các cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ hiệu quả quyền SHTT. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thống nhất và toàn diện của các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền SHCN đối với NHHH XNK, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cần phải tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện các nội dung được điều chỉnh giữa các văn bản. Đặc biệt cần chú trọng đến các nội dung hiện còn quy định khác nhau giữa các văn bản.
Từ năm 2007 đến nay bằng kết quả của sự cố gắng và nỗ lực vượt bậc trong việc hoàn thiện khung pháp lý và thực hiện có hiệu quả việc cải cách các thủ tục hành chính theo Đề án 30 của Chính phủ. Cơ quan Hải quan đã tạo được bước ngoặt lớn nhằm nâng cao một bước hiệu quả công tác bảo vệ quyền SHCN đối với NHHH
XNK được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, các công chức Hải quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này đã nhận thức được đầy đủ về vai trò của công tác này.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được nêu trên còn nhiều hạn chế, chưa phản ánh hết được bức tranh toàn cảnh về tình hình xâm phạm quyền SHCN đối với NHHH XNK.
Công tác đấu tranh chống hàng hoá xâm phạm quyền và hàng hóa giả mạo NHHH XNK của một số đơn vị trong ngành Hải quan chưa thực sự chủ động, nhận thức của một bộ phận cán bộ công chức Hải quan về vai trò của công tác bảo vệ quyền SHCN và kinh nghiệm thực thi, chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến lĩnh vực này còn hạn chế, chưa đầy đủ; thiếu sự kiểm tra, giám sát và đôn đốc dẫn đến tình trạng “dễ thì làm, khó thì bỏ” hoặc chỉ tập trung vào việc xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại thông thường mà không thực hiện đúng quy định của pháp luật về SHTT dẫn đến công tác xử lý đối với hàng hoá nhập lậu là hàng hóa xâm phạm quyền và hàng hoá giả mạo về nhãn hiệu chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Một số đơn vị Hải quan còn thiếu tính chủ động, bài bản trong khai thác thông tin liên quan đến công tác chống hàng giả và hàng xâm phạm quyền SHCN;
chưa xây dựng được danh sách mặt hàng trọng điểm, địa bàn trọng điểm để từ đó tập trung vào đấu tranh, phát hiện và xử lý các vi phạm.
Bên cạnh đó, nhận thức và năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ Hải quan chuyên trách làm công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền SHCN bước đầu còn nhiều hạn chế, chưa được đào tạo một cách bài bản và chuyên sâu về nghiệp vụ, kinh nghiệm trong công tác nhận biết, phát hiện để phân biệt hàng thật, hàng giả; khai thác, thu thập, phân tích thông tin và áp dụng quản lý rủi ro vào công tác này chưa có.
Do đặc thù của công tác bảo vệ quyền SHCN đối với NHHH XNK, các đối tượng đã sản xuất hàng hóa xâm phạm quyền và hàng hóa giả mạo nhãn hiệu với trình độ công nghệ cao bằng nhiều thủ đoạn tinh vi mà bằng mắt thường cơ quan Hải quan không thể phát hiện được. Điều này đòi hỏi cơ quan Hải quan phải được trang bị các thiết bị hiện đại để phân biệt hàng thật, hàng xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu như: máy soi container, thiết bị soi chiếu hoặc phương tiện kiểm
tra công nghệ cao. Tuy nhiên, ngành Hải quan hiện nay chỉ có một số ít các Cục Hải quan tỉnh, thành phố được trang bị các máy móc, thiết bị này để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát hàng vi phạm quyền SHCN.
2.2.1. Thành quả chủ yếu
- Xây dựng bộ phận chuyên trách về sở hữu trí tuệ ở hải quan các cấp
Cơ quan Hải quan đã hình thành hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác tham mưu, chỉ đạo và hướng dẫn triển khai công tác chống hàng giả và thực thi bảo vệ quyền SHTT trong đó có bảo vệ quyền SHCN về NHHH theo ba cấp (Tổng cục Hải quan; Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Chi cục Hải quan). Giữa các đơn vị, bộ phận chuyên trách các cấp trong ngành Hải quan đã có sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời, có hiệu quả trong việc cung cấp, trao đổi thông tin về hàng hóa có yêu cầu bảo hộ, xử lý hàng hóa vi phạm về SHTT, giải quyết tranh chấp liên quan đến việc xác định phạm vi bảo hộ, tư cách chủ thể quyền SHCN về NHHH trong quá trình tạm dừng làm thủ tục hải quan.
Ngành Hải quan tổ chức nhiều khoá đào tạo cơ bản về SHCN về NHHH cho cán bộ công chức hải quan trong cả nước: tập huấn nâng cao năng lực thực thi, hội nghị, hội thảo giữa các doanh nghiệp với Hải quan về cách nhận biết phân biệt hàng giả, hàng thật thông qua NHHH…Thông qua các khoá đào tạo, nhận thức của cán bộ Hải quan về vai trò và tầm quan trọng của công tác thực thi quyền SHCN về nhãn hiệu đối với hàng hoá XNK được nâng cao.
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Trên cơ sở một số điều khoản của Hiệp định TRIPS, cùng với Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, ngành Hải quan đã tham gia soạn thảo trình và được Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 7 ngày 23/6/2014 thông qua Luật Hải quan năm 2014 và ngày 21/01/2015 Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2015/NĐ- CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, trong đó có các nội dung liên quan đến công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới của Hải quan Việt Nam.
Để việc bảo hộ quyền SHTT đối với hàng hóa XNK có hiệu quả, ngày 30/01/2015 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 13/2015/TT- BTC quy định chi tiết và phân định trách nhiệm rõ ràng đối với từng bộ phận về các nội dung kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền SHTT; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, các tổ chức và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước
Hải quan Việt Nam có sự phối hợp tốt và hiệu quả với các cơ quan quản lý Nhà nước về nhãn hiệu (Cục SHTT) và các cơ quan thực thi khác (Công an, Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế, Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ). Thủ tướng Chính phủ đã cho ban hành Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy chế trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg). Trong đó, cơ quan Hải quan trong phạm vi địa bàn hoạt động Hải quan, chủ trì kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với hàng hóa, phương tiện vận tải; thực hiện và tổ chức công tác phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. Ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực SHTT và các hoạt động đánh giá sự phù hợp liên quan đến giám định, thử nghiệm hàng hóa phục vụ cho công tác chống hàng giả và gian lận thương mại. Hiện nay, cơ quan Hải quan khi thực hiện việc tạm dừng thủ tục Hải quan theo yêu cầu của chủ sở hữu quyền, lấy mẫu sản phẩm gửi đến Hội đồng kiểm tra nghiệp vụ giám định SHCN
thuộc Bộ Khoa học và Công Nghệ để tiến hành giám định mẫu hàng hóa đó.
Để bảo vệ quyền SHCN đối với nhãn hiệu hàng hóa XNK, cơ quan Hải quan thường xuyên cần đến sự hỗ trợ từ phía Công an để phá các đường dây buôn lậu, đặc biệt là buôn lậu hàng hóa giả mạo nhãn hiệu xâm phạm quyền SHCN. Cơ quan Công an và Hải quan thường xuyên trao đổi thông tin để có phương án bắt giữ các đối tượng vi phạm. Đặc biệt là với những thông tin tình báo đã giúp cho Hải quan bắt giữ nhiều lô hàng nhập khẩu vi phạm quyền SHCN đối với NHHH.
Trên cơ sở của Quy chế phối hợp hoạt động số 1005/QCPH-QLTT-TCHQ ngày 01/12/2008 giữa Cục Quản lý thị trường và Tổng cục Hải quan trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng vi phạm SHTT và gian lận thương mại.
Theo đó, Cục Cơ quan Quản lý thị trường chỉ đạo công tác quản lý thị trường nội địa trong cả nước; kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thương mại trên thị trường, hoạt động XNK, nắm bắt các vi phạm về giá, ghi nhãn hàng hóa và các hành vi gian lận thương mại. Từ đó cung cấp cho lực lượng Hải quan các thông tin liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa trong nước, trên cơ sở đó giúp cơ quan Hải quan nắm bắt được các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền SHTT đối với nhãn hiệu hay hàng hóa giả mạo được nhập khẩu vào Việt Nam.
Trong quá trình cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra, giám sát, khi phát sinh vụ việc vi phạm quyền SHCN đối với NHHH XNK có sự phối hợp từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cung cấp các thông tin về đăng ký nhãn hiệu, tham khảo ý kiến chuyên môn trong xử lý các vụ việc vi phạm, giám định để xác định các yếu tố xâm phạm quyền; có sự phối hợp với các cơ quan thực thi như Thanh tra - Bộ Khoa học và Công nghệ để trao đổi các vướng mắc xử lý các vụ việc vi phạm, phối hợp với cơ quan Công an trong điều tra, xác minh để xử lý các vụ việc vi phạm có dấu hiệu hình sự; phối hợp trao đổi với cơ quan Quản lý thị trường khi cần thu thập thông tin của người vi phạm trong thị trường nội địa.
Ngoài việc hỗ trợ trong hoạt động nghiệp vụ, Tổng cục Hải quan đã phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều hội thảo, khoá tập huấn nghiệp vụ liên quan đến công tác bảo vệ quyền SHCN đối với NHHH XNK để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh
nghiệm trong đấu tranh, bắt giữ và xử lý hàng hoá xâm phạm. Ngoài các vi phạm do cơ quan Hải quan phát hiện được trên cơ sở áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát và kiểm soát Hải quan thu thập được, các cơ quan thực thi (Công an, Quản lý thị trường...) đã cung cấp cho cơ quan Hải quan nhiều thông tin quan trọng để phát hiện, đấu tranh và xử lý có hiệu quả các hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với NHHH. Ngược lại, qua thu thập thông tin nghiệp vụ, Tổng cục Hải quan đã phát hiện và kiến nghị kịp thời với cơ quan quản lý Nhà nước về nhãn hiệu những nghi vấn, thiếu sót trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký để thu hồi lại giấy chứng nhận đã cấp đối với một số nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn như: nhãn hiệu KINGMAX của ram máy tính, nhãn hiệu CEMAX đối với thuốc đông dược..., hỗ trợ cho công tác khiếu nại và giải quyết khiếu nại, giải quyết các tranh chấp liên quan đến đăng ký và sử dụng nhãn hiệu trên hàng hoá XNK và cách xác định nhóm hàng hoá mang nhãn hiệu như: vụ việc tranh chấp nhãn hiệu Philips của Tập đoàn Philips - Canađa và nhãn hiệu Philiger của Công ty TNHH Hoàng Mai - Hà Nội - Việt Nam được gắn trên sản phẩm bàn là điện hơi nước được nhập khẩu qua cửa khẩu đường biển quốc tế (Cảng Hải Phòng) vào Việt Nam…[4].
- Sự hợp tác của Hải quan với chủ thể quyền
Các chủ sở hữu quyền và đại diện chủ sở hữu quyền đã hỗ trợ cơ quan Hải quan trong các hoạt động tuyên truyền tới cộng đồng và người tiêu dùng các thông tin về tình hình diễn biến hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền SHCN đối với NHHH, các phương thức thủ đoạn và vụ việc điển hình trên các phương tiện thông tin đại chúng (bao gồm cả báo viết và báo hình) như: Báo Hải quan, Website Hải quan, Thời báo tài chính; các Kênh truyền hình hỗ trợ cơ quan Hải quan trong công tác đấu tranh (xác minh thông tin về hàng hoá có dấu hiệu nghi ngờ vi phạm, nhân thân người nhập khẩu, tuyến đường vận chuyển chính thức của hàng hoá...), cung cấp chứng cứ để phục vụ công tác bắt giữ và xử lý vi phạm (tiến hành giám định, xác minh các dấu hiệu, phương thức, thủ đoạn vi phạm mới, hỗ trợ cơ quan Hải quan tiêu huỷ hàng hoá giả mạo nhãn hiệu...).
Các chủ sở hữu quyền đã phối hợp với cơ quan Hải quan tổ chức nhiều
chương trình tập huấn phân biệt hàng thật - hàng giả cho hơn 1000 cán bộ công chức Hải quan trong cả nước như: Công ty Võ - Trần là đại diện SHCN của Công ty Nokia - Nhật Bản tập huấn phân biệt hàng thật - hàng giả mang nhãn hiệu NOKIA và VERTU cho Cục Hải quan Lạng Sơn và Cục Hải quan Quảng Ninh [28]. Tổng cục Hải quan thường xuyên tổ chức các Hội nghị đối thoại Hải quan - doanh nghiệp để phổ biến, tuyên truyền pháp luật, trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệp phối hợp, giúp doanh nghiệp nhận thức đẩy đủ về công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền SHCN đối với NHHH XNK.
- Hợp tác quốc tế của cơ quan Hải quan
Hải quan Việt Nam đã hợp tác với Hải quan các nước trong khu vực như:
Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanma, Indonesia, Trung Quốc trong việc triển khai chống các hành vi sản xuất, mua bán và vận chuyển các loại thuốc giả trong khu vực; tham gia trong khuôn khổ các dự án, chương trình phối hợp liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu như: Dự án Chương trình hỗ trợ kỹ thuật Châu Âu cho Việt Nam (ETV2), Dự án STAR giai đoạn 2, chương trình hợp tác tăng cường thực thi quyền SHTT EC- ASEAN (gọi tắt là ECAP II),...[4].
Tổng cục Hải quan đã xây dựng và hình thành cơ chế liên lạc thường xuyên với các Tổ chức quốc tế và tổ chức phi Chính phủ về SHTT như: Tổ chức SHTT thế giới (WIPO), WCO, các cơ quan Chính phủ các nước về SHTT như Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), Cơ quan sáng chế Nhật Bản, Hải quan các nước Nhật Bản và Trung Quốc... và các tổ chức doanh nghiệp về SHTT như: Tổ chức đối tác doanh nghiệp về SHTT (IPR Business Partnership), Tổ chức phát triển Pháp (ADETEF), Hiệp hội Lixăng - Nhật Bản để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm đấu tranh, tổ chức các Hội thảo trong nước và nước ngoài, đào tào cán bộ để nâng cao năng lực thực thi liên quan đến công tác bảo vệ quyền SHTT của cơ quan Hải quan đối với nhãn hiệu. Tham gia tích cực vào Dự án hỗ trợ các cơ quan Việt Nam trong công tác đấu tranh chống hàng giả có nguy cơ cao đối với sức khoẻ và sự an toàn của người dân tại tiểu vùng Sông Mê Công do EU tài trợ. Xây dựng Chương trình hành động chiến lược thực thi quyền SHTT cho Hải quan Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015
(Action Plan) dưới sự hỗ trợ của Tổ chức Hải quan thế giới. Tham gia có hiệu quả các Chương trình kế hoạch toàn cầu về chống hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền SHTT của WCO như: Tổng hợp, đánh giá kết quả triển khai Chương trình hoạt động toàn cầu về hàng nhái, hàng giả là DVDs, CDs qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh; trả lời bản câu hỏi về quy trình thực thi của Hải quan nhằm đấu tranh chống lại hoạt động nhập khẩu hàng giả, hàng nhái; trả lời bảng câu hỏi về Luật thực thi công tác bảo vệ quyền SHTT phục vụ việc xây dựng cuốn “Cẩm nang thông tin về Luật SHTT trong kiểm soát biên giới”. Phối hợp trao đổi và cung cấp thông tin với Hải quan các nước về SHTT như: Hải quan Lào, tham gia trả lời các nội dung liên quan đến việc khảo sát nhu cầu về xây dựng và hỗ trợ năng lực hải quan trong khu vực nằm trong dự án 2012-2013 của Hải quan Nhật Bản [4].
Bên cạnh đó, Hải quan Việt Nam còn tham gia phối hợp với tổ chức quốc tế tổ chức Hội thảo trong nước và quốc tế về thực thi quyền SHTT, chống hàng giả trong các khuôn khổ: Chủ trì tổ chức Hội thảo về thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ tại Phú Quốc giữa Hiệp hội doanh nghiệp Châu Á – Thái Bình Dương (REACT) và Tổng cục Hải quan; phối hợp với Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản tổ chức khóa tập huấn về SHTT cho các đơn vị Hải quan thành phố Hồ Chí Minh; Tây Ninh; Long An, Vũng Tàu, Bình Dương; Cục Bản quyền tác giả và Dự án Tăng cường thực thi công tác SHTT tại Việt Nam (Phối hợp với cố vấn trưởng, các chuyên gia ngắn hạn phía Nhật Bản và các điều phối viên Việt Nam); Dự án “Tăng cường thực thi quyền SHTT tại Việt Nam” và hội thảo “Quyền SHTT và sức sáng tạo” do Bộ Khoa học và công nghệ phối hợp với sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội và phòng Thương mại Hoa Kỳ tổ chức [4].
Có thể thấy, Hải quan Việt Nam luôn đề cao vai trò hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa XNK. Hàng năm, Tổng Cục Hải quan có cử cán bộ tham gia Hội thảo quốc tế về đấu tranh chống hàng giả trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm
Tổng cục Hải quan đã tham gia với Hải quan các nước trong khu vực như:
Thái Lan, Campuchia, Lào, Mianma, Indonesia, Trung Quốc triển khai chuyên án Storm do Tổ chức y tế thế giới (WHO) kết hợp với Interpol chủ trì nhằm đấu tranh