CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI
2.4. Th ực trạng phát triển du lịch huyện Củ Chi
2.4.2. Th ực trạng phát triển du lịch
2.4.2.1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch
- Mức độ khai thác: Tiềm năng tài nguyên du lịch của huyện Củ Chi khá đa dạng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân tiềm năng này vẫn chưa được khai thác tối đa.
Bảng 2.6. Tỷ lệ khai thác một số loại tài nguyên du lịch chính năm 2012 STT Loại tài nguyên Tài nguyên du
lich tiềm năng
Đã khai thác Tỷ lệ khai thác so với tiềm năng (%)
1 Di tích lịch sử văn hóa 5 2 40
2 Du lịch sinh thái 5 4 80
3 Sông (có tiềm năng du lịch)
2 0 0
4 Làng nghề 4 2 50
5 Vườn cây ăn trái 2 1 50
(Nguồn UBND huyện Củ Chi)
Qua bảng tổng hợp có thể khẳng định tỷ lệ khai thác tài nguyên của huyện Củ Chi chưa khai thác tối đa, đồng đều. Trong số các tài nguyên du lịch có tiềm năng chỉ có các di tích lịch sử, cảnh quan thiên nhiên chủ yếu được đầu tư phát triển. Các làng nghề , trang trại vườn cây ăn trái được sử dụng thấp hoặc chưa được sử dụng. Trong số các loại tài nguyên du lịch đã được khai thác thì mức độ khai thác cũng chưa nhiều.
Hiệu quả khai thác các loại tài nguyên du lịch: Theo kết quả nghiên cứu thời điểm hiện nay thì hiệu quả khai thác tài nguyên du lịch của huyện còn khá thấp. Do tại các điểm du lịch mới ở giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng, chưa có sản phẩm du lịch đặc thù. Trong thời gian tới, hy vọng với những chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, đầu tư nâng cấp các dịch vụ phục vụ sẽ thu được hiệu quả cao.
2.4.2.2. Các điểm du lịch, các khu du lịch
*Khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi
Di tích Địa đạo Củ Chi hiện được bảo tồn ở hai khu vực Bến Dược và Bến Đình, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng hơn 70km về phía Tây Bắc. Khu du lịch thích hợp cho những du khách thích tham quan và khám về lịch sử, bên cạnh đó trong khu du lịch còn có nhiều khu vực với nhiều hạng mục và công trình khác nhau giúp du khách có thể thỏa sức tham gia trải nghiệm các hoạt động đời sống thực tế thú vị của người dân địa phương trong thời gian trải qua hai cuộc chiến tranh cam go và gian khổ. Giúp cho khách du lịch đặc biệt là giới trẻ trong nước có những hiểu biết hơn về lịch sử của dân tộc.
Với giá trị và tầm vóc chiến công được đúc kết bằng xương máu, công sức của hàng vạn chiến sĩ, đồng bào, khu căn cứ địa đạo Củ Chi đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa quốc gia.
Địa đạo Củ Chi nhanh chóng thu hút sự chú ý của mọi người. Khách trong nước, ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu ngày càng đông. Từ ngày thống nhất đất nước (1975), đã có hàng chục ngàn đoàn khách du khách với đủ màu da, sắc tộc trên thế giới đến viếng thăm địa đạo Củ Chi. Từ các vị Tổng Bí thư Đảng Cộng sản, Nguyên thủ quốc gia, đến các chính khách, tướng lĩnh, nhà khoa học, triết học, nhà văn, nhà báo, cựu chiến binh Mỹ,…
Địa đạo thường xuyên được gia cố, tôn tạo, đảm bảo độ bền vững lâu dài; kết hợp với các công trình giải trí vui chơi, du lịch trong một khu rừng thiên nhiên rộng rãi, mát mẻ.
Khu di tích liên hoàn gồm căn cứ của Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Gia Định trong thời kháng chiến được khôi phục lại đầy đủ chi tiết như nguyên trạng vốn có trước đây, là nơi hấp dẫn thu hút du khách.
Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược
Đền được xây dựng trên khu đất rộng 70.000m2, gồm có cổng tam quan, nhà văn bia, tháp 9 tầng cao khoảng 40m và ngôi điện chính. Trong điện chính có đặt bia khắc tên khoảng 50.000 người con của tổ quốc Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh trên đất Sài Gòn – Gia Định. Từ năm 1995 đến nay, Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược được trùng tu nâng cấp 2 lần thay đổi các chất liệu composite bằng đá và đồng như: hoa văn đế cột, rồng, liễn, hạc,…nhằm mang tính vĩnh cửu, cũng như bổ sung thêm nhiều danh sách liệt sĩ khắc tên trên bia đá.
Địa đạo Bến Dược
Nằm trong hệ thống địa đạo Củ Chi, Địa đạo Bến Dược là căn cứ của Khu ủy và Bộ Tư lệnh quân khu Sài Gòn – Gia Định. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo, là hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, có nhiều tầng hầm, nhiều ngõ ngách như mạng nhện dài trên 200km, có nơi ăn, ở, hội họp và chiến đấu.
Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định kiên cường – bất khuất
Tầng hầm Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược là nơi trưng bày, tranh, tượng, phù điêu, thể hiện các phong trào đấu tranh cách mạng tiêu biểu, các nhân vật tiêu biểu trong cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định. Tầng hầm có 9 không gian. Mỗi không gian thể hiện một giai đoạn cụ thể của quá trình lịch sử hơn 100 năm chống giặc Pháp, Mỹ xâm lược.
Công trình tái hiện vùng giải phóng Củ Chi
Đến nơi này du khách như trở lại thời chiến tranh. Đây là nơi tái hiện các giai đoạn lịch sử từ năm 1960 – 1975, là nơi thể hiện cảnh sống, chiến đấu của người dân Củ Chi trước và trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Khu được chia ra thành nhiều vùng như: vùng giải phóng, vùng tranh chấp, vùng trắng, vùng bị tạm chiếm,…thể hiện sinh động cảnh quan làng mạc huyện Củ Chi trước chiến tranh với cây trái sum suê, bốn mùa nặng quả; cảnh tàn phá của bom, đạn Mỹ; mô hình ấp chiến lược mà Mỹ và tay sai áp dụng để kiểm soát dân cư; thể hiện cảnh trai, gái hăng hái tòng quân đánh giặc…
Rừng đặc trưng 3 miền và hồ cảnh quan mô phỏng Biển Đông: Rừng gỗ quý đặc trưng của miền Bắc – Trung – Nam được trồng theo hình chữ S, rộng khoảng 4,6 ha, được một cái hồ bao bọc hai phía mô phỏng biển Đông và Vịnh Thái Lan rộng 6,8 ha. Trên các khu vực trồng gỗ quý theo miền, được xây dựng 3 mô hình đặc trưng thu nhỏ là: Chùa Một Cột ( Hà Nội), Ngọ Môn ( Huế) và Bến Nhà Rồng ( Tp.HCM). Công trình này sẽ giáo dục tình yêu thiên nhiên đất nước, hiểu được giá trị lịch sử - văn hóa dân tộc cho du khách nhất là thế hệ trẻ. Là nơi học tập bổ ích về thiên nhiên, tham quan các mô hình di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng của Việt Nam.
Mô hình chùa Một Cột: chùa Một Cột gắn liền với lịch sử của thủ đô Hà Nội, và từ lâu chùa Một Cột cũng là một biểu tượng của đất nước Thăng Long ngàn năm văn hiến. Mô hình Chùa Một Cột thu nhỏ tại khu di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi nhỏ hơn 0,9 lần so với ngôi chùa chính ở Hà Nội, được khởi công xây dựng vào ngày 24.5.2008, khánh thành ngày 19.12.2009.
Mụ hỡnh Ngọ Mụn Huế: là mụ hỡnh thu nhỏ cú tỉ lệ chỉ bằng ẳ cụng trỡnh thật, được khởi công xây dựng vào ngày 24.5.2008, khánh thành ngày 19.12.2009.
Mô hình Bến Nhà Rồng: Tòa nhà có đôi rồng gắn trên nóc, kiểu “ lưỡng long châu nguyệt” nên thường gọi là Nhà Rồng. Bến cảng Nhà Rồng còn lưu lại cho dân tộc Việt Nam một kỷ niệm thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Mô hình Bến Nhà Rồng thu nhỏ tại khu di tớch lịch sử Địa đạo Củ Chi cú tỷ lệ bằng ẳ cụng trỡnh thật, được khởi cụng xõy dựng vào ngày 24.5.2008, khánh thành ngày 19.12.2009.
Địa đạo Bến Đình: là di tích lịch sử cách mạng được Nhà nước công nhận (xếp hạng) di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 15.12.2004. Cũng giống như địa đạo Bến Dược nơi đây là nơi ăn, ở, hội họp cũng vừa là thế trận chiến đấu độc đáo, góp phần trong cuộc chống giặc cứu nước.
Ngoài ra, khi đến tham quan khu di tích, du khách còn được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí như: bắn súng, bắn súng đạn sơn, buổi trưa du khách có thể thưởng thức các món ăn mang đậm bản chất dân dã ở nhà hàng trong khu du lịch. Vừa ăn du khách vừa hưởng thụ cái không khí trong lành mát mẻ ở đây. Bên cạnh đó, du khách có thể tham gia bơi thuyền Kayak, hay tắm mình trong hồ bơi để nghỉ ngơi thư giãn. Khi ra về du khách có thể mua một số mặt hàng lưu niệm để làm quà. Các món đồ này được chế tác từ các vỏ đạn, vỏ bom, được các nghệ nhân tạo thành những món đồ nhỏ, đẹp mắt và đáng yêu.
*Khu du lịch sinh thái văn hóa dân tộc thiểu số Củ Chi
Đến đây du khách sẽ khám phá được rất nhiều điều thú vị. Khu du lịch được thiết kế với kết cấu chủ yếu bằng gỗ, tre, trúc, lá dừa nước,…Đến với khu du lịch, du khách sẽ có cảm nhận như đang về một làng quê thôn dã. Đây là một điểm đặc biệt để thu hút du khách.
Xung quanh bờ hồ và trên những ngọn đồi cỏ nhấp nhô là khu nhà sàn của các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số. Tại nơi đây du khách không chỉ chiêm ngưỡng nét độc đáo của từng kiểu nhà cùng những tín ngưỡng khác nhau của từng dân tộc mà còn được tận mắt quan sát những vật dụng sinh hoạt và sản xuất của họ như: guồng nước của người Mường, lò rèn của người S’tiêng, cách nấu rượu của người Chu - ru, cảnh dệt thổ cẩm của các cô gái Ba - na, Thái; nghề đan lát của các nghệ nhân S’tiêng, nghề làm gốm của người Chơ - ro,…
Trong chuyến tham quan, du khách còn thưởng thức chương trình đặc biệt của khu du lịch. Thu hút nhất có lẻ là những trò chơi lạ như: mê cung xanh, mê cung trúc với khu nhà 5 căn được làm từ hơn 2.000 cây trúc, khu vui chơi nước. Hay thú vị là trò xiếc vịt gây cảm giác tò mò thích thú cho nhiều người. Khu du lịch còn có nhà lưu niệm để du khách lựa chọn những món quà làm kỉ niệm hay tặng bạn bè, người thân. Ở đây còn có khu tái hiện Sài Gòn 300 năm, trại nuôi đà điểu, sân golf, nhà hàng,…tất cả kết hợp thành một khuôn viên thơ mộng. Đây có thể được xem là một điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến thăm vùng đất thép.
*Khu du lịch “ Một thoáng Việt Nam”
Đây là điểm hội tụ của nền văn hóa Việt trên khắp đất nước Việt Nam. Khu du lịch là một quần thể làng nghề thủ công truyền thống. Với diện tích 22,5 ha nằm cạnh rạch Bò Cạp, gần sông Sài Gòn, khu du lịch có khoảng 30 hạng mục tiêu biểu cho những nền văn hóa khác nhau trên khắp đất nước. Trong khu du lịch du khách có thể thưởng thức ẩm thực mang đậm văn hóa 3 miền hay tham quan đảo nuôi chim thú tự nhiên, khu chợ hàng tiểu thủ công nghiệp, chợ trên sông, vườn cây ăn trái,..
Tại nơi đây du khách có thể ngắm nhìn những công trình, những cảnh vật nổi tiếng của đất nước Việt Nam như: tháp Chàm, chùa Thiên Mụ, hồ Hoàn Kiếm, chợ Bến Thành, núi sông, rừng biển,…được tạo nên bởi những bàn tay nghệ nhân tài hoa làm toát lên vẻ đẹp của quê hương đất nước Việt Nam.
Đến tham quan khu du lịch, du khách sẽ có dịp tận mắt nhìn thấy những người thợ thủ công, nông dân, nghệ nhân,...cùng lao động sản xuất với những ngành nghề truyền thống.
Đồng thời điều thú vị là du khách còn có thể tự mình trải nghiệm bằng cách tham gia trực tiếp vào công việc với sự hướng dẫn của các nghệ nhân.
Không phải ai cũng có điều kiện và thời gian đi khắp đất nước Việt Nam để tìm hiểu về nền văn hóa Việt. Do đó, khu du lịch Một thoáng Việt Nam là điểm đến lý tưởng để tham quan và hiểu thêm về con người Việt Nam trên mọi miền đất nước. Đến đây, du khách có thể thưởng thức bát nước chè xanh đậm đặc của miền Bắc hay nước dừa ngọt lịm của miền Nam với hình ảnh lũy tre, con trâu, lúa nước,…tất cả như một bức tranh tổng thể hài hòa về đất nước Việt Nam.
*Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ
Cách trung tâm thành phố 25km, cách thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương khoảng 2km. Khu du lịch sinh thái Bình Mỹ là điểm hẹn cuối tuần đầy thú vị cho du khách. Với không gian yên tĩnh, trong lành khu du lịch đem đến cho du khách cảm giác thư thả sau những ngày làm việc mệt nhọc. Với lợi thế nằm ven sông Sài Gòn khu du lịch có một phong cảnh nên thơ và mát mẻ với lũy tre, sông nước, cầu khỉ,.. Du khách có thể câu cá thư giản tham quan nhà cổ hay đi dạo sông Sài Gòn bằng ca nô. Cách khu du lịch không xa là khu du lịch Đại Nam thuộc tỉnh Bình Dương với nhiều loại hình tham quan, vui chơi giải trí hiện đại. Đây có thể xem là một cung đường lý tưởng cho tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Bình Dương và ngược lại.
*Khu vườn cây ăn trái Trung An
Cách trung tâm thành phố 40 km là khu vườn cây ăn trái xã Trung An, huyện Củ Chi.
Nơi đây có khoảng 10 hộ kinh doanh cây ăn trái. Đến đây du khách có thể thưởng thức các loại trái cây như; chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, mận, ổi,...Điểm thú vị là du khách có thể tự mình hái và thưởng thức ngay tại vườn. Hằng năm, Trung An đón ít nhất từ 35.000 đến 50.000 du khách, 75% sản phẩm cây ăn trái của các vườn là bán cho du khách. Ngoài ra, khi đến đây du khách còn có thể thưởng thức được không gian vườn mát mẻ, yên tĩnh. Không chỉ thưởng thức trái cây, du khách còn có thể thưởng thức những món ăn dân dã miền quê
do người dân địa phương phục vụ. Đây cũng là một hướng đi mới để phát triển nông nghiệp huyện Củ Chi.
*Khu công viên nước Củ Chi
Tọa lạc tại ấp 4 xã Phước Vĩnh An, công viên nước có diện tích khoảng 3 ha bao gồm các hạng mục: khu hồ bơi dành cho người lớn, hồ bơi dành cho trẻ em, các trò chơi mạo hiểm như: “ đu dây tử thần”, thử cảm giác mạnh thì có trò chơi “ 3 làn trượt nước”, hay du khách có thể thư giản với “ Hồ tạo sóng nhân tạo”, “ Dòng sông lười”. Những du khách thích không gian tĩnh lặng có thể đến khu vực câu cá thư giản, để vừa câu cá, vừa ngắm cảnh thiên nhiên hay đi dạo tham quan vườn thú với đa dạng về chủng loại như: cá sấu, đà điểu, voi, nai, hươu, gấu,…
Ngoài ra khu công viên còn phục vụ cho những du khách có nhu cầu lưu lại qua đêm để thưởng thức cái không khi miền thôn dã với hệ thống nhà nghỉ, khách sạn 32 phòng, với đầy đủ các tiện nghi.
*Khu nông nghiệp công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh
Nằm trên tuyến đường đi địa đạo Củ chi cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 44km về phía Tây Bắc, thuận tiện giao thông đi các tỉnh. Từ đây du khách sử dụng xe buýt có thể đi Campuchia và Thái Lan theo trục đường Xuyên Á. Được xây dựng theo Quyết định số 3534/QĐ – UBND ngày 14/7/2004 của UBND Thành phố, với quy mô là 88,17 ha. Khu nông nghiệp công nghệ cao là khu kinh tế kỹ thuật đa chức năng, bao gồm các lĩnh vực: nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ, sản xuất dịch vụ cung cấp giống, vật tư, chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hội thảo, hội chợ - triển lãm, tham quan, du lịch tri thức,…
Đến đây tham quan du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các công nghệ trồng rau sạch, tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp và trải nghiệm những hoạt động thú vị như trồng rau, chăm sóc rau sạch và khi ra về mỗi du khách còn được tặng một sản phẩm làm quà. Hiện nay, khu nông nghiệp công nghệ cao chủ yếu đón tiếp các đoàn khách là học sinh, sinh viên từ các trường đến tham quan và học tập ngoại khóa.
*Trạm cứu hộ động vật hoang dã
Trạm có diện tích 4000 m2, được nâng cấp và hoạt động vào năm 2008. Trạm có khả năng cứu hộ nhiều loài động vật khác nhau như: linh trưởng, thú họ mèo, tê tê, rùa, rái cá,…Hàng trăm cá thể và nhiều loài động vật khác nhau đã được thả về thiên nhiên. Trạm cũng bao gồm một phòng trưng bày giáo dục về động vật hoang dã.