HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT CANH TÁC

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG (Trang 54 - 58)

Theo kết quả điều tra (Bảng 5) cho thấy đa số nông hộ đều có bình phun thuốc và phương tiện (máy bơm, hệ thống tưới phun) để tưới nước cho rau chiếm tỷ lệ rất cao (82,0%), nông hộ ở nhóm rau an toàn chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm rau thông thường, cụ thể là 87,5% so với 82,5%. Ngoài ra, nông hộ có máy để làm đất chiếm 40,0% cũng giúp nông hộ tiết kiệm được thời gian và chi phí sản xuất. Tóm lại, với những dụng cụ canh tác của nông hộ như hiện nay thì giúp việc sản xuất của nông hộ được thuận lợi hơn, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức cũng như chi phí sản xuất, từ đó hiệu quả sản xuất cũng cao hơn.

Bảng 5: Số hộ và tỉ lệ (%) hộ sử dụng các loại dụng cụ canh tác rau tại TPCĐ

Dụng cụ Nhóm RAT Nhóm RTT Tổng 2 nhóm

Bình phun thuốc Máy bơm nước

40 (100,0) 17 (42,5)

40 (100,0) 16 (40,0)

80 (100,0) 34 (42,5)

Máy làm đất

Hệ thống tưới phun

15 (37,5) 18 (45,0)

17 (42,5) 14 (35,0)

32 (40,0) 32 (40,0)

Tổng số hộ 40 40 80

Số trong ngoặc là phần trăm 4.3.2 Chuẩn bị đất trồng

Bảng 6: Kích thước liếp trồng rau của nông hộ tại TPCĐ

Kích thước (m) Nhóm RAT Nhóm RTT Tổng 2 nhóm

Chiều rộng Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

1,0 1,5 1,2 0,15

1,0 4,0 1,7 0,85

1,0 4,0 1,45 1,82

Tổng số hộ 40 40 80

Chiều cao Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

0,1 0,3 0,16 0,09

0,1 0,5 0,2 0,13

0,1 0,5 0,15 0,11

Tổng số hộ 40 40 80

Kết quả điều tra cho thấy đa số nông hộ đều có lên liếp để trồng rau, với chiều rộng thấp nhất là 1m ở cả hai nhóm, chiều rộng trung bình cũng không có sự khác biệt nhiều, chỉ có chiều rộng cao nhất có sự khác biệt lớn ở hai nhóm, cụ thể là 1,5m ở nhóm rau an toàn rất thấp so với 4,0m ở nhóm rau thông thường. Chiều cao liếp dao động từ 0,1-0,5m và trung bình ở mức 0,15m. Giữa hai nhóm chênh lệch chiều cao liếp tối đa cũng tương đối lớn với 0,3m ở nhóm rau an toàn so với 0,5m ở nhóm rau thông thường (Bảng 6).

4.3.3 Xử lý đất trồng

Theo kết quả điều tra (Hình 2) cho thấy nông hộ chỉ xử lý đất bằng vôi trước khi trồng. Tuy nhiên, chiếm tỷ lệ khá thấp (35%), đối với nhóm sản xuất rau an toàn thì tỷ lệ cao hơn so với nhóm rau thông thường, cụ thể là 45% so với 25%.

Theo Trần Thị Ba (1999) thì bón vôi làm thay đổi độ pH đất, ngoài ra còn có tác dụng tiêu diệt một số dịch hại có trong đất trồng, từ đó hạn chế được các loại sâu bệnh xuất hiện sau khi trồng giúp cây rau phát triển tốt hơn.

Hình 2: Biểu đồ tỷ lệ (%) nông hộ có và không xử lý đất trước khi trồng rau tại TPCĐ

4.3.4 Cách làm đất

Kết quả điều tra (Bảng 7) cho thấy nông hộ sử dụng biện pháp làm đất bằng tay chiếm tỷ lệ khá cao với 60% và máy ít được sử dụng hơn (18,75%), ngoài ra có 21,25% nông hộ kết hợp cả hai biện pháp nhằm giúp tiết kiệm được thời gian và công sức, từ đó năng suất lao động được tăng lên.

Bảng 7: Số hộ và tỉ lệ (%) hộ sử dụng các phương pháp làm đất trồng rau tại TPCĐ

Dụng cụ Nhóm RAT Nhóm RTT Tổng 2 nhóm

Tay 25 (62,5) 23 (57,5) 48 (60,0)

Máy 1 (2,5) 14 (35,0) 15 (18,75)

Tay + Máy 14 (35,0) 3 (7,5) 17 (21,25)

Tổng số hộ 40 40 80

Số trong ngoặc là phần trăm 4.3.5 Tưới nước

4.3.5.1 Nguồn nước

Vì trong rau xanh, nước chiếm trên 90% nên nước tưới ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, cần sử dụng nước sạch để tưới. Có thể sử dụng nước sông, ao, hồ nhưng không ô nhiễm để tưới cho rau (Trần Khắc Thi và ctv, 2005).

Qua quá trình đi điều tra cho thấy các nông hộ trồng rau đều ở gần sông lớn, nguồn nước dồi dào và đây là điều rất thuận lợi cho viêc canh tác của nông hộ. Do đó tất cả nông hộ đều sử dụng nguồn nước sông để tưới cho rau ở cả hai nhóm là rau an toàn và rau thông thường.

4.3.5.2 Cách tưới và dụng cụ tưới

Tùy vào loại rau và điều kiện của ruộng rau đang trồng nên nông hộ có những cách tưới nước cho rau khác nhau. Do tỷ lệ nông hộ trồng rau ăn lá chiếm số lượng lớn nên biện pháp tưới phun được nông hộ sử dụng nhiều nhất với 83,75%, ở cả hai nhóm cũng không có sự khác biệt nhiều. Còn lại các biện pháp như tưới tràn, tưới thấm và biện pháp kết hợp đều ít được nông hộ sử dụng (Bảng 8).

Qua kết quả (Bảng 9) cho thấy nông hộ sử dụng hệ thống tưới phun và máy bơm để tưới khá cao lần lượt là 40,0% và 41,25%, còn tưới thùng ít được nông hộ sử dụng hơn chỉ chiếm 18,75%. Cụ thể ở nhóm rau an toàn thì tỷ lệ sử dụng hệ thống tưới phun chiếm tỷ lệ cao nhất với 45,0%, kế đến là sử dụng máy bơm để tưới chiếm 42,5% và tưới thùng được sử dụng ít nhất chỉ chiếm 2,5% và giữa hai nhóm cũng không khác biệt nhiều.

Bảng 8: Số hộ và tỷ lệ (%) hộ có cách tưới nước cho rau khác nhau tại TPCĐ

Cách tưới Nhóm RAT Nhóm RTT Tổng 2 nhóm

Phun 35 (87,5) 32 (80,0) 67 (83,75)

Tràn 0 (0,0) 3 (7,5) 3 (3,75)

Thấm 3 (7,5) 5 (12,5) 8 (10,0)

Phun + Thấm 2 (5,0) 0 (0,0) 2 (2,5)

Tổng số hộ 40 40 80

Số trong ngoặc là phần trăm

Bảng 9: Số hộ và tỷ lệ (%) hộ sử dụng dụng cụ tưới khác nhau tại TPCĐ

Dụng cụ tưới Nhóm RAT Nhóm RTT Tổng 2 nhóm

Hệ thống 18 (45,0) 14 (35,0) 32 (40,0)

Máy bơm 17 (42,5) 16 (40,0) 33 (41,25)

Thùng 5 (12,5) 10 (25,0) 15 (18,75)

Tổng số hộ 40 40 80

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TẠI THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w