Tài nguyên du l ịch nhân văn

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG (Trang 55 - 64)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI

2.2. Tài nguyên và nh ững điều kiện phát triển du lịch

2.2.2. Tài nguyên du l ịch nhân văn

Theo dân gian thì vùng Củ Chi xưa có rất nhiều cây Củ Chi ( tên ngày nay thường gọi là cây Mã Tiền) cho nên những cư dân đầu tiên đã đặt tên cho vùng đất này là Củ Chi. Củ Chi là vùng đất được người Việt khai phá trong những năm đi mở cõi vào cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII thuộc tỉnh Gia Định, bao gồm toàn bộ phần đất của hai tổng Long Tuy Hạ và Long Tuy Trung, một phần của hai tổng Long Tuy Thương và Bình Thạnh Trung của huyện Hóc Môn ngày nay.

Qua nhiều biến động của lịch sử những địa danh cũ không còn nữa, nhiều địa danh mới xuất hiện. Cho tới năm 1957, chính quyền Sài Gòn chính thức thành lập quận Củ Chi thuộc tỉnh Bình Dương. Năm 1963 chính quyền Sài Gòn chia Củ Chi thành 2 quận: quận Củ Chi xác lập vào tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập, và quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương.

Trong chiến tranh chống Mỹ, tuy Củ Chi là chiến trường ác liệt phía Bắc Sài Gòn - Gia Định nhưng người dân quyết bám trụ giữ làng, địa đạo Củ Chi cũng được bắt nguồn từ đây. Năm 1967 Củ Chi đón nhận huân chương Thành Đồng với danh hiệu cao quý “ Đất Thép Thành Đồng”. Sau khi đất nước thống nhất, ngày 2/7/1976, Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa khóa IV đổi tên Sài Gòn Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh thì quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa và quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương trở thành huyện Củ Chi thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Củ Chi ngày nay gồm 20 xã và một thị trấn.

2.2.2.1. Dân cư và nguồn lao động

Toàn huyện Củ Chi có 13 dân tộc sinh sống. trong đó người kinh chiếm đa số: 296450 người chiếm 99,36% tổng số dân. Kế đến là người Hoa chiếm 0,58%, người Khơ-me chiếm 0,04%. Các dân tộc Tày, Thái, Mường, Nùng, H’mông, Dao,…chiếm tỉ lệ không đáng kể.

Hiện nay, tại huyện có một địa điểm tập trung nhiều dân tộc ít người với nhiều nét truyền thống văn hóa đặc sắc được tái hiện và gìn giữ. Đó chính là Khu Du Lịch Sinh Thái Văn Hóa Dân Tộc Thiểu Số. Các dân tộc ít người được đưa về sống nơi đây với công việc hàng ngày là dệt thổ cẩm, làm gốm, đúc đồng,…nhằm tái hiện lại các nghề truyền thống của người dân Việt Nam. Đây cũng là một địa điểm thu hút khách du lịch đến tham quan và hiểu

thêm về văn hóa các dân tộc nếu du khách không có điều kiện đến những vùng, miền cách xa thành phố.

Theo thống kê từ năm 2005 đến năm 2010, dân số huyện Củ Chi từ 296.032 người tăng lên 362.454 người tăng 66.422 người. Đây là lực lượng lao động chính cho sự phát triển kinh tế của huyện.

Bảng 2.1. Dân số huyện Củ Chi giai đoạn 2005 – 2011

Năm 2005 2008 2009 2010 2011

Tổng số ( người) 296.032 336.716 347.530 355.823 363.171 Nam ( người) 141.136 157.829 167.333 177.489 175.060 Nữ ( người) 154.897 178.887 180.196 178.334 187.394

Nguồn Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí Minh

Do đặc thù nền kinh tế huyện phụ thuộc nhiều vào công nghiệp nên đa số dân cư tham gia vào các hoạt động của các khu công nghiệp. Một số ít tham gia vào các hoạt động của ngành du lịch dưới các hình thức như buôn bán nhỏ, lẻ hay các công việc trong các khu du lịch không đòi hỏi trình độ cao. Điều này dẫn đến thiếu nguồn nhân lực tại chỗ cho ngành du lịch huyện. Số lao động có trình độ tay nghề cao thì tham gia các hoạt động kinh tế ở khu vực trung tâm thành phố, chỉ số ít làm việc tại địa phương. Bên cạnh đó theo xu hướng của hiện đại hóa, công nghiệp hóa, giới trẻ ít nhiều bỏ đi các nét văn hóa, truyền thống của dân tộc. Một số nghành nghề truyền thống ngày bị mai một đi, do không có đội ngũ kế thừa và phát huy.

2.2.1.5. Các di tích văn hóa lịch sử

Nói đến Củ Chi không thể không nói đến các di tích lịch sử gắn liền với hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và hiện nay đã trở thành khu tham quan du lịch thu hút khách trong nước và ngoài nước.

Tính đến cuối năm 2005 toàn huyện có 88 di tích lịch sử - văn hóa trong đó có 7 di tích lịch sử, 59 di tích văn hóa và 22 di tích cách mạng. Tiêu biểu nhất là hai khu di tích Bến Dược và Bến Đình là hai điểm tham quan hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến du lịch. Hàng năm cụm di tích lịch sử - văn hóa Củ Chi đón tiếp phục vụ hơn 1.000.000 lượt khách du lịch trong và ngoài nước. Đây là sản phẩm du lịch đặc thù của huyện Củ Chi.

Bảng 2.2. Di tích lịch sử, văn hóa của huyện

Tên di tích Địa chỉ Quyết định công

nhận xếp hạng

Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc

quản lý trực tiếp Khu địa đạo Củ

Chi

Xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi

Số 54/VHQĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979

Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh

Địa đạo Bến Đình Xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi

Số 101/2004/QĐ- BVHTT ngày 15 tháng 12 năm 2004

Bộ Chỉ huy Quân sự Thành phố Hồ Chí Minh

Đình Cây Sộp Ap Cây Sộp, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi

Số 5513/QĐ- UBND ngày 30 tháng 11 năm 2006

Ban Quản trị

Đình Xóm Huế Ấp Xóm Huế, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi

Số 5511/QĐ-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2006

Ban Quản lý

Chùa Linh Sơn Ấp Phú Lợi, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi

Số 4347/QĐ- UBND ngày 13 tháng 10 năm 2008

Ban Trị sự

Nguồn UBND Huyện Củ Chi

Nhìn chung mật độ di tích của huyện rất ít và thưa thớt, chủ yếu tập trung ở các xã phía Bắc của huyện, còn lại các xã phía Nam hầu như không hoặc có chỉ là các di tích mang tính chất địa phương.

Về chất lượng di tích: Mặc dù được quan tâm bảo tồn, nhưng cho đến nay các di tích trên địa bàn huyện có nguy cơ xuống cấp do sự tác động thời gian, chiến tranh và ý thức bảo tồn cũng như kinh phí còn nhiều hạn chế. Một số không được đầu tư để bảo tồn trùng tu.

Khả năng khai thác du lịch: với số lượng di tích lịch sử ít nhưng giá trị lịch sử cao là những nét đặc trưng và lợi thế của huyện Củ Chi trong phát triển du lịch. Hệ thống địa đạo Củ Chi nổi tiếng qua hai cuộc kháng chiến được nhân dân trong nước và thế giới biết đến là một điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch huyện, cũng như thu hút du khách gần xa tham quan tìm hiểu để biết thêm về những nét hào hùng của quân và dân Củ Chi nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Một số di tích lịch sử - văn hóa nổi bật có khả năng khai thác phát triển du lịch:

* Di tích lịch sử địa đạo Bến Dược:Di tích địa đạo Bến Dược còn gọi là Khu di tích lịch sử văn hóa địa đạo Củ Chi, thuộc địa bàn ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Khu di tích nằm ở tận cùng về phía Bắc của huyện Củ Chi,

Tây Bắc giáp với sông Sài Gòn, Đông Bắc giáp ấp Phú Lợi, Tây Nam giáp ấp Lộc Thuận, Lộc Hưng (Trảng Bàng) và Đông Nam giáp ấp Phú Hòa, cách Trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về hướng Tây Bắc.

Năm 1961, địa đạo chỉ là những đường hầm ngầm sâu trong lòng đất, kéo dài vài chục thước… cốt tránh địch hơn là đối phó. Năm 1962, khi cuộc chiến chống đế quốc Mỹ bước sang giai đoạn quyết liệt, đồng chí Võ Văn Kiệt, lúc này là bí thư Khu ủy Sài Gòn – Gia Định chỉ thị thành lập Ban chỉ đạo xây căn cứ và công trình lấy ngày thành lập Đảng (3 tháng 2) khởi công. Địa đạo được xây dựng theo kinh nghiệm từ trước, cứ khoảng 16m tạo một giếng đường kính 0,6m, sâu 3m khi giáp mí thì lấp miệng. Từ đáy giếng dùng cuốc chim khoét sâu tạo địa đạo có chiều ngang 50cm, cao 80cm. Địa đạo gồm các ngóc ngách theo thế vừa chiến đấu, vừa tiếp nối từ hầm này sang hầm khác thành một thế liên hoàn được tính toán hết sức khoa học. Do có nhiều ngỏ ngách, nhiều đoạn giao nhau hoặc song song nên địa đạo kéo dài trên 100 cây số, có đoạn hẹp, rộng có khi phải trườn vào và có chốt an toàn phòng khi địch sử dụng hợi cay hoặc bơm nước độc xuống địa đạo… Miệng địa đạo là một cấu trúc đặc biệt, rất tinh vi thường lẫn lộn trong bụi rậm, gò mối, nắp hầm vừa vặn một người chui, lỗ thông hơi tạo đường xiên núp trong các bụi rậm khó phát hiện.

Điểm nổi bật của khu địa đạo là các hầm đều âm trong lòng đất. Những căn hầm cho văn phòng, y tế, cơ yếu, hậu cần, văn nghệ, bếp hoàng cầm…

Ngày 29/4/1979 địa đạo Phú Hiệp, Phú Mỹ Hưng được Bộ Văn hóa – Thông tin đặc cách cấp bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 54/VH- QĐ.

*Di tích lịch sử địa đạo Bến Đình:Khu di tích lịch sử địa đạo Bến Đình thuộc ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, nằm về phía Bắc thị trấn Củ Chi, giáp với sông Sài Gòn và tỉnh lộ 15, cách Trung tâm thành phố 55km. Phía Bắc giáp với xã An Nhơn Tây, phía Nam giáp xã Phú Hòa Đông, phía Tây giáp xã Phạm Văn Cội và phía Đông giáp sông Sài Gòn.

Trong cuộc kháng chiến, do địch tập trung đánh phá càn quét địa bàn Củ Chi rất gay gắt nên căn cứ Huyện ủy không cố định, phải di chuyển nhiều nơi. Từ năm 1964 - 1967, Nhuận Đức là một trong 6 xã giải phóng phía bắc có hệ thống địa đạo hoàn chỉnh liên hoàn giữa các ấp, Bến Đình – xã Nhuận Đức có địa thế rất thuận lợi với khu rừng trải dài trên hàng trăm hecta, lại là vùng đồi cao rắn chắc tiếp giáp sông Sài Gòn, khi có địch càn quét có

thể di chuyển lực lượng về phía sông trú lui an toàn. Từ đó địa đạo Bến Đình chính thức trở thành khu căn cứ ổn định, vững chắc và an toàn của huyện ủy.

Khu địa đạo căn cứ huyện ủy bao gồm các hạng mục công trình : Hầm bảo vệ, Hầm C25, Hầm văn công, Hầm y tế, Hầm lương thực, Hầm bí thư huyện ủy, hầm bếp Hoàng Cầm…

Ngày 15/2/2004 Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin đã ký Quyết định số 101/2004/QĐ- BVHTT xếp hạng Di tích quốc gia cho căn cứ địa đạo Bến Đình.

* Đình Cây Sộp: Đình Cây Sộp tọa lạc tại ấp Cây Sộp, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi.

Từ chợ Bến Thành theo đường Cách mạng tháng 8, Quốc lộ 22 đến ngã năm thị trấn Củ Chi – tại chân cầu vượt rẽ phải theo đường Nguyễn Văn Khạ vào khoảng 5km rẻ trái là đến di tích.

Đình Cây Sộp (còn gọi là đình Vĩnh An Tây) được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX của thôn Vĩnh An Tây, huyện Bình Long, Phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Đình thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh (Vị Thần bảo hộ của làng). Ngày 29 tháng 11 năm 1852 âm lịch, đình được Vua Tự Đức ban tặng Sắc phong. Đình với tư cách là một thiết chế văn hóa cơ sở, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của nhân dân trong vùng. Tuy bị chiến tranh tàn phá, ngôi đình không còn nguyên trạng như xưa, nhưng đình Cây Sộp vẫn giữ được giá trị văn hóa phi vật thể. Vào ngày rằm tháng 2 âm lịch hàng năm, đình tổ chức lễ hội Kỳ yên nhằm tưởng nhớ những người có công với nước, ngoài ra lễ hội còn đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của nhân dân.

Ngày 30/11/2006 Ủy ban nhân dân thành phố đã có Quyết định số 5513/QĐ-UBND xếp hạng đình Cây Sộp là một di tích lịch sử cấp thành phố.

* Đình Xóm Huế:Đình Xóm Huế tọa lạc tại ấp Xóm Huế, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi. Đình có vị trí cách trung tâm thành phố 30km, theo Quốc lộ 22 từ Sài Gòn lên Củ Chi đến km thứ 19 khu vực ấp Xóm Huế, rẻ trái vào đường Quốc Thạnh, hơn 1km là đến di tích.

Đình Xóm Huế được xây dựng vào năm 1841, mái lợp lá, vách gỗ. Đình thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh (Vị thần bảo hộ của làng). Đình tọa lạc trên một gò cao, hình chữ nhật, quay về hướng Đông. Đình xây theo kiểu trùng thiềm điệp ốc, có ba nóc nối liền nhau hình chữ tam. Phía trước là Tiền điện và là nơi tiếp khách mới xây dựng năm 1990. Bờ mái trên nhà Tiền điện trang trí lưỡng Long chầy Nhật An Hội. Hai bên có 2 rồng chầu ra phía Nam Bắc. Dưới bờ nóc mái là chữ Đình Tân An Hội. Bốn cột bê tông nhà Tiền điện được khảm sành sứ. Hai cột gian giữa có 2 rồng chầu vào cuốn thư “Thần Ân Phản Tế”. Ngoài

hàng ba, hai bên vách đối diện nhau có thờ bài vị, một bên là Thủy Long Thần Nữ, một bên là Mộc Trụ Thọ Thần.

Ngày 30/11/2006, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 5511/QĐ-UBND xếp hạng Đình Xóm Huế là một di tích kiến trúc nghệ thuật.

* Chùa Linh Sơn: Chùa Linh Sơn tọa lạc tại ấp Phú Lợi, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. Từ trung tâm thành phố theo đường Quốc lộ 22 đến huyện Hóc Môn, theo đường tỉnh lộ 15 qua cầu Xáng đến địa phận Củ Chi, xuôi về hướng bắc qua ngã tư Tân Quy khoảng 3km sẽ gặp ngôi chùa Linh Sơn Cổ Tự.

Chùa được khởi sự xây dựng vào năm 1806, khi Hòa thượng Bửu Tịnh Phổ Tế, đời 35 thuộc dòng Lâm tế trên đường chu du hành đạo dừng chân tại khu rừng cây cao bóng mát dựng lên một am nhỏ, mái lợp tranh, xung quanh xây tường đất, thỉnh phật từ nơi khác về thờ tự. (Đó là khu rừng chùa ấp Phú Lợi ngày nay)

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhà chùa là nơi đùm bọc, che chở cho nhiều thanh niên chống không đi lính cho giặc, giúp đỡ cho nhiều cán bộ cách mạng mỗi khi ghé qua chùa trên đường đi công tác. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, chùa là cơ sở cách mạng, nơi ẩn náu một số cán bộ giao liên, công tác Thành. Chùa Linh Sơn còn lưu lại những giá trị kiến trúc nghệ thuật gồm: Cột gỗ, kèo, trính, rui, mè…

Trong chùa có nhiều hiện vật bằng gỗ: tượng, bao lam, liễng, ghế thờ, trống, mõ…được điêu khắc chạm lộng công phu có giá trị nghệ thuật độc đáo, mang tính hiện thực và đã được dân gian hóa.

Chùa Linh Sơn được Ủy ban nhân dân thành phố ký Quyết định số 4347/QĐ-UBND ngày 13/10/2008 công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật.

2.2.2.2. Lễ hội

Do lịch sử, dân tộc và tôn giáo nên lễ hội tại Củ Chi cũng khá đa dạng, chủ yếu diễn ra vào dịp mùa xuân. Tuy nhiên, tình hình lễ hội chưa đồng nhất, còn mang tính chất tự phát, chưa được đầu tư nhiều nên chưa xây dựng nên nét đặc sắc vốn có của nó.

Các ngày lễ được tổ chức ở huyện Củ Chi:

*Lễ Hội - Hội chợ Sinh Vật Cảnh nông nghiệp và sản phẩm làng nghề: Lễ hội này do HTX nuôi trồng thủy sản Hà Quang phối hợp cùng Hội Sinh Vật Cảnh Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại khu làng nghề liên hiệp, xã Phú Hòa Đông – Trung An, huyện Củ Chi. Ngoài trưng bày, giao lưu các sản phẩm nông nghiệp và làng nghề, còn có hội thi các sản phẩm về hoa lan, kiểng bonsai, kiểng thú, tiểu cảnh, kiểng cổ, cá cảnh, tiểu cảnh sân

vườn… 41 cơ sở, đơn vị trong và ngoài huyện và một số tỉnh tham gia lễ hội lần này. Các buổi tọa đàm về tiềm năng phát triển nghề sinh vật cảnh của TPHCM và huyện Củ Chi cũng như hội thảo với chủ đề về nâng cao tay nghề trồng hoa, cây kiểng, cá cảnh… cũng đã diễn ra tại đây.

*Lễ Hội đền Bến Dược: diễn ra vào ngày 19/12 với nhiều loại hình đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc từ: ca múa, đờn ca tài tử, cải lương, hát bội, đến nhiều loại hình vui chơi bổ ích khác. Đối với nhân dân địa phương thì những ngày này đã thực sự trở thành một ngày hội truyền thống, vì thế mà có những đêm Khu di tích đã đón tiếp gần 50.000 khán giả đến tham gia hoạt động, vui chơi. Đặc biệt vào ngày lễ lớn này, Hội thao đền Bến Dược do chính khu di tích đăng cai tổ chức luôn được mọi người quan tâm, tham gia ủng hộ vì nó mang tính cộng đồng, tập thể cao. Lễ Hội được tổ chức với sự kêu gọi tham gia của các tỉnh bạn lân cận như: Tây Ninh, Long An, Bình Dương với nhiều môn thi đấu như cầu lông, bóng chuyền, bơi lội, đua thuyền…hội thao trong khuôn khổ lễ hội đã thu hút được rất nhiều đơn vị trong địa bàn và các tỉnh bạn trực tiếp tham gia ủng hộ. Kết quả này thể hiện được tinh thần giao lưu học tập lẫn nhau, thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa các đơn vị bạn trong và ngoài tỉnh.

*Lễ cầu siêu các anh hùng liệt sĩ: hằng năm trước ngày 27/7 tại đền Bến Dược lại diễn ra lễ cầu siêu cho các anh hùng liệt sĩ. Nghi lễ được ban Nghi lễ GHPGVN TP.HCM cùng BTS GHPGVN huyện Củ Chi các chư tăng ni, các tu viện trên địa bàn huyện cùng hơn 200 quý Phật tử tham gia cầu nguyện. Đây cũng là dịp các thân nhân và các vị lãnh đạo cả nước cũng về đây thắp hương để tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để giành độc lập cho đất nước hôm nay.

*Lễ hội bắn pháo hoa diễn ra hằng năm vào đêm giao thừa tại đền Bến Dược, đây là hoạt động mừng xuân nhằm phục vụ cho nhân dân vùng ngoại thành, giúp bà con có một năm mới vui tươi. Vì điều kiện cách xa trung tâm nên thành phố đã có những chương trình chào đón năm mới ở đây, tạo điều kiện để người dân có những hoạt động ý nghĩa trong dịp Tết.

2.2.2.3. Các loại tài nguyên nhân văn khác Các làng nghề:

Từ xa xưa người dân huyện Củ Chi đến vùng đất này để lập nghiệp, họ đã liên tiếp chống chọi với những khó khăn của thiên nhiên, nạn nhân của sự áp bức bóc lột tàn bạo. Từ trong gian khó đó đã sinh ra những con người hào hùng, gian khổ, cần cù chịu khó. Luôn

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)