Các phương pháp phân tích hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến chất lượng hải sâm (holothuria scabra) trong quá trình sấy lạnh và bảo quản, đề xuất quy trình sản xuất thực phẩm hải sâm sấy lạnh (Trang 45)

1. Xác định độ ẩm ban đầu của hải sâm nguyên liệu bằng phương pháp sấy đến

khối lượng không đổi ở nhiệt độ 1050C theo tiêu chuẩn TCVN 3700 – 1990 và được

trình bày ở phụ lục 1.

2. Xác định độ ẩm của hải sâm theo thời gian sấy bằng phương pháp cân khối lượng và được trình bày ở phụ lục 1.

3. Xác định vận tốc chuyển động của không khí tại phòng sấy bằng lưu tốc kế

hiện số Testo 405V1.

4. Xác định tỉ lệ hút nước phục hồi của hải sâm khô sau khi sấy bằng phương

pháp ngâm hải sâm khô trong nước cất cho đến khi cân đến khối lượng không đổi và

được trình bày ở phụ lục 1.

5. Xác định hàm lượng protein theo phương pháp Kjeldahl theo tiêu chuẩn

TCVN 3705 – 1990 và được trình bày ở phụ lục 1.

6. Xác định hàm lượng NH3 theo phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước

theo tiêu chuẩn TCVN 3706 – 1990 và được trình bày ở phụ lục 1.

7. Xác định thành phần và hàm lượng các amino acid theo phương pháp sắc ký

khí trên máy GC-17A.

Nguyên tắc của phương pháp là dùng isobutylcloformat để tạo phản ứng este

hóa với acid amin trong điều kiện có xúc tác pyridin. Sau đó phân tích acid amin thông

qua dẫn xuất este của chúng bằng phương pháp sắc ký khí sử dụng detector ion hóa

bằng ngọn lửa (GC-FID).

8. Đánh giá chất lượng cảm quan bằng phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn

TCVN 3215-79 và xây dựng thang điểm đánh giá các chỉ tiêu cảm quan, phân loại

chất lượng sản phẩm theo bảng 1; 2 và 3 ở phụ lục 1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ đến chất lượng hải sâm (holothuria scabra) trong quá trình sấy lạnh và bảo quản, đề xuất quy trình sản xuất thực phẩm hải sâm sấy lạnh (Trang 45)