Nhóm gi ải pháp phát triển du lịch bền vững về kinh tế

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG (Trang 112 - 117)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNGVÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN

3.3. Các gi ải pháp phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững

3.3.1. Nhóm gi ải pháp phát triển du lịch bền vững về kinh tế

3.3.1.1. Quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch du lịch

Công tác quy hoạch là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên đảm bảo cho việc phát triển du lịch bền vững. Không thể đầu tư xây dựng bất cứ khu du lịch nào nếu thiếu quy hoạch. Nhà nước cần quản lý chặc chẽ các dự án đầu tư phát triển du lịch và chỉ cho phép đầu tư khi đã có quy hoạch được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong quá trình quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết, lập các dự án khả thi đầu tư phát triển du lịch cần có sự hợp tác chặc chẽ giữa các chuyên gia quy hoạch với các chuyên gia ở những lĩnh vực liên quan, chính quyền và cộng đồng địa phương.

Đối với du lịch huyện Củ Chi, mặc dù đã có những quy hoạch cụ thể của Thành phố giai đoạn 2011 – 2015 nhưng việc triển khai quy hoạch còn chậm. Mộ số khu du lịch chưa có quy hoạch chi tiết. Điều này làm hạn chế khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế việc phát triển hoạt động du lịch huyện Củ Chi. Thêm vào đó do không có quy hoạch nên một số khu vực như Bình Mỹ, Hòa Phú đã xảy ra tình trạng chồng lấn, xen kẽ giữa du lịch và các ngành công nghiệp, khai thác,…dẫn đến mất dần tài nguyên du lịch. Các thành phần kinh tế nhỏ, lẻ đầu tư tự phát phá vỡ cảnh quan môi trường, mất dần bản sắc văn hóa.

Để có thể thực hiện tốt công tác quản lý và quy hoạch cần Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Củ Chi đến năm 2020 cả nội dung và chiến lược cho phù hợp, cụ thể như sau:

+ Đánh giá một cách đầy đủ tiềm năng phát triển du lịch của huyện, xác định lại hệ thống chỉ tiêu phát triển du lịch phù hợp để có những định hướng đầu phát triển sản phẩm du lịch sát với yêu cầu thực tế.

+ Sớm quy hoạch chi tiết khu du lịch trọng điểm Địa đạo Củ Chi, khu du lịch sinh thái văn hóa dân tộc thiểu số, khu du lịch một thoáng Việt Nam (giai đoạn 2011 – 2015)

+ Quy hoạch sản phẩm du lịch phải tạo điểm nhấn, chú trọng xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, lấy di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống làm trọng tâm; tìm ra những nét riêng có ở mỗi lĩnh vực thiên nhiên, di tích lễ hội chủ động tạo sự khác biệt.

Trong quy hoạch phát triển sản phẩm cần quan tâm tới yếu tố bảo vệ môi trường và sự tham gia của cộng đồng.

+ Quy hoạch phát triển du lịch phải tính tới mối liên hệ vùng với các tỉnh thành lân cận: Bình Dương, Tây Ninh và trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

+ Quy hoạch hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng, các điểm dừng chân, các nhà hàng, các

khu vui chơi giải trí về số lượng đảm bảo về sức chứa theo tính toán dự báo số du khách đến Củ Chi vào năm 2020; về chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch quốc tế và nội địa.

+ Khi các quy hoạch đã được phê duyệt thì đi vào thiết kế, xây dựng một khu du lịch cụ thể phải theo đúng quy hoạch và coi trọng yếu tố văn hóa, bản sắc riêng của mỗi cộng đồng địa phương. Việc trùng tu, nâng cấp, bảo tồn và phát huy di tích, di sản cần có dự tính hướng đến là thu hút khách du lịch.

3.3.1.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, chú trọng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Chất lượng sản phẩm du lịch đang là điểm yếu và là vấn đề quan trọng mà du lịch Củ Chi cần quan tâm. Nguyên nhân khách quan do tài nguyên du lịch Củ Chi có tiềm năng ngoài khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi được xem là quần thể di tích danh thắng có giá trị tầm quốc gia, còn các tài nguyên khác đều có những nét tương đồng với nhau đòi hỏi khai thác cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn, nhằm tạo ra sự khác biệt để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Về mặt chủ quan, Củ Chi chưa thực sự quan tâm đến việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên. Do đó cần có những giải pháp cụ thể nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch mang nét đặc thù riêng của huyện Củ Chi để tăng tính hấp dẫn và năng cao năng lực cạnh tranh là hết sức cần thiết. Để du lịch huyện ngày càng phát triển cần tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch sau:

+ Du lịch văn hóa lịch sử với trọng điểm là quần thể di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi.

+ Du lịch tìm hiểu văn hóa đời sống người dân Việt Nam ( khu du lịch Một thoáng Việt Nam, Khu du lịch sinh thái văn hóa dân tộc thiểu số)

+ Du lịch sinh thái trọng điểm ( Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ, vườn cây ăn trái Trung An)

+ Du lịch vui chơi giải trí Công viên nước Củ Chi

+ Du lịch làng nghề mành trúc Tân Thông Hội, đan lát Thái Mỹ, làm bánh tráng Phú Hòa Đông.

+ Quy hoạch và xây dựng khu phố ẩm thực, làng ẩm thực tại một số tuyến đường quan trọng hoặc tại các làng văn hóa, làng nghề truyền thống nơi thường xuyên có khách du lịch đến thăm. Sản phẩm được dùng trong “ Phố ẩm thực” có thể sử dụng các nguyên liệu, thực phẩm, các món ăn mang bản sắc của địa phương như: bánh tráng, thịt bò tơ, gà thả vườn, dế, bò cạp,… là các sản phẩm được nuôi trồng tại địa phương.

Bên các sản phẩm mang tính đặc thù, du lịch huyện Củ Chi cũng cần đầu tư các sản

phẩm du lịch mang tính hiện đại. Đó chính là cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật để phát triển các loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo,…

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch sẽ giúp cho du lịch của huyện tăng thêm sức cạnh tranh , tạo sự hấp dẫn cho du khách. Đồng thời còn tạo được súc hút lớn với các thành phần kinh tế và cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động du lịch, giải quyết việc làm, góp phần phát triển du lịch bền vững cả về kinh tế - xã hội.

3.3.1.3. Hoàn thiện cơ chế chính sách, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, tăng cường phối hợp liên ngành trong lĩnh vực du lịch

Để đảm bảo du lịch huyện Củ Chi phát triển bền vững, trong thời gian tới lãnh đạo và các ban ngành có liên quan cần nghiên cứu xây dựng một số chính sách cơ bản như sau:

+ Chính sách đầu tư: Thành phố cần có chính sách đầu tư hỗ trợ hợp lý, xây dựng kết cấu hạ tầng dẫn đến các khu du lịch trọng điểm. Có chính sách ưu đãi, thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch nhất là các dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch, khu du lịch sinh thái tổng hợp, các khu vui chơi giải trí.

+ Chính sách tài chính:Cần có quỹ phát triển du lịch, ưu tiên hoặc miễn giảm không thu thuế trong khoảng thời gian nhất định với các hình thức đầu tư cho phát triển sản phẩm du lịch mới, sản phẩm du lịch đặc thù, bảo vệ môi trường du lịch. Kiểm tra, điều chỉnh các loại phí, lệ phí các hình thức vé liên quan đến du lịch trong phạm vi của huyện để khuyến khích đầu tư và phát triển du lịch. Đồng thời từ đó tạo ra sự thống nhất giá cả trong kinh doanh du lịch, tạo sự yên tâm cho du khách.

+ Chính sách xã hội hóa hoạt động du lịch: nhằm động viên mọi nguồn lực của xã hội để xây dựng và phát triển du lịch và nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước các cấp chính quyền trong quản lý hoạt động du lịch. Đặc biệt là cộng đồng người dân địa phương tích cực tham gia vào hoạt động du lịch phát huy tối đa giá trị truyền thống, thuần phong mỹ tục, góp phần giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh môi trường tự nhiên tại các điểm du lịch, làm thế nào để cả du khách và cộng đồng dân cư địa phương đều được hưởng thụ thành quả do du lịch mang lại.

+ Chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế: Đây là một chính sách quan trọng thu hút khách đến với du lịch Củ Chi. Cần có những chính sách quảng bá, hợp tác song phương trong lĩnh vực du lịch với các tỉnh, thành phố ở nước ngoài. Tạo điều kiện học tập kinh nghiệm, đồng thời mở ra một hướng đi mới cho hoạt động kinh tế của huyện Củ Chi, trong bối cảnh chung của cả nước là “ mở cửa – hội nhập và hợp tác quốc tế”.

Tóm lại du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang tính liên ngành và xã hội hóa cao.

Đòi hỏi các cấp, ban ngành cần có những chủ trương và chính sách phát triển phù hợp, bắt kịp với xu thế đổi mới của thị trường. nhằm đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đồng thời phải giải quyết được các vấn đề liên quan đến du lịch, nhất là trong đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch cũng như bảo vệ tôn tạo môi trường tự nhiên và xã hội. Để đảm bảo du lịch không chỉ phát triển mà còn phát triển một cách bền vững.

3.3.1.4. Tăng cường đầu tư phát triển du lịch

Không riêng gì du lịch, mà đối với bất kỳ ngành kinh tế nào muốn có được hiệu quả cao thì đầu tư phải thỏa đáng. Mức đầu tư càng cao, càng ổn định, thì tính bền vững càng được đảm bảo. Củ Chi là huyện có nguồn thu rất ít từ du lịch. Do đó, khả năng tích lũy dành cho du lịch cũng hạn chế. Tuy nhiên trong thời gian qua huyện cũng đã có những chính sách phát triển ít nhiều tác động đến sự phát triển của du lịch như:

+ Chính sách hợp lý cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, các công trình hệ thống cung cấp nước sạch, xử lý nước thải, hệ thống bưu chính viễn thông, điện chiếu sáng, bãi đỗ xe, các tuyến giao thông công cộng. Đặc biệt là hệ thống đường giao thông của huyện được đầu tư đáng kể.

+ Chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đầu tư.

3.3.1.5. Đẩy mạnh quảng bá xúc tiến du lịch và mở rộng thị trường

Tăng cường quảng bá sản phẩm du lịch của huyện bằng các chính sách quảng cáo, khuyến mãi. Giới thiệu các điểm du lịch trọng điểm như Địa đạo Củ Chi bằng các tập in với các ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp, Nhật, Hoa để giới thiệu cho du khách

Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet đưa thông tin hình ảnh các khu du lịch lên mạng, tham gia quảng cáo trên một số báo, tạp chí. Gởi thông tin các điểm du lịch cho các công ty tổ chức du lịch.

Lắp đặt một số bảng panô giới thiệu du lịch huyện Củ Chi tại các trục giao lộ lớn đi qua huyện.

Tăng cường quảng cáo vào các dịp Lễ, Tết,…kèm theo các chính sách khuyến mãi.

Chẳng hạn giảm giá 30% cho khách nội địa đi theo đoàn từ 50 người trở lên hay hay tặng quà lưu niệm cho du khách,…

3.3.1.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Con người là một trong nhân tố quan trọng cấu thành một sản phẩm du lịch hoàn hảo.

Vì vậy, công tác sắp xếp nhân sự để đảm bảo công tác phục vụ khách hàng được chu đáo luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu trong quá trình phát triển du lịch của huyện. Cụ thể cần phải có một kế hoạch để bổ sung lực lượng và nâng cao chất lượng lao động huyện Củ Chi.

Việc đầu tiên cần thống kê số lượng nhân viên và tiến hành phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ các nhân viên đang tham gia công tác về du lịch trên địa bàn huyện.

Có những chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài, các lao động trình độ tay nghề kỹ thuật cao từ bên ngoài địa phương những nơi có ngành du lịch phát triển.

Kết hợp với các trường đào tạo du lịch, các trung tâm nghề để tiến hành đạo tạo nâng cao tay nghề của các nhân viên hiện đang làm việc tại các khu du lịch . Đồng thời tích cực học tập kinh nghiệm, năng lực hoạt động du lịch với khu vực trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh. Tích cực trao đổi, rút kinh nghiệm sau những đợt phục vụ du khách, đặc biệt là khách quốc tế đến từ những thị trường mới. Khuyến khích người lao động tự đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cũng như nghiệp vụ chuyên môn, phù hợp với nhu cầu hiện tại.

Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp. Đây là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn lao động một cách hiệu quả. Đội ngũ quản lý có chuyên môn nghiệp vụ cao thì đội ngũ nhân viên mới được chỉ đạo tốt. Ngoài ra cần có những chính sách ưu đãi đối với các nhân viên có trình độ, năng lực.

Bên cạnh đó, người dân địa phương cũng là một nguồn lao động lớn và đầy tiềm năng nếu được đào tạo và khai thác có hiệu quả. Đối tượng này sẽ đem lại lợi ích lớn trong việc chia sẻ lợi ích du lịch cho cộng đồng dân cư địa phương.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG (Trang 112 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)