Nhóm phát tri ển du lịch bền vững về xã hội

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG (Trang 118 - 131)

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNGVÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN

3.3. Các gi ải pháp phát triển du lịch huyện Củ Chi theo hướng bền vững

3.3.3. Nhóm phát tri ển du lịch bền vững về xã hội

Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, phát triển du lịch là một chiến lược quan trọng không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, không phải ở đâu vai trò của du lịch cũng được đánh giá đầy đủ đúng đắn và tạo điều kiện tốt nhất để phát triển. Do đó trong thời gian tới cần phải xã hội hóa du lịch một cách toàn diện và đúng đắn, tạo nên sự chuyển biến trong nhận thức về ngành du lịch trong các cấp, các ngành. Động viên mọi thành phần kinh tế và cộng đồng đồng dân cư tham gia phát triển du lịch.

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về phát triển du lịch bền vững

Cần nâng cao nhận thức của cư dân và du khách trong việc giữ gìn và bảo tồn tài nguyên – môi trường du lịch. Khuyến khích hỗ trợ vật chất đối với việc nâng cao nhận thức về phát triển du lịch bền vững, khuyến khích du khách đóng góp kinh phí trong quá trình tham quan, nghiên cứu các giá trị văn hóa nhằm phục vụ cho công tác bảo vệ, tôn tạo và phát triển các giá trị văn hóa. Kêu gọi sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp, doanh nhân hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn huyện đầu tư cho việc nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về phát triển du lịch bền vững.

- Đẩy mạnh giáo dục, hướng dẫn du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa riêng

Tại các điểm tham quan du lịch, các khu du lịch, các điểm dừng chân, các làng nghề.

Cần phải tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cụ thể cho người dân ở đây cách đón tiếp, phục

vụ sao cho chuyến du lịch của du khách hoàn hảo, nhận thức cao về phát triển du lịch bền vững sẽ đảm bảo sức hấp dẫn riêng biệt và bền vững của từng làng quê. Cần bảo tồn và phát triển sự độc đáo riêng của từng làng quê về di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống, các di tích gắn với các vị anh hùng dân tộc,..Khuyến khích các làng nghề sản xuất các vật phẩm lưu niệm, mỹ nghệ thể hiện bản sắc riêng của địa phương. Đồng thời nâng cao mức sống cho người dân để họ có khả năng duy trì các ngành nghề truyền thống.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở lý luận, đánh giá tổng hợp nguồn tài nguyên và thực trạng phát triển du lịch huyện Củ Chi , đế tài đưa ra một số kết luận sau:

1. “ Vùng đất sáng ở miền Nam Tổ quốc, nửa tiếp Trường Sơn, nửa nối đồng bằng.

Chống xâm lăng từ Trương Định, Trương Quyền, máu dũng sĩ chảy tràn sông suối” – Củ Chi được biết đến là một vùng đất anh hùng trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp. Với khu di tích Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử đầy tự hào của quân và dân Củ Chi. Nơi đây được xem là tài nguyên du lịch nhân văn hiếm có ở Việt Nam. Bên cạnh đó, với đặc điểm thiên nhiên mang dáng dấp của vùng đồng bằng Nam Bộ, huyện Củ Chi có điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Đây là những tiềm năng lớn để Củ Chi phát triển du lịch.

2. Hoạt động du lịch huyện Củ Chi trong những năm qua chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Mặc dù trong những năm gần đây, lượng khách du lịch đến với huyện Củ Chi ngày một tăng. Nhưng so với lượng du khách đến Thành phố Hồ Chí Minh thì tỷ lệ du khách đến với Củ Chi còn rất thấp. Doanh thu từ du lịch cũng chưa khẳng định được sự đóng góp của ngành đối với nền kinh tế của huyện.

3. Thực trạng trên có thể được lý giải bởi các nguyên nhân sau: Huyện Củ Chi nằm ở vùng ven của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi được xem là trung tâm du lịch của cả nước với cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật hoàn thiện nhất cả nước. Du khách hầu như lưu trú chủ yếu ở trung tâm thành phố vì khoảng cách đi lại gần, sự phối hợp các tuyến điểm du lịch của huyện chưa được nhịp nhàng. Các sản phẩm du lịch mặc dù khá đa dạng nhưng chưa đặc sắc, chưa tạo được sản phẩm du lịch hoàn chỉnh và chất lượng cao. Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch còn nhiều hạn chế.

4. Trước những thực tế trên, đòi hỏi ngành du lịch huyện Củ Chi cần tập trung đầu tư thu hút vốn các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Có kế hoạch xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc có tính cạnh tranh cao, trên cơ sở lấy du lịch di tích lịch sử văn hóa và sinh thái làm cơ sở phát triển. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của sự phát triển, đặc biệt là các cư dân địa phương. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật phuc vụ du lịch.

Mục tiêu định hướng phát triển du lịch bền vững huyện Củ Chi đã được đề ra là nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Có như vậy thì du lịch Củ Chi mới hy

vọng phát triển và trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế huyện Củ Chi.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. GS.TSKH Lê Huy Bá (2006), Du lịch sinh thái, NXB Khoa học kỹ thuật.

2. Vương Lôi Đình, Đổng Ngọc Minh (2000), Kinh tế du lịch và Du lịch học, NXB trẻ TP Hồ chí Minh.

3. Nguyễn Văn Đính (2009), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Nguyễn Hồng Giáp (2000), Kinh tế du lịch, NXB trẻ.

5. Nguyễn Văn Huy (2007), Sài Gòn 24G, NXB Thế giới.

6. Ngô Tất Hổ (2000), Phát triển và quản lý du lịch địa phương, NXB Khoa học Bắc Kinh.

7. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Phạm Trung Lương (2002), Du lịch sinh thái, Những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB Thống Tấn.

9. Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch, NXB Giáo dục Hà Nội.

10. Luật du lịch Việt Nam (1/2006).

11. Trần Thị Mai (2006), Giáo trình tổng quan du lịch, NXB Lao động – xã hội.

12. Nhiều tác giả (2007), Sài Gòn xưa và nay, NXB Trẻ.

13. Đặng Văn Phan (2006), Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam thời kì hội nhập, NXB Giáo dục.

14. Phạm Côn Sơn (2008), Đất Việt mến yêu, NXB Phương Đông.

15. Hồ Sĩ Thành, Địa đạo Củ Chi, NXB Thanh Hóa.

16. Trần Đức Thanh (2006), Nhập môn Khoa học Du lịch, NXBĐHQG Hà Nội 17. Lê Bá Thảo (2001), Thiên nhiên Việt Nam, NXB Giáo dục.

18. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Tổ chức lãnh thổ du lịch, NXB Giáo dục.

19. Trần Mạnh Thương, Việt Nam văn hóa và du lịch, NXB Thông Tấn.

20. Nguyễn Minh Tuệ (2010), Địa lí du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục.

21. Nguyễn Minh Tuệ (2009), Địa lí các vùng kinh tế, NXB Giáo dục Hà Nội.

22. Nguyễn Minh Tuệ và nnk ( 1997), Địa lý du lịch, NXB TP HCM 23. Bùi Thị Hải Yến (2011), Tuyến điểm du lịch, NXB Giáo dục.

Tiếng Anh

24. Verite Keily Collins(2010),Dictionary For The Tourism, Routledge

25. Vijay Reddy, Keith Wilkes (2012),Tourism, Climate Change and Sustainability, Routledge

26. Larry Dwyer, Eugenia Wicken (2012), Event Tourism and Cultural Tourism,Routledge

27. Linda Kaplan Thaler. Robin Koval ( 2009), Việt Nam 63 tỉnh thành và các địa điểm du lịch, NXB Lao động.

28. Susanne Beken Zohn Hay (2012), Climate Change and Tourism,Routledge Các trang web

WWW.vietnamtourism.gov.vn WWW.moitruongdulich.vn WWW.webdulich.com WWW.huyencuchi.com.vn WWW.saigonmoi.com WWW. Diadaocuchi.com.vn WWW. Saigontourist.com

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Sơ đồ mô tả các khái niệm về khách du lịch.

Người du hành ( Traveller)

Được thống kê là khách đi du lịch ( visitor)

Không tính vào thống kê du lịch

- Những người làm việc để nhận thù lao.

- Những người làm việc ở vùng biên giới.

- Nhân viên đại sứ quán, lãnh sự quán.

- Nhân viên lực lượng quân sự.

- Dân di cư - Dân tị nạn

- Người nhập cư,……

Du khách ( Tourist) Khách tham quan

( Excursionist- Day visitor)

Khách có thời gian du lịch ít nhất là 24g

Khách có thời gian đi du lịch dưới 24g

Khách quá cảnh

Phụ lục 2: Dự báo các chỉ tiêu phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ

STT Các chỉ tiêu 2015 2020 2025 2030

1 Khách quốc tế ( lượt) 7.370.000 9.690.000 12.300.000 15.900.000 Ngày lưu trú trung

bình ( ngày)

2,44 2,64 2,7 2,75

Mức chi tiêu bình quân (USD)

110 118 118,5 119

2 Khách nội địa ( lượt) 20.000.000 24.480.000 31.600.000 38.600.000 Ngày lưu trú trung

bình ( ngày)

1,7 1,8 1,85 1,9

Mức chi tiêu bình quân (USD)

30 50 56 58

3 Tổng thu từ du lịch

( triệu USD) 3.000 5.220 7.212 9.460

4 Nhu cầu đầu tư

( triệu USD) 5.224 6.720 6.800 7.150

5 Lao động trực tiếp

( người) 175.000 243.500 283.500 378.000 6 Tổng lao động

( người) 595.000 828.200 963.900 1.285.000 7 Cơ sở lưu trú ( cơ sở) 4.950 6.400 7.830 9.450

Số lượng buồng lưu

trú ( buồng) 110.100 162.400 203.500 243.000 Nguồn: Viện nghiên cứu phát triển Du lịch

Phụ lục 3: Dân số huyện Củ Chi phân theo đơn vị hành chính năm 2012

STT Địa bàn Số dân năm 2012

(Người) (%) 1 Thị trấn huyện lỵ 22.069 5,78

2 Xã Hòa Phú 13.190 3,46

3 Xã Trung An 17.680 4,64

4 Xã Tân An Hội 26.935 7,06

5 Xã Trung Lập Thượng 12.957 3,4

6 Xã Phước Hiệp 13.270 3,48

7 Xã Thái Mỹ 12.386 3,25

8 Xã Phước Vĩnh An 16.603 4,35

9 Xã Phú Mỹ Hưng 6.877 1,8

10 Xã Trung Lập Hạ 13.337 3,5 11 Xã Tân Thạnh Đông 36.799 9,65 12 Xã Phước Thạnh 17.546 4,6

13 Xã Bình Mỹ 20.918 5,49

14 Xã Tân Thạnh Tây 11.933 3,13 15 Xã Phú Hòa Đông 23.925 6,27 16 Xã Tân Thông Hội 34.972 9,17

17 Xã An Phú 9.973 2,62

18 Xã An Nhơn Tây 15.651 4,1 19 Xã Phạm Văn Cội 8.646 2,27

20 Xã Nhuận Đức 12.139 3,18

21 Xã Tân Phú Trung 33.536 8,79 Toàn huyện 381.342 100,00 Nguồn UBND huyện Củ Chi

Phụ lục 4: Kết quả chất lượng không khí ở huyện Củ Chi.

STT Vị trí điểm đo Nồng độ các chất ô nhiễm ( mg/m3)

Bụi SO2 NO2 CO

1 UBND huyện Củ Chi 0,24 0,115 0,054 3,5

2 Của hàng bán ga Năm Tới ( Phước Hiệp) 0,30 0,078 0,050 1,4 3 Ấp Gò Nổi, xã An Nhơn Tây 0,35 0,096 0,049 1,7 4 Ngã tư Củ Chi, An Nhơn Tây 0,31 0,079 0,055 1,9 5 Cổng vào Địa Đạo Củ Chi 0,31 0,109 0,062 0,6 6 Ấp Bến Đình, xã Phạm Văn Cội 0,28 0,066 0,050 0,5

7 Ngã tư Tân Quy 0,29 0,082 0,027 0,6

8 CHVLXD Hồng Hà 0,32 0,089 0,038 1,5

9 Ấp 8, xã Bình Mỹ 0,31 0,087 0,032 1,6

10 Ấp giữa, xã Tân Phú Trung 0,31 0,053 0,043 1,5 11 Ngã ba Tỉnh lộ 8 và Tỉnh lộ 9 0,32 0,089 0,040 1,8 12 Ấp Mũi Lớn 1, xã Tân An Hội 0,28 0,075 0,035 1,5 13 Khu phố 2 – TT Củ Chi ( gần cầu vượt) 0,40 0,128 0,065 1,9

TCVN 5937 - 1995 0,3 0,5 0,4 40

Nguồn: Viện kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường, Tháng 11/2003

Phụ lục 5: Các dự án được quy hoạch phục vụ phát triển du lịch huyện Củ Chi

STT Tên dự án Quy mô Vị trí

1 Khu thảo cầm viên Sài Gòn ( Sài Gòn Safari)

485,35 ha 1 phần xã Phú Mỹ Hưng, 1 phần xã An Nhơn Tây

2 Khu công viên văn hóa lịch sử Sài Gòn

– Gia Định 100 ha Xã An Nhơn Tây

3 Khu công viên giải trí quốc tế 150 ha Xã Tân Phú Trung 4 Khu phim trường – Xưởng phim đài

truyền hình thành phố 50 ha Xã Hòa Phú

5 Khu du lịch sinh thái vườn 100 ha Xã Tân Thạnh Đông 6 Khu nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch

Gò Chùa

20 ha Xã Bình Mỹ

7 Khu công viên nước Củ Chi ( mở rộng) 28 ha Xã Phước Vĩnh An Nguồn UBND huyện Củ Chi

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI

Địa đạo Củ Chi Đền Bến Dược, Địa đạo Củ Chi

Địa đạo Bến Đình Đường hầm chiến đấu

Khu tái hiện Vùng giải phóng Mô hình Chùa Một Cột

Mô hình Ngọ Môn Huế Mô hình Bến Nhà Rồng

Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông Đan lát xã Thái Mỹ

Cảnh giã gạo- Khu du lịch Một thoáng Việt Nam Vườn cây ăn trái Trung An

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN CỦ CHI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG (Trang 118 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)