CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.5 KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU AN TOÀN ĐIỀU KIỆN NGOÀI ĐỒNG
2.5.4 Kỹ thuật sản xuất rau ăn trái
Ưu điểm và hạn chế
Trồng rau sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, cải thiện phương pháp canh tác cổ truyển theo hướng công nghiệp hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.
+ Ưu điểm
- Cho thu hoạch sớm và năng suất cao hơn: màng phủ (MP) làm gia tăng nhiệt độ mật liếp, giữ ấm mặt đất vào ban đêm hoặc trong những thời điểm mưa dầm mặt đất bị lạnh, giúp cây phát triển thuận lợi hơn và năng suất cao hơn trong khi vật liệu phủ liếp hữu cơ làm chậm tăng trưởng. Màng phủ đen cố thể cho thu hoạch sớm hơn 7-10 ngày, trong khi MP trong suốt cho thu hoạch sớm hơn 2-3 tuần (Lamont, 1991). Năng suất cao hơn 2 đến 3 lần so với mặt đất không phủ, tùy thuộc vào vị trí địa lý, loại đất, loại MP sử dụng và loại rau trồng như dưa hấu, bí đỏ, cà chua, đậu bắp.
- Cho chất lượng cao hơn: dưa hấu trồng trong mùa hè (mưa nhiều) phủ liếp MP xám bạc cho độ Brix cao hơn phủ rơm và không phủ bởi vì lượng nước trong đất dưới MP ít hơn mặt liếp phủ rơm hay không phủ (Wells và Nugent, 1980).
- Gia tăng sinh trưởng: màng phủ gần như không lưu thông khí CO2
được tạo ra bởi rễ hoặc sự phân hủy chất hữu cơ trong đất, vì vậy khí CO2 tích lũy bên dưới MP (Baron và Gorske, 1981). Màng phủ không cho phép khí xuyên qua, nó phải thoát qua lỗ được trồng cây nên tạo ra một “ống khói” khí CO2, kết quả là mức CO2 hoạt động cho sự tăng trưởng của những lá ở gần lỗ trồng cao hơn góp phần làm gia tăng sinh trưởng của cây (Taber vè Gansemer, 2004). Sự tăng trưởng của cây trồng trên MP có thể gấp đôi 90 với mặt đất trồng.
- Trợ giúp cho việc quản lý dịch hại: màng phủ có màu sắc khác nhau tạo tạo ra một tiểu môi trường riêng biệt cho cây trồng, trong đó có sự thay đổi số lượng và chất lượng ánh sáng phản chiếu từ bề mặt MP lên mặt dưới lá. Sự thay đổi tích cực này làm ảnh hưởng đến tập quán sinh sống của côn trùng (Lamont, 1993). Sự phản chiếu ánh sáng từ bề mặt MP làm giảm sự tấn công của rầy mềm dẫn đến chậm xuất hiện bệnh khảm trên dưa bầu bí (Black, 1980;
Lamont và ctv., 1990).
- Giảm cỏ dại: màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào mặt đất nên cỏ dại sau khi nẩy mầm bị chết bên dưới MP (Lamont, 1993), mặt liếp phủ MP xám bạc giảm cỏ dại (Idris và ctv., 1999), giúp giảm công lao động vào việc phòng trừ cỏ dại và giảm nguồn bệnh lưu tồn trên cỏ dại cho cây trồng vụ mùa sau (Lecoq và ctv., 1988).
- Giảm bốc hơi nước: màng phủ là một vật liệu có độ không thấm nước cao nên nước trong đất ở dưới MP không mất đi nhiều do bốc hơi, tiết kiệm nước và giảm được công lao động tưới nước (Trần Thị Ba, 2010).
- Giảm úng nước: nước được thoát ra dễ dàng từ hàng trồng bởi mặt liếp được làm cao và thấp dần ở hai bên mé, nước dư thừa được chảy ra rãnh, làm giảm úng nước và giảm sức ép dư thừa nước trong đất (Lamont, 1993).
- Giảm rửa trôi phân bón: lượng nước thừa chảy tràn trên MP không thấm vào đất được, phân bón bên dưới MP ít bị rửa trôi. Màng phủ trợ giúp duy trì phân bón vùng rễ, cho phép cây rau sừ dụng phân bón hiệu quả hơn.
Việc phủ MP giúp cây trồng hấp thu các dưỡng chất trong đất N, P, K, Ca và Mg cao hơn 1,4-1,5 lần so với mặt đất không phủ (Hanada, 1991).
- Hạn chế độ phèn, mặn: màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên phèn,mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn. Đất phèn có phủ liếp bằng MP xám bạc sẽ có độ pH cao hơn mặt đất tràn (pH 6,1) là 0,2-0,5 đơn vị (Hanada, 1991). Không những thế mà độ mặn trong đất cũng
thấp hơn 41,7%, 28,3% và 16,4% tương ứng với độ sâu 0-20, 20-40 và 40- 60cm (Yang, 1984).
- Giảm độ nén chặt của đất: đất bên dưới mặt liếp duy trì sự tơi xốp thoáng khí, rễ có đủ ôxy và hoạt động của vi sinh vật tốt hơn (Sanders, 1996).
- Sản phẩm sạch hơn: phần ăn được của sản phẩm trồng trên MP sạch hơn và ít bị thối vì không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất nên đất không bị bắn tung tóe lên cây hoặc trái. Bởi vì mặt liếp được hoàn thiện, rắn chắc, đỉnh liếp cao và thấp dần ở 2 bên mé, MP được căng thẳng một cách khít khao giúp nước chảy xuống dễ dàng (Lamont, 1993).
- Tăng hiệu quả sản xuất: màng phủ cho phép cơ giới hóa và hiệu quả sản xuất các loại rau màu chọn lọc cao hơn đã được biết từ những năm cuối của thập kỷ 1950 và sẽ được tiếp tục cung cấp những bằng chứng của việc làm thay đổi tiểu môi trường xung quanh cây (Lamont, 1993).
+ Hạn chế
- Gây ô nhiễm môi trường: trở ngại lớn của MP là sau khi kết thúc mùa vụ, thường được nông dân vứt bỏ bằng cách đốt, chôn vùi hoặc đổ thành đống trên đất làm ảnh hưởng đến môi trường. Đây là cách làm không đúng dẫn tới vấn đề môi trường và sức khỏe (Trần Thị Ba, 2010).
- Chi phí đầu tư ban đầu cao: sử dụng MP làm gia tăng chi phí sản xuất bời vì đầu tư, chi phí này sẽ được đền bù bởi gia tăng thu nhập thông qua thu hoạch sớm, chất lượng tốt và năng suất cao đem lại từ việc sử dụng MP (Lamont, 1993).
- Thiếu xác nhận sản phẩm: chưa có những tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm MP nông nghiệp đối với nhà sản xuất, trong khi đó quang phổ ánh sáng phản chiếu từ bề mặt MP lên tán cây tùy thuộc vào sắc tố cấu tạo trong MP (Sanders, 1996).
2.5.4.2 Kỹ thuật sử dụng màng phủ nông nghiệp
Theo Trần Thị Ba (2010), thì những kỹ thuật sử dụng màng phủ nông nghiệp bao gồm:
- Vật liệu và qui cách: dùng MP khổ rộng 1,2-2,0 m. Diện tích MP càng rộng thì hiệu quả phòng trừ sâu bệnh càng cao và bộ rễ phát triển càng mạnh.
Khi phủ liếp mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống.
- Chuẩn bị liếp: độ cao 20-30cm tùy mùa vụ và loại đất, mặt liếp phải làm bằng phẳng không được lồi lõm vì rễ khó phát triển và MP mau hư, ở giữa liếp hơi cao hai bên thấp để tiện việc tưới nước.
- Rải phân lót: toàn bộ vôi, phân chuồng và khoảng 1/4-1/3 lượng phân hóa bọc rải đều trên mặt liếp (25-30kg 16-16-8/1000m2). Trồng bằng MP nên bón lượng phân lót nhiều hơn trồng phủ rơm bởi vì phân bón được giữ bên trong màng phủ ít bị thất thoát.
- Xử lý mầm bệnh: dùng chế phẩm sinh học ngừa nấm bệnh như Trichoderma (cần nhiều phân hữu cơ và rơm) tưới trên mặt liếp trước khi đậy MP.
- Đậy màng phủ: cho nước ướt đều mặt liếp trước khi đậy MP, cố định MP bằng dây ni lông căng ngang mặt liếp hoặc dây chì hình chữ U ghim sâu xuống đất (dây chì sử dụng được nhiều năm).
- Đục lỗ màng phủ: dùng lon sữa bò, đường kính khoảng 10cm, có đục lỗ thông gió xung quanh chân lon, làm cán để cầm, cột dây chì vòng miệng lon chừa râu dài 50-70cm làm cự ly giữa các cây, đốt than nóng cho vào trong lon.