PHẦN III CÂU HỎI TỔNG HỢP

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lịch sử lớp 12 bồi dưỡng học sinh giỏi thi quốc gia (Trang 177 - 194)

Câu 1

Vai trò lãnh đạo của Đảng và Bác đối với phong trào cách mạng Việt Nam Hướng dẫn làm bài

1/Bác sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 có hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, trong đó, mâu thuẫn dân tộc là mâu thuẫn chủ yếu.

Hai mâu thuẫn ấy đã đến mức chín muồi, đòi hỏi phải giải quyết và chỉ có giải quyết được hai mâu thuẫn ấy một cách sáng tạo thì mới mở đường cho xã hội Việt Nam phát triển.

Vào đầu thế kỉ XX, mặc dù phong trào yêu nước vẫn diễn ra liên tục, sôi nổi, mạnh mẽ nhưng kết cục đều bị thất bại, nguyên nhân là vì phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam bị khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo và đường lối cách mạng.

Từ yêu cầu phải có đường lối cách mạng đúng đắn, Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước.

Sau nhiều năm bôn ba vất vả, Nguyễn Tất Thành đã đi đến một sự khám phát, một sự chọn lọc chính xác: con đường giải phóng dân tộc do Lenin vạch ra.

Người đã tìm gặp được chủ nghĩa Marx Lenin, chân lí cách mạng khoa học nhất của thời đại.

Năm 1920, Người đứng về phía Quốc tế Cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, một hành động đánh dấu mốc lịch sử trên con đường tìm chân lí cứu nước: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.

Công lao vĩ đại đầu tiên của Bác Hồ là đã tìm ra con đường giải phóng dân tộc đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

Đó là con đường cách mạng vô sản mà Lenin và Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra cho nhândân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, đã gắn phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới.

Nguyễn Ai Quốc đã trải qua 10 năm vận động chuẩn bị thành lập Đảng của giai cấp công nhânViệt Nam:

-Ra sức tuyên truyền chủ nghĩa Marx Lenin vào Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng và chính trị.

-Tích cực đào tạo cán bộ cách mạng, củng cố tổ chức, lập ra Việt Nam Cách mạng Thanh niên Hội để tuyên truyền, vận động cách mạng, tổ chức và lãnh đạo cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân yêu nước Việt Nam.

-Vào nửa sau năm 1929, các tổ chức cộng sản đã lần lượt ra đời: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

-Vào đầu năm 1930, Người đã xuất hiện đúng lúc, hợp nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta thành một đảng duy nhất: Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đây là một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân Việt Nam, lấy chủ nghĩa Marx Lenin làm nền tảng tư tưởng.

Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố cơ bản quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Người đã soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và được Hội nghị thành lập Đảng thông qua.

Cương lĩnh đã thể hiện sự đúng đắn, sáng tạo trong điều kiện của Việt Nam, một bước thuộc địa của Pháp, đã soi đường dẫn lối cho nhân dân ta tiến lên trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Đảng ra đời đã:

-Vạch ra đường lối chiến lược và sách lược cho cách mạng Việt Nam.

-Khẳng định vai trò độc quyền lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc của giai cấp công nhân.

-Xây dựng được khối liên minh công nông.

-Gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

-Chấm dứt được sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cho cách mạng giải phóng dân tộc, mở ra một bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam.

-Đảng ra đời là một sản phẩm của lịch sử, nhưng sự kiện này lại trở thành một động lực mới thúc đẩy cách mạng Việt Nam tiến lên.

-Việc thành lập Đảng là sự nghiệp của quần chúng nhưng Nguyễn Ai Quốc là người có công đầu.

2/Đảng và Bác lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 thành công.

Trong giai đoạn 1930 -1945, cách mạng VN đã có Đảng lãnh đạo nhưng chưa có chính quyền.

Đảng và Bác đã lãnh đạo quần chúng chuẩn bị và tiến lên giành chính quyền vì

“vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền Nhà nước”.

Cuối 1/1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ quốc, cùng với Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo cách mạng.

Khi về nước (thời gian đầu ở Cao Bằng), Người ra sức hoạt động để tiến tới cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945.

Nguyễn Ai Quốc chủ trì Hội nghị Trung ương 8 của Đảng (5/1954) để hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam (đề ra từ Hội nghị 6 và 7), giương cao hơn nữa ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề d6n tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.

Hội nghị VIII cũng đề ra chủ trương khởi nghĩa giành chính quyền, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa khi thời cơ chín muồi, đặt nhiệm vụ chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm.

Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập ra Việt Nam Độc lạp Đồng minh Hội (Việt Minh) ngày 19/5/1941, có hệ thống tổ chức khắp cả nước, một trung tâm đoàn kết đấu tranh chống Pháp – Nhật, giành độc lập tự do.

Bác đã thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân (22/12/1944), đội quân chủ lực của cách mạng Việt Nam, với Bản chỉ thị thành lập Đội có tính chất cương lĩnh quân sự đầu tiên của Đảng.

Những căn cứ địa cách mạng đầu tiên đã được Đảng và Bác xây dựng:

-Đầu tiên, Đảng đã xây dựng căn cứ địa Bắc Sơn.

-Khi Bác mới về nước là căn cứ địa Cao Bằng.

-Đến đầu tháng 6/1945, thành lập khu giải phóng Việt Bắc, bầu Uy ban khu giải phóng do Người đứng đầu.

-Đó là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Hai lần trong năm 1942 và năm 1945, Người đi Trung Quốc liên hệ, tranh thủ sự ủng hộ của các lưc lượng Đồng minh dân chủ chống phát xít (Tưởng, Mỹ).

Bác dự đoán sáng suốt thời cơ cách mạng và khi thời cơ đến, Người triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội ở Tân Trào để hạ lệnh Tổng khởi nghĩa kịp thời ra lời kêu gọi “Quốc dân đồng bào đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Quốc dân Đại hội đã cử ra Uy ban dân tộc giải phóng VN do Hồ Chí Minh đứng đầu để lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa và sau khi khởi nghĩa thành công sẽ trở thành Chính phủ lâm thời.

Người là linh hồn của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thắng lợi, soạn thảo và công bố bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945).

Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác nên Cách mạng tháng Tám đã diễn ra mau lẹ, thành công lớn mà lại ít đổ máu.

Như vậy, chính Bác Hồ là người sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất một cách rộng rãi (Mặt trận Việt Minh), lực lượng vũ trang và Nhà nước dân chủ nhân dân, là người kiến trúc sư thiên tài đã kiến tạo nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.

3/Đảng và Bác lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi (1945 – 1954).

-Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước ta gặp muôn vàn khó khăn, Đảng và Bác đã trực tiếp lãnh đạo việc xây dựng, kiện toàn Nhà nước dân chủ nhân dân, lãnh đạo toàn dân đấu tranh chống nạn đói, nạn dốt và giặc ngoại xâm.

-Nhiệm vụ cấp bách là củng cố và xây dựng chính quyền của dân, do dân và vì dân.

-6/1/1946, tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước ta, thành lập chính phủ chính thức do Hồ Chủ tịch đứng đầu.

-11/1946, Quốc hội ban hành Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

-Đảng và Bác đã phát động phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm và xóa nạn mù chữ.

-Đảng và Bác đã đề ra những biện pháp đối nội đúng đắn, đối ngoại tài giỏi (mềm dẻo và sách lược, cứng rắn về nguyên tắc) bằng cách kí Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) với Pháp, nhờ vậy đã giữ vững và củng cố được chính quyền cách mạng.

-Khi Pháp quyết tâm chiếm nước ta một lần nữa, Bác ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

-Đảng và Bác lại đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn (toàn dân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh) để chỉ đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Quá trình tiến hành kháng chiến cũng là quá trình Đảng và Bác lãnh đạo toàn dân ta kiến quốc :

-Xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, làm thực lực cho cuộc kháng chiến.

-Tạo tiền đề cho việc đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

- Đồng thời Đảng và Bác cũng đã hoạch định và hướng dẫn cuộc đấu tranh trên các mặt trận chính tri, quân sự, ngoại giao.

-Nhân dân ta chấp hành nghiêm chỉnh đường lối kháng chiến do Đảng, Bác đề ra nên đã liên tiếp giành thắng lợi mà đỉnh cao là trận Điện Biên Phủ (1954), đã làm tan rã ý chí xâm lược của Pháp, buộc Pháp phải kí Hiệp định Genève (21/7/19540, công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương.

-Miền Bắc hoàn toàn giải được giải phóng, tiến lên chủ nghĩa xã hội, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

4/Đảng và Bác lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi (1954 – 1975).

Sau 1954, Đảng và Bác xây dựng và hoàn thiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, đường lối chống Mỹ cứu nước (Nghị quyết 15 của Trung ương Đảng năm 1959), trực tiếp chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân cả nước, chú trọng chăm lo xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân, các tổ chức chính trị của quần chúng.

Từ 1957 – 1959, Mỹ – Diệm tăng cường khủng bố cách mạng (chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, luật 10/59…) làm lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Từ đó, phong trào đấu tranh của quần chúng đã phát triển mạnh mẽ.

Từ cuối năm 1957 trở đi, cuộc đấu tranh trở nên vô cùng quyết liệt, tiến lên đấu tranh chính trị kết hợp với tự vệ vũ trang nhưng qui mô nhỏ, lẻ tẻ.

13/1/1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định con đường phát triển của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang.

Cuối 1959, một số cuộc khởi nghĩa đã nổ ra (Bắc Ai, Trà Bồng…).

Đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” phát triển rầm rộ khắp miền Nam mà lá cờ đầu là Bến Tre (17/1/1960).

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, Đảng và Bác lại khẳng định “bất kì tình huống nào cũng phải đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội”.

Từ 1954 – 1965, Đảng và Bác đã lãnh đạo cho nhân dân miền Bắc thực hiện thắng lợi hai kế hoạch 3 năm, một kế hoạch 5 năm : miền Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước, có lực lượng chính trị hùng hậu, có lực lượng kinh tế và quốc phòng lớn mạnh.

Đầu năm 1965, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, Đảng và Bác lại lãnh đạo nhân dân miền Bắc kiên quyết đánh trả, bảo vệ miền Bắc, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện có chiến tranh.

Đồng bào miền Nam được sự chi việc đắc lực của miền Bắc đã quyết tâm vùng dậy, đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn của địch, giành thắng lợi to lớn, tiêu biểu là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968.

Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần. Nhưng những tư tưởng vĩ đại của Người đã hướng dẫn toàn dân tiến lên hoàn thành thắng lợi sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

Theo lời Bác dạy, nhân dân miền Nam đã quyết tâm “đánh cho Mỹ cút”, miền Bắc cũng đã lập nên kì tích bằng trận “Điện Biên Phủ trên không” cùng với nhân dân miền Nam, bắt Mỹ phải kí Hiệp định Paris, rút quân về nước.

Từ đấy nhân dân ta càng quyết tâm đánh cho quân đội Sài Gòn ngã nhào để thống nhất đất nước.

Chiến thắng Xuân 1975 là thắng lợi to lớn nhất, từ đây cả nước cùng tiến lên xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn.

Từ 1975 đến nay, Đảng đã tổ chức việc thống nhất đất nước và đưa cả nước tiến lên theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn, nhất là trong tình hình hiện nay, nhưng Đảng ta đã có những chủ trương, chính sách đổi mới thích hợp để đưa đất nước từng bước tiến lên, ngày càng vững chắc theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

5/Kết luận

Nửa thế kỉ qua, cách mạng Việt Nam liên tiếp thu được những thành tích vĩ đại, khẳng định vai trò quyết định của Đảng và Bác đối với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

Câu 2

Từ 1930 – 1975, đường lối bạo lực cách mạng của Đảng đã được thể hiện như thế nào?

Hướng dẫn làm bài

Trong cuộc đấu tranh vì độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn tận dụng những điều kiện thuận lợi để tiến hành cách mạng bằng phương pháp hòa bình, đồng thời nhận thức sâu sắc tính tất yếu phải sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để đập tan bộ máy đàn áp và các hành đọng chống đối của kẻ thù.

Từ 1930 – 1945, trên cơ sở lực lượng chính trị của quần chúng, Đảng ta đã từng bước xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa cách mạng, lãnh đạo quần chúng tiến hành khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Cách mạng tháng Tám là cuộc cách mạng bạo lực tiến hành bằng sức mạnh của lực lượng chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị đóng vai trò quyết định, lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang đóng vai trò hỗ trợ quan trọng.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, để đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của một đội quân viễn chinh nhà nghề, Đảng đã phát động một cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện.

Thực chất đây là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, trong có có sức mạnh kết hợp của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.

Lực lượng vũ trang đóng vai trò nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, đấu tranh vũ trang đóng vai trò quyết định thành bại trên chiến trường, còn lực lượng chính trị là chỗ dựa, phối hợp và là nguồn bổ sung quan trọng cho lực lượng vũ trang.

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, đường lối bạo lực cách mạng của Đảng đã được hoàn thiện và cụ thể hóa trở thành một khoa học – nghệ thuật quân sự tài giỏi.

Trong thời kì này, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang đều được phát huy đến mức cao nhất, có sự phối hợp rất chặt chẽ với nhau thành 3 mũi giáp công (chính trị, quân sự, binh vận) tiến công địch liên tục, từ thấp đến cao trên cả 3 vùng chiến lược : rừng núi, nông thôn đồng bằng và thành thị.

Một nét độc đáo trong nghệ thuật chỉ đạo quân sự thời kì này là sự kết hợp chặt chẻ hình thức khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng.

Sau cuộc khởi nghĩa từng phần (“Đồng khởi” 1960), vì lực lượng vũ trang của địch mạnh, Đảng chủ trương chuyển sang cuộc chiến tranh cách mạng để đối phó với chiến tranh xâm lược của Mỹ – ngụy.

Từ 1961 – 1975, khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng, tiến công và nổi dậy đã được tiến hành đồng thời, đan xen, hỗ trợ nhau, đưa đến những thắng lợi quyết định mà điển hình nhất là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

Câu 3

Từ 1930 – 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã thực hiện thắng lợi mục tiêu: độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội như thế nào?

Hướng dẫn làm bài

Ngay từ khi ra đời, trong Cương lĩnh của mình, Đảng ta đã nêu rõ ràng cách mạng nước ta phải phát triển qua hai giai đoạn: từ cách mạng tư sản dân quyền chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Đó chính là phương hướng chiến lược của cách mạng nước ta, mà sợi chỉ đó là sự kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng; Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta từ thắng lợi này đến thắng lợi khác:

-Từ 1930 – 1945, Đảng xác định rõ cách mạng nước ta lúc này là cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân với hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.

-Qua các hong trào 1930 – 1931, 1936 – 1939 và cao trào 1939 – 1945, Đảng đã lãnh đạo nhân dân cả nước giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược đó.

-Thực chất việc thực hiện nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến là giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêu độc lập dân tộc và mục tiên dân chủ.

Nhưng trong giai đoạn đầu nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ chủ yếu.

-Trong thời kì 1945 – 1954, mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội được triển khai thực hiện với một mức độ cao hơn.

-Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong khi tập trung lực lượng đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp xâm lược với khẩu hiệu: “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”, chúng ta đã từng bước mở rộng cuộc cách mạng ruộng đất, thực hiện cải cách ruộng đất, giải quyết khâu căn bản trong mục tiêu dân chủ.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lịch sử lớp 12 bồi dưỡng học sinh giỏi thi quốc gia (Trang 177 - 194)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(249 trang)
w