Kỹ thuật sản xuất rau ăn lá

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.5 KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU AN TOÀN ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG

2.5.3 Kỹ thuật sản xuất rau ăn lá

Theo Trần Thị Ba (2010), một số loại rau ăn lá phổ biến như cải xanh (Brassica juncea L.), xà lách (Lactuca sativa L.) và rau muống (Ipomoea aquatica Forssk)... có thể áp dụng qui trình kỹ thuật chung như sau:

+ Thời vụ

Có thể trồng quanh năm, mùa nắng cần có đủ nước tưới, cải phát triển tốt và cho năng suất cao hơn mùa mưa nhưng có nhiều sâu hại cần lưu ý phòng trừ, nguy hiểm nhất là bọ nhảy gây hại cây rau họ cải. Mùa mưa, đặc biệt vụ Thu đông (tháng 9-11 dương lịch) mưa nhiều và lớn rất khó trồng, cây tăng trưởng kém, dễ bị rách lá, bệnh nhưng bán được giá cao, cần che lưới làm giảm tổn hại do mưa.

+ Giống

Nên sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với sản xuất và tiêu thụ tại địa phương. Các loại rau ăn lá ngắn ngày này hầu hết là giống địa phương, nông dân có thể tự giữ giống, nhưng giữa các giống trong cùng một loại rau cần phải biết cách ly về không gian (hai ruộng giống nên trồng cách xa nhau ít nhất 2km) hoặc cách ly về thời gian (hai ruộng giống nên

bố trí thời gian trổ hoa cách nhau ít nhất 15 ngày) để tránh côn trùng thụ phấn làm thoái hóa giống nhanh, nên mua giống từ các công ty chuyên kinh doanh có uy tín sẽ đảm bảo hơn.

+ Gieo trồng

- Gieo sạ: gieo hột trực tiếp ngoài đồng sẽ đỡ tốn công cấy, nhưng tốn hột giống và công nhổ tỉa. Hột giống ngâm trong nước sau khoảng 60-90 phút vớt ra rổ mịn (rổ lược dừa), ủ bằng cách đậy nắp qua một đêm, nên đảo hột một lần cho đều, sau đó đem gieo hột sẽ nẩy mầm nhanh và đều hơn khi gieo hột khô. Hột cải nhỏ, muốn gieo cho đều nên chia nhiều phần và trộn thêm tro trấu hay cát. Khi cây con được 10-15 ngày nhổ tỉa chừa khoảng cách 10x15 cm. Trên 1.000m2 rải 30kg vôi, vài ngày trước khi bón phân lót, rải phân hóa học và hữu cơ, rải rơm hoặc cỏ mục càng nhiều càng tốt (1 tấn), tưới đều mặt liếp với 1kg chế phẩm sinh học Trichoderma và nước thật đẫm mặt liếp trước khi gieo, sau khi gieo rải rơm hoặc lớp tro trấu mỏng phủ hột (mùa mưa nên rải trấu) và rải 1kg Basudin 10H xung quanh bìa liếp để hạn chế dế, kiến, sên nhớt, ốc nhí hại cây con. Sau khì gieo hột nên phủ lớp rơm mỏng hoặc đậy lưới nilon để tránh nước mưa hoặc nước tưới làm văng hạt rau, đồng thời hạn chế cỏ dại và đất cát bắn lên lá.

- Gieo cây con để cấy: lượng hột giống cần thiết đủ để cây con cải xanh hoặc xà lách cấy trên 1.000m2 khoảng 100-150g, gieo trên 50-70m2 đất vườn ươm, nên gieo hột trong khay để cây con đồng đều, dễ chăm sóc, cây phục hồi nhanh sau khi trồng. Liếp ươm nơi cao ráo có đầy đủ ánh nắng, nên gieo hạt trong bầu hoặc khay ươm (sử dụng nhiều phân hữu cơ đã ủ hoai) để cây con được đồng đều. Khi cây con có 3-4 lá thật khoảng 15-20 ngày tuổi đem cấy, mật độ từ 25.000-30.000 cây/1.000m2. Cấy từng đợt riêng cây tốt và xấu để tiện chăm sóc.Liếp rộng 1m cấy được 6-8 hàng cải, cấy dầy, cây cao, thân lá nhỏ, năng suất cao. Nếu gieo sạ thì tốn lượng hạt gấp đôi gieo ươm, riêng rau muống cần khoảng 25-30kg/1.000m2 để gieo sạ hoặc gieo theo hàng.

+ Bón phân và chăm sóc

Tổng lượng phân bón cho 1.000m2 đất trồng, khoảng 1.000kg phân hữu cơ vi sinh (phân heo, gà, rơm, cỏ ủ hoai với nấm Trichoderma), 3kg Urea, 30kg hỗn hợp 16-16-8, phân cá thương mại đã cô đặc (Super fish) 1 lít (hoặc vi sinh vật cố định đạm, hòa tan lân).

Bón phân dựa theo sự sinh trưởng của cây, do cải xanh, xà lách và rau muống rất ngắn ngày nên chia phân ra nhiều lần tưới sẽ có hiệu quả hơn. Nên

cần cung cấp phân đạm ở giai đoạn gẩn thu hoạch thì dùng phân cá pha loãng tưới thêm 1-2 thùng (10-l5ml/8 lít nước), không được phép dùng phân Urea trong vòng 7 ngày trước khi thu rau, nên dùng dung dịch vi sinh vật cố định đạm và hòa tan lân của Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Sinh học, trường Đại học Cần Thơ, ở giai đoạn 5-7 ngày truớc khi thu sẽ cho chất lượng rau ngon và bảo quản được lâu.

+ Ọuản lý dịch hại

Trên ruộng cải xanh thường gặp những dịch hại chủ yếu sau: bọ nhảy (Phyllotetra striolata) gây hại lá và ấu trùng hại rễ, sâu lơ (Plutella xylostella) gây hại nặng giai đoạn sắp thu hoạch ở các loại cải trong họ thập tự, sâu đục đọt (Hellula undalis). Cải xanh, xà lách và rau muống có cùng thiệt hại do sâu ăn tạp (Spodoptera litura). Lưu ý sâu hại nặng vào cuối vụ mùa khô, khó trị bằng thuốc hóa học vì sâu kháng thuốc mạnh, nên áp dụng quy trình IPM.

Bệnh thường gặp như chết cây con (do Pythium sp., Rhizoctonia sp., Sclerostium sp.), bệnh thối bẹ (Sclerostium rolfsii, hizoctonia solani), thối nhũn vi khuẩn (Erwinia carotovora) gây hại nặng trong mùa mưa do nhiệt độ cao và ẩm độ cao.

Biện pháp canh tác:

Theo Trần Thị Ba (2010),nhằm hạn chế tối đa môi trường sống và sinh sản của các loài dịch hại, đồng thòi tạo môi trường thuận lợi cho cây trồng phát triển khỏe, có sức chống dịch hại cao.

- Chọn giống: chọn giống chống chịu sâu bệnh, ít bệnh, không nằm trong vùng đang có dịch bệnh bởi vì các giống rau cải ăn lá ngắn ngày thường được nông dân tự sản xuất giống.

Khử giống trước khi trồng: ngâm hạt rau trước khi gieo bằng nước ấm (1/2 sôi + 1/2 lạnh) để hạn chế bệnh.

- Luân canh: để hạn chế các sâu bệnh hại có thể di chuyển và gây hại nặng, không nên trồng liên tục nhiều vụ cùng họ cải trên cùng một chân đất.

Nên luân canh bắt buộc với các cây khác họ: xà lách, rau dền, mồng tơi hoặc rau gia vị... tốt nhất nên luân canh với các cây họ hòa thảo như bắp, lúa nước chẳng hạn.

- Cải thiện môi trường trồng: bón vôi đối với đất có độ pH thấp, lên liếp cao trong mùa mưa để tránh úng dễ phát sinh bệnh, thường xuyên tưới đủ ẩm để hạn chế sự phát triển sâu non bọ nhảy sống ở phần gốc cây dưới đất,

nhưng nếu thấy bệnh phát triển nên hạn chế tưới nước, tránh trồng cây với mật độ dày đặc, tỉa chồi và lá gốc tạo sự thông thoáng tán cây.

-Vệ sinh đồng ruộng: sau thu hoạch nên gom các tàn dư ra khỏi ruộng, làm nguyên liệu ủ phân hữu cơ để tái sử dụng, tích cực vệ sinh đồng ruộng như làm sạch cỏ xung quanh cây rau để hạn chế sự cư trú của các sâu bệnh.

Biện pháp cơ lý

Thăm đồng thường xuyên nếu thấy xuất hiện các sâu bệnh hại như trứng sâu ăn tạp, sâu tơ, bệnh thối nhũn... có thể dùng tay bất giết nhổ bỏ cây bệnh để hạn chế sự lây lan. Các cây, lá bị sâu bệnh khi nhổ bỏ không vứt ở ruộng và bờ mà cần gom đốt hoặc đào hố chôn có rải vôi bột khử trùng hay đem ủ phân đúng kỹ thuật (Trần Thị Ba, 2010).

Trồng trong nhà lưới hoặc có che lưới kín trên từng liếp để ngăn cản sự xâm nhập của côn trùng vào trong nhà lưới và dùng bẫy dính màu vàng để tiêu diệt thành trùng có cánh. Riêng sâu tơ có thể dùng lưới cao 2m bao xung quanh để hạn chế bướm sâu tơ tử bên ngơài bay vào ruộng cải đẻ trứng, rất khó trị bằng thuốc hóa học vì sâu kháng thuốc rất mạnh (Trần Thị Ba, 2010).

Biện pháp sinh học

Theo Trần Thị Ba (2010), để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về rau sạch, việc sản xuất và sử dụng thuốc BVTV nguồn gốc sinh học càng ngày phát triển. Những loại thuốc sinh học thế hệ mới này còn có một số đặc điềm tốt hơn so với các thuốc sinh học trước đây nhu giúp các thiên địch (côn trùng cổ ích như nhện, bọ rùa ăn sâu, chuồn chuồn, ong ký sinh,...) phát triễn, nhờ đó sẽ hạn chế việc sử dụng các loại thuốc hóa học phổ rộng. Ngoài những đặc điểm chung đó chúng còn có độ an toàn cao đối với người và môi trường. Phòng trừ sâu tơ (Plutella xylostella), sâu đo (Trichoplusia ni), sâu bướm cải (Pieris brassicae), sâu ăn tạp (Spodoptera litura), sâu xanh (Heliothis armigera)có thể sử dụng một số loại thuốc vi sinh Bacillus thuringiensis phổ biến như Jiabat 15WDG, Map-Biti 40WP, Biocin 16WP, Dipel 6.4WP, Forwabit 16WP, Aztron, Xentari 35WDG hay thuốc gốc cúc (hoạt chất là Pyrethrin được ly trích từ cây hoa cúc Pyrethrum cinerariaetrifolium, tác động tiếp xúc, vị độc, không tồn tại lâu trong môi trường) như Sherpa 10EC, 25EC, Cypermap 10EC, 25EC, Cyper Alpha 4ND, Decis 2,5EC, Karate 2,5EC, Danitol 10EC, Sumicidin 10EC, 20EC, Peran 10EC, 50EC. Riêng bọ nhảy (Phyllotetra striolata) rất khó trị có thể sử dụng Rotenone (Dibonin 5WP hoặc nước nghiền của rễ cây thuốc cá), trừ ruồi đục

lòn lá (Liriomyza sp.) bằng tinh dầu tỏi (Bralic-Tỏi 12,5DD), trừ sâu ăn lá với Nicotine (nước ngâm của thân cây thuốc lá. Để hạn chế những mầm bệnh phát sinh từ trong đất (nấm Fusarium sp, Rhizoctonia solani...) hại cây rau nên sử dụng nấm Trichoderma tướilên đất trước khi trồng.

Biện pháp hóa học

Trong vườn ươm để trừ kiến, sâu ăn tạp, dế nhủi phá hại hạt mầm và cây non có thể sử dụng thuốc Basudin 10H. Chỉ nên sử dụng các loại thuốc hóa học trong danh mục của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành, chú ý sử dụng thuốc BVTV đúng nồng độ và liều lượng như hướng dẫn trên bao bì cho từng loại thuốc và từng thời gian sinh trưởng của rau, bảo đảm thời gian cách ly an toàn, khi thật cần thiết mới sử dụng thuốc hóa học khoảng thời gian một tuần lễ trước khi thu hoạch tuyệt đối không dùng thuốc hóa học chỉ được phép sử dụng thuốc thảo mộc và vi sinh (Trần Văn Hai và ctv.,1999).

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w