Hình thức tập hợp lực lượng

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lịch sử lớp 12 bồi dưỡng học sinh giỏi thi quốc gia (Trang 92 - 102)

II. Phong trào ở trong nước

3/ Hình thức tập hợp lực lượng

- 1930 – 1931: lập Hội Phản đế Đồng minh (18/11/1930), bước đầu thực hiện liên minh công nông (chủ yếu ở Nghệ Tĩnh).

- 1936 – 1939: thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ, tiến bộ.

4/Lực lượng tham gia.

- 1930 – 1931: chủ yếu là công nông, diễn ra ở nông thôn hoặc nhà máy.

- 1936 – 1939: không phân biệt thành phần giai cấp, tôn giáo, chính trị, lực lượng tham gia đông đảo, diễn ra chủ yếu ở thành thị.

5/Phân tích sự khác nhau.

- Vì hoàn cảnh thế giới, trong nước mỗi thời kỳ khác nhau nên Đảng phải đề ra những chủ trương khác nhau, thể hiện Đảng rất sáng suốt trong việc chỉ đạo chiến lược, sách lược từng thời kì lịch sử khác nhau.

- Những chủ trương trong thời kỳ 1936 – 1939 rất kịp thời và phù hợp tình hình nên đã tạo được một phong trào đấu tranh sôi nổi.

- Những sự đổi mới đó chứng tỏ Đảng đã trưởng thành và có đủ khả năng đưa cách mạng tiến lên khôn ngừng.

Câu 26

Chứng minh cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là một cuộc vận động quần chúng hết sức rộng rãi với những hình thức đấu tranh rất phong phú.

Hướng dẫn làm bài 1/Cuộc vận động quần chúng hết sức rộng rãi.

a. Đấu tranh đòi quyền tự do dân sinh dân chủ.

- Tháng 8/1936 diễn ra phong trào Đông Dương đại hội.

- Đầu năm 1937 phong trào đón phái viên GôĐa đưa dân nguyện và Toàn quyền mới Brêviê.

- Ngày 01/5/1938 lần đầu tiên trong ngày QTLĐ, các cuộc mít tinh được tổ chức công khai ở HN và nhiều nơi khá thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

b. Phong trào công nhân.

- Hàng năm có hàng trăm cuộc đấu tranh của công nhân, bao gồm từ những công nhân đồn điền đến những người lao động bình thường, đòi các quyền tự do dân chủ như tăng lương, giảm giờ làm, đòi lập nghiệp đoàn…

- Từ những cuộc đấu tranh lẻ tẻ đến những cuộc đấu tranh quy mô lớn, ảnh hưởng vang dội như : đấu tranh của công nhân mỏ Hòn Gai – Cẩm Phả (11/1936),

của công nhân xe lửa Trường Thi, công nhân đường sắt toàn Đông Dương (1937)

c. Phong trào nông dân

Hàng năm cũng có hàng trăm cuộc, đặc biệt cuộc đấu tranh của nông dân Nam Kì đòi các quyền tự do dân chủ, chống đói.

d. Lĩnh vực bào chí.

- Các tờ báo công khai được lưu hành: Dân chúng, tin tức, bạn dân … va sách những người dân cày, thơ ca cách mạng...

-Giác ngộ cho các tầng lớp nhân dân về đường lối cách mạng của Đảng.

e. Đấu tranh nghị trường.

- Hình thức là đưa người của Đảng ra ứng cử vào các cơ quan chính quyền của thực dân: Viện dân biểu Trung kỳ (1937), Bắc kỳ(1938) và Hội đồng quản hạt Nam Kỳ (1939).

- Mở rộng lực lượng của mặt trận, vạch trần chính sách phản động của thực dân.

f. Các tầng lớp khác.

Tiểu thương, viên chức, học sinh, sinh viên cũng tham gia rất đông, thậm chí cả một bộ phận tầng lớp trên và một số người Pháp có xu hướng dân chủ tham gia.

2/Hình thức đấu tranh rất phong phú.

- Các đoàn thể quần chúng (hội thể thao, đọc sách, cứu tế… ) mọc lên khắp nơi.

- Biểu tình, mít tinh, hội thảo, “đón rước”, bãi công, bãi thị, bãi khóa, hoạt động bí mật, công khai hợp pháp…

- Các hình thức đấu tranh nghị trường và tư tưởng văn hóa cũng được Đảng ta sử dụng triệt để trong các cuộc bầu cử vào “nghị viện”, người của Mặt trận đều giành được thắng lợi lớn.

- Thông qua hoạt động này, Đảng đã phát động được phong trào đấu tranh sôi nổi của quần chúng.

- Sách báo tiến bộ bằng tiếng Việt và tiếng Pháp được phổ biến rộng rãi như báo Tin tức, Dân chúng, Lao động… cuốn “Vấn đề dân cày” (của Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp)…

- Các báo này đã vạch trần tội ác của giặc, bênh vực, cổ vũ quần chúng, tuyên truyền giác ngộ quần chúng, có tác dụng rất to lớn.

Câu 27

Hãy trình bày tình hình Đông Dương dưới ách thống trị của Nhật – Pháp Hướng dẫn làm bài

1/Quá trình Nhật xâm lược Đông Dương

- Sau khi thua Nhật ở Lạng Sơn (22/9/1940), Pháp phải mở cửa Đông Dương cho Nhật (6000 quân Nhật được đóng ở bắc sông Hồng, được sử dụng 3 sân bay ở Bắc Kỳ).

- 7/1941: Nhật có quyền đóng quân, sử dụng sân bay và hải cảng ở Đông Dương.

- 12/1941: Pháp cam kết hợp tác với Nhật về mọi phương diện.

- Từ tháng 9/1940, Pháp – Nhật cấu kết với nhau để áp bức bóc lột nhân dân Đông Dương nhưng cũng vì mâu thuẫn quyền lợi nên chúng đều ngấm ngầm chuẩn bị đối phó với nhau.

- 9/3/1945: Nhập đảo chính, đuổi Pháp khỏi Đông Dương.

- Sau khi độc chiếm Đông Dương, Nhật nêu chiêu bài “Việt Nam độc lập”, lập chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim.

- Các võ quan, chính khách của Nhật thay Pháp nắm quyền lực ở Đông Dương (Viện Tối cao cố vấn Nhật thay Phủ Toàn quyền Pháp).

- Nhật công khai đàn áp, khủng bố, tấn công căn cứ địa cách mạng.

- Tiếp tục vơ vét của cải, bóc lột nhiều hơn : tiếp tục thu thóc tạ, phá lúa trồng đây làm nạn đói kéo dài trầm trọng.

2/Về kinh tế.

a. Thủ đoạn của Nhật.

- Công ty Nhật đầu tư nhiều vốn ở nhiều ngành công thương.

- Buộc Pháp cung cấp nguyên liệu, nhu yếu phẩm và bắt nhân dân ta phá lúa trồng đay.

b. Thủ đoạn của Pháp.

- Thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” (thực chất là độc quyền kinh tế) để vơ vét, bóc lột nhiều hơn.

- Tăng thuế : thuế rượu, muối và thuốc phiện tăng 3 lần.

- Cưỡng bức mua lương thực với giá rất rẻ.

3/Về chính trị (thủ đoạn chính trị lừa bịp).

a. Thủ đoạn của Nhật.

- Nhật lôi kéo một số tư sản, địa chủ làm tay sai.

- Lập các đảng phái thân Nhật và lợi dụng các tôn giáo chống Pháp để chuẩn bị thành lập chính phủ thân Nhật.

- Tuyên truyền: khu thịnh vượng chung “Đại Đông Á”, văn hóa và sức mạnh của Nhật.

b. Thủ đoạn của Pháp.

- Thi hành chính sách hai mặt:

* Tiếp tục đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng.

* Dùng nhiều thủ đoạn lừa bịp lôi kéo trí thức, thanh niên… để nhân dân ta lầm tưởng Pháp là “bạn” chứ không phải là “thù”.

4/Hậu quả về xã hội.

+ Chính sách bóc lột và thống trị của Pháp – Nhật đã đẩy nền kinh tế Việt Nam vào tình trạng kiệt quệ.

+ Đời sống của các tầng lớp, giai cấp vô cùng điêu đứng, khổ cực (trừ đại địa chủ, tư sản mại bản, quan lại và bọn đầu cơ tích trữ):

-Nông dân điêu đứng nhất: trong nạn đói năm 1945, hầu hết số người chết là nông dân.

-Công nhân thất nghiệp nhiều, tăng giờ làm, giảm lương.

-Các tầng lớp tiểu tư sản : đời sống bấp bênh.

-Địa chủ, tư sản sa sút, phá sản.

-Tinh thần dân tộc chống đế quốc phát xít lên cao hơn bao giờ hết, toàn dân đều tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Câu 28

Trong hoàn cảnh lịch sử nào, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939 đã được triệu tập ? Nội dung Hội nghị ?

Hướng dẫn làm bài 1/Hoàn cảnh lịch sử .

-Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, thực dân Pháp thi hành chính sách phản động toàn diện, điên cuồng đàn áp cách mạng, tước mọi quyền tự do dân chủ mà dân ta vừa giành được trong thời kì 1936 – 1939, tăng cường vơ vet bóc lột để phục vụ chiến tranh.

-Tháng 6/1940, quân Nhật vượt biên giới vào Bắc Việt Nam.

-Phát xít Nhật và Pháp câu kết với nhau ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.

-Thực tế, Việt Nam bị đặt dưới hai ách thống trị Pháp, Nhật.

-Nhật bắt Pháp cung cấp nguyên liệu, lương thực, thực phẩm và tiền.

-Hàng vạn hécta lúa phải nhổ để trồng đay, bông, thầu dầu… nộp cho Nhật.

-Nông dân phải bán “thóc tạ” cho Pháp.

-Pháp “cải cách” lừa phỉnh trí thức, công chức… với những khẩu hiệu “Cần lao, gia đình, Tổ quốc”, “Cách mạng quốc gia”.

-Nhật đưa ra thuyết “Đồng văn, đồng chủng”, “Đại Đông Á”, mở trường đào tạo tay sai.

-Công nhân, nông dân, tiểu tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ đều có tinh thần chống phát xít Nhật – Pháp ở những mức độ khác nhau.

-Mâu thuẫn giữa các dân tộc ĐD với đế quốc Pháp và phát xít Nhật ngày càng sâu sắc.

2/Nội dung Hội nghị.

Từ ngày 6 – 8 /11/1939, Hội nghị Trung ương Đảng CS ĐD họp ở Bà Điểm (Hóc Môn) do bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.

Hội nghị phân tích thái độ của các giai cấp xã hội:

- Xác định nhiệm vụ và mục tiêu trước mắt của đảng là đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho ĐD hoàn toàn độc lập.

- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, chỉ đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc ,tay sai, chống tô cao.

-Chuyển đấu tranh đòi dân sinh ,dân chủ sang đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai, từ hoạt động hợp pháp ,nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật.

- Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ.

-Khẩu hiệu thành lập chính quyền Xô Viết công, nông, binh được thay thế bằng khẩu hiệu thành lập chính phủ cộng hòa.

-Chuẩn bị điều kiện để tiến tới khởi nghĩa vũ trang.

+Ý nghĩa:

-Hội nghị đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn về chỉ đạo chiến lược và sách lược và phương pháp cách mạng của Đảng.

-Đây là sự chuyển hướng chỉ đạo chiếu lược đúng đắn:

Đảng ta giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Tăng cường mặt trận dân tộc thống nhất.

Đấu tranh bằng bạo lực cách mạng, làm bùng lên phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.

-Dưới sự chỉ đạo của Đảng, phong trào cách mạng nước ta bước sang một thời kì mới – thời kì đấu tranh khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

-Cách mạng Việt Nam bước sang thời kì mới: trực tiếp chuẩn bị mở đường đi tới thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945.

-Hội nghị đã thể hiện sự nhạy bén chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng trong quá trình lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.

Câu 29

Hãy trình bày sự hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Lần VIII Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

Hướng dẫn làm bài

*Chiến tranh thế giới bước sang giai đoạn thứ hai.

Sau khi chiếm phần lớn châu Âu, phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô.

Tính chất chiến tranh sẽ thay đổi. Trên thế giới hình thành hai trận tuyến : một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu, một bên là khối phát xít Đức – Ý – Nhật.

*Cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một bộ phận của lực lượng dân chủ

chống phát xít.

-Phát xít Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc và tiến sát biên giới Việt – Trung.

-Ở trong nước, Pháp điên cuồng đàn áp cách mạng.

-Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật.

*Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1939 đã quyết định :

Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách nhất của cách mạng.

Tạm gác nhiệm vụ tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo.

Chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương nhằm đoàn kết rộng rãi dân tộc thực hiện nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cách mạng.

-Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 của Đảng đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng của Đảng :

Giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

Tăng cường mặt trận dân tộc thống nhất, mở đường đi tới thắng lợi của CMT8/1945.

Trong nước, dân dân ta đang rên xiết dưới hai tầng áp bức bóc lột của Pháp – Nhật.

Mâu thuẫn giữa các dân tộc ĐD với đế quôc Pháp và phát xít Nhật phát triển gay gắt.

*Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII tháng 5/1941 đã quyết định : 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước và triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng VIII (10 – 19/5/1941), tại Pắc Bó (Cao Bằng) Hội nghị quyết định:

Giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. “Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, dân tộc. Trong lúc này nếu không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc phải mãi chịu kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.

Tiếp tục tạm gác nhiệm vụ tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo.

Để phát huy sức mạnh của mỗi dân tộc ở Đông Dương, cần phải giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ mỗi nước ở Đông Dương:

-Ở mỗi nước Camphuchia, Lào, Việt Nam cần có Mặt trận dân tộc thống nhất riêng. Đồng thời các dân tộc Đông Dương cũng phải đoàn kết chống kẻ thù chung là Pháp – Nhật, liên hệ mật thiết với Liên Xô và phe dân chủ chống phát xít.

- Ở Việt Nam, Mặt trận lấy tên là “Việt Nam độc lập đồng minh” (Việt Minh, 19/5/1941) bao gồm các tổ chức quần chúng mang tên Cứu quốc, nhằm đoàn kết tập hợp lực lượng chống kẻ thù là đế quốc, phát xít Pháp – Nhật và tay sai, giành độc lập dân tộc.

Mặt trận Việt Minh thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc nhằm triệt để phân hóa, cô lập kẻ thù.

Đồng thời có nhiệm vũ giúp đỡ, đoàn kết với các dân tộc Lào và Campuchia.

Cuộc đấu tranh của mỗi dân tộc Đông Dương là một bộ phận của lực lượng dân chủ chống phát xít.

Việt Minh cũng đứng trong phe Đồng minh chống phát xít, tích cực góp phần vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Sau khi khởi nghĩa thắng lợi sẽ thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Chủ trương khởi nghĩa vũ trang, coi chuẩn bị tổng khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân.

* Ý nghĩa:

Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đã đề ra từ Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939.

Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII có tác dụng quyết định trong việc vận động toàn Đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám.

Câu 30

Hội nghị TW Đảng VIII đã đề ra chủ trương chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang như thế nào?

Hướng dẫn làm bài

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII họp từ ngày 10 đến 19/5/1941 tại Pắc Bó (Cao Bằng), do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã hoàn chỉnh sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, đã đề ra chủ trương chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang :

-Xúc tiến việc chuẩn bị mọi điều kiện để tiến tới khởi nghĩa vũ trang, coi việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân.

-Khởi nghĩa vũ trang muốn thắng lợi phải nổ ra đúng thời cơ, “phải luôn luôn chuẩn bị một lực lượng sẵn sàng nhằm vào cơ hội thuận tiện hơn cả mà đánh lại quân thù”, tức là phải có đủ điều kiện khách quan và chủ quan.

-Trong những điều kiện thuận lợi nhất định như khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ hoặc khi cách mạng Trung Quốc phát triển, “thì lúc đó, với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương, cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn”.

-Hội nghị Trung ương VIII đề ra chủ trương tiến hành chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền bộ phận tiến lên tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến.

Đây là một chủ trương sáng tạo của Đảng và Hồ Chủ tịch.

Câu 31

Quá trình xây dựng, phát triển và vai trò của lực lượng chính trị trong CM tháng Tám.

Hướng dẫn làm bài

Ngay từ khi ra đời, Đảng ta sớm xác định đúng vai trò quyết định của lực lượng chính trị và thường xuyên chăm lo xây dựng lực lượng quần chúng.

Trong cao trào cứu nước, giải phóng dân tộc, đặc biệt là từ sau Hội nghị Trung ương VIII Đảng đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng lực lượng chính trị song song với việc phát triển lực lượng vũ trang.

Bộ phận nòng cốt của lực lượng chính trị là Mặt trận VN độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh).

Theo đề nghị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Mặt trận Việt Minh chính thức được thành lập ngày 19/5/1941.

Cơ sở Việt Minh bắt đầu xuất hiện từ Cao Bằng rồi lan nhanh ra khu Việt Bắc và toàn quốc.

Các đoàn thể cứu quốc phát triện khắp nơi, mạnh nhất là các vùng nông thôn và căn cứ địa.

Đầu năm 1943, công tac chuẩn bị lực lượng chính trị càng được đẩy mạnh hơn.

Mặt trận Việt Minh được mở rộng và phát triển đến tất cả các giai cấp tiến bộ, theo một hệ thống từ trên xuống dưới.

Để mở rộng hơn nữa lực lượng cách mạng, Đảng đề ra Đề cương Văn hóa Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh công tác vận động trí thức, học sinh, tư sản yêu nước, binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp và ngoại kiều ở các thành thị.

Đảng thành lập Hội Văn hóa Cứu quốc để tập hợp các văn nghệ sĩ, đồng thời giúp một số trí thức lập Đảng Dân chủ.

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước trong toàn quốc.

Trong thời kì này, công tác xây dựng lực lượng chính trị được đẩy lên một bước mới.

Ơ nông thôn, ta tổ chức phong trào phá kho thóc của Nhật, giải quyết nạn đói, qua đó tiến hành tập hợp và rèn luyện quần chúng, hình thành một đạo quân chính trị rộng lớn trong toàn quốc.

Tại các vùng đô thị, Mặt trận Việt Minh liên tiếp tổ chức mít tinh, biểu tình khắp nơi nhằm vạch mặt bọn Nhật, động viên quần chúng hăng hái đứng lên chống Nhất, giành chính quyền.

Dựa trên đội quân chính trị quần chúng hùng hậu, tháng 8/1945, khi thời cơ đến, Đảng phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.

Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám diễn ra bằng sức mạnh của cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang trong đó lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị đóng vai trò chủ yếu, quyết định. Còn lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang có tác dụng hỗ trợ mở đường cho quần chúng nổi dậy giành chính quyền.

Câu 32

Quá trình ra đời, phát triển và vai trò của lực lượng vũ trang trong CMT8/1945?

Hướng dẫn làm bài

Nắm vững tư tưởng bạo lực cách mạng, trên cơ sở lực lượng chính trị, Đảng ta từng bước xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng.

Bộ phận nòng cốt ban đầu của lực lượng vũ trang cách mạng là đội du kính Bắc Sơn, được thành lập sau khi khởi nghĩa Bắc Sơn thất bại.

Về sau, đội du kính này đã phát triển thành hai đội Cứu quốc quân (I,II,III).

Để chống lại âm mưu tiêu diệt của địch, Cứu quốc quân đã tiến hành 8 tháng chiến tranh du kích (7/1941 – 2/1942) ở Đình Cả, Tràng Xá.

Sau đó, một bộ phận rút lên biên giới Việt – Trung củng cố lực lựong, một bộ phận ở lại xây dựng và phát triện cơ sở rồi tiếp tục tiến xuống miền xuôi, mở rộng phạm vi hoạt động khắp Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lịch sử lớp 12 bồi dưỡng học sinh giỏi thi quốc gia (Trang 92 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(249 trang)
w