- Từ năm 1969 – 1971, tuy miền Bắc gặp khó khăn do chiến tranh để lại nhưng vẫn tăng cường chi viện cho miền Nam.
- Cuộc chiến tranh phá hoại lần 2 tuy rất ác liệt nhưng vẫn không ngăn được miền Bắc chi viện cho miền Nam.
- Từ 1969 – 1971, khối lượng vật chất đưa vào miền Nam tăng 1,6 lần so với năm 1966, năm 1972, tăng 1,7 lần so với năm 1971. Năm 1972, 22 vạn thanh niên được đưa vào miền Nam.
- 1969 – 1973: chi viện của miền Bắc cho miền Nam rất lớn trong lúc viện trợ từ bên ngoài cho miền Bắc giảm đáng kể.
Câu 79
Mỹ xuống thang chiến tranh để đến bàn thương lượng ở Paris như thế nào ?
Hướng dẫn làm bài
Đầu năm 1967, sau thắng lợi trong hai mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967, ta chủ trương mở thêm mặt trận ngoại giao nhằm :
Tố cáo tội ác của bọn xâm lược Mỹ.
Vạch trần luận điệu hòa bình bịp bợm của chúng.
Đòi Mỹ phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Nêu tính chất chính nghĩa, lập trường đúng đắn của ta để tranh thủ rộng rrãi sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế.
Do thất bại ở 2 miền nước ta :
Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra (31/3/1968).
Đến bàn hội nghị đàm pháp với chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hội nghị hai bên từ 13/5/1968).
Chấm dứt hoàn toàn chiến tranh phá hoại miền Bắc (1/11/1968).
Đàm phán với cả đại diện Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và cùng với đại diện Việt Nam Cộng hòa (Hội nghị bốn bên) từ ngày 25/1/1969.
Câu 80
Hoàn cảnh lịch sử nào đã đưa đến việc kí Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?
Hướng dẫn làm bài
-Từ phiên họp đầu tiên (13/5/1968) đến khi đạt được dự thảo Hiệp định Paris về Việt Nam (10/1972), Hội nghị hai bên, rồi Hội nghị bốn bên ở Paris, trải qua nhiều phiên họp chung công khai và nhiều cuộc tiếp xúc riêng.
-Lập trường bốn bên mà thực chất là hai bên Việt Nam và Mỹ rất xa nhau, mâu thuẫn nhau, khiến cho cuộc đấu tranh diễn ra gay gắt đến mức nhiều lúc phải gáin đoạn cuộc thương lượng.
-Chúng ta đòi Mỹ phải rút quân, phải để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định vận mệnh của mình.
-Ngày 8/5/1969, phái đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã nêu lên giải pháp toàn bộ 10 điểm để làm cơ sở cho việc đàm phán.
-Lúng túng và bị động trước giải pháp hợp tình hợp lý này, Nixon phải đề ra việc rút quân từng bước để xoa dịu dư luận và che đậy việc tiếp tục thực hiện chương trình Việt Nam hóa chiến tranh.
-Do bản chất ngoan cố của Mỹ, cuộc đàm pháp kéo dài mấy năm trời.
-Ngày 1/7/1971, chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam lại đưa ra giải pháp 7 điểm.
-Đến ngày 2/2/1972, phái đoàn Việt Nam nói rõ thêm 2 điểm then chốt, xác định lập trường đúng đắn để giải quyết một cách căn bản và vững chắc vấn đền Việt Nam là :
Mỹ phải chấm dứt hoàn toàn chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Phải tôn trọng những quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, chấm dứt ủng hộ chính quyền Sài Gòn, thành lập chính phủ liên hiệp 3 thành phần bao gồm mọi lực lượng và xu hướng chính trị ở miền Nam.
-Những biện pháp nói trên đã được dư luận tiến bộ trên thế giới và cả ở nước Mỹ đồng tình, ủng hộ.
-Trong các phiên họp, phía Việt Nam tập trung vào vấn đề mấu chốt nhất là đòi Mỹ rút hết quân viễn chinh cùng quân chư hầu khỏi miền Nam và đòi họ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam.
-Phía Mỹ thì trước sau nêu quan đểim “có đi có lại”, đòi hai bên (cả quân miền Bắc ở miền Nam) “cùng rút quân”.
-Họ đã đặt ngang hàng kẻ đi xâm lượng và người chống xâm lược.
-Do liên tiếp bị thất bại nặng nề ở hai miền của nước ta, lại muốn trúng cử tổng thống một lần nữa vào dịp bầu cử (11/1972), Nixon dùng thủ đoạn lùi bước trong thương lượng với ta và xuống thang phá hoại miền Bắc.
-Đầu thắng 10/1972, phái đoàn Mỹ đến Paris để nối lại cuộc đàm pháp đã bị gián đoạn từ tháng 3/1972.
-Trong cuộc tiếp xúc riêng với đại diện Mỹ ngày 8/10/1972, ta đưa ra bản dự thảo “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” và đề nghị thảo luận để đi đến kí kết.
-Ngày 17/10/1972, văn bản Hiệp định được hoàn tất và hai bên thỏa thuận ngày kí chính thức.
-Để đi đến kí chính thức Hiệp định, ngày 22/10/1972, Nixon tuyên bố ngưng mọi hành động chống phá miền bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra.
-Sau khi tái đắc cử tổng thống (8/11/1972), Nixon trở mặt đòi xét lại văn bản Hiệp định đã thỏa thuận, đòi ta nhân nhượng.
-Để ép ta nhân nhương, kí một Hiệp định do Mỹ đưa ra, Nixon âm mưu giành một thắng lợi quyết định bằng quân sự.
-Cuộc tập kích bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối 1972 là nhằm mục đích đó, nhưng quân dân ta đã đập nát cuộc tập kích này, làm nên trận Điên Biên Phủ trên không ở Hà Nội.
-Thất bại của Mỹ trên chiến trường dẫn đến thất bại của chúng trên bàn thương lượng.
-Sau khi buộc phải chấm dứt hoàn toàn các cuộc ném bom bắn phá và mọi hoạt động chiến tranh khác chống miền Bắc, Mỹ cử đại diện đến Paris nối lại cuộc đàm phán, để rồi kí Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973).
-Hiệp định Paris được 12 nước công nhận về mặt pháp lý quốc tế.
Câu 81
Hãy trình bày nội dung cơ bản của Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN? Thắng lợi lớn nhất trong Hiệp định Paris là gì?
Ý nghĩa lịch sử của sự kiện trọng đại này?
Hướng dẫn làm bài
Từ 1965 – 1972, quân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi về quân sự, chính trị, ngoại giao ở hai miền Nam Bắc, đánh bại chiến tranh phá hoại bằng không và hải quân của Mỹ ở miền Bắc, đặc biệt là trận “Điện Biên Phủ trên không” (Hà Nội, Hải Phòng … ) trong 12 ngày đêm cuối 1972, dẫn đến việc Mỹ phải kí Hiệp địnih Paris về Việt Nam (27/1/1973).
2/3/1973, một hội nghị quốc tế đã được tổ chức ở Paris, gồm các đại biểu của Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, 4 bên tham gia kí Hiệp định, 4 nước trong Uy ban giám sát và kiểm soát quốc tế và Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc để ghi nhận và bảo đảm Hiệp địnih Paris về Việt Nam được thi hành nghiêm chỉnh.
a/Nội dung
-Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam.
-Các bên để cho nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do.
-Hoa Kỳ rút quân viễn chinh và quân các nước thân Mỹ, xóa bỏ căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
-Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm soát, 3 lực lượng chính trị.
-Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
b/Thắng lợi quan trọng nhất
Thắng lợi lớn nhất của Hiệp định Paris là chúng ta đã đạt được 2 điều cơ bản nhất :
Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam trong vòng 2 tháng.
Quyền tự quyết của nhân dân miền Nam được tôn trọng.
c/Ý nghĩa
-Đây là thắng lợi lịch sử vĩ đại của dân tộc ta sau 18 năm đấu tranh kiên cường bất khuất, buộc Mỹ phải thừa nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta.
-Mở ra bước ngoặt mới : là cơ sở pháp lý cho nhân dân miền Nam tiếp tục đấu tranh, miền Bắc khôi phục kinh tế, đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội, chi viện ào ạt cho miền Nam.
-Mỹ đã cút, chính quyền Sài Gòn mất chỗ dựa nên suy yếu hẳn, so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho”ngụy nhào”, giải phóng đất nước.
-Thắng lợi này đã nâng dân tộc ta lên ngang tầm một dân tộc đi tiên phong trên thế giới trong việc chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.
-Góp phần thuận lợi cho nhân dân Lào và Campuchia giải phóng hoàn toàn đất nước.
Câu 82
1.Phân tích những điều kiện chín muồi đưa đến thắng lợi của cuộng Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 ?
2.Trình bày những diễn biến cơ bản của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đó?
Hướng dẫn làm bài
Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta từng kết thúc chiến tranh bằng những trận quyết chiến chiến lược.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta kéo dài hơn 20 năm và cũng được kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 lịch sử.
1.Những điều kiện chín muồi đưa đến thắng lợi của cuộc Tổng tiến côngg và nổi dậy Xuân 1975.
Khi những tên Mỹ cuối cùng phải rút khỏi đất nước ta (29/3/1973) thì chính quyền Sài Gòn ở miền Nam đã lâm vào tình trạng suy yếu.
Song song với sự trưởng thành của cách mạng miền Nam, miền Bắc không những đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, mà còn ra sức khắc phục những hậu quả chiến tranh, phục hồi và phát triển kinh tế, ra sức chi việc tới mức cao nhất cho cuộc đấu tranh cách mạng của đồng bào miền Nam.
Từ năm 1974, miền Bắc đã động viên với qui mô chưa từng có sức người, sức của để phục vụ cho cuộc Tổng tiến công và nội dậy Xuân 1975.
Ơ miền Nam, sau hai năm trừng trị Mỹ – Thiệu phá hoại Hiệp định Paris, quân dân ta thu được nhiều thắng lợi to lớn, đẩy quân đội và chính quyền Sài Gòn suy yếu toàn diện, đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn : 6/1/1975, ta giải phóng tỉnh Phước Long.
Tình hình đó đặt ra trước mắt chúng ta một tiền để để cho thời cơ lịch sử : thực hiện mục tiêu chiến lược giải phóng hoàn toàn MN, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.
Căn cứ vao tình hình phát triển mạnh mẽ của cách mạng trong cả nước, vào tình hình quốc tế (đặc biệt là Mỹ), từ 18/12/1974 đến 8/1/1975, Bộ Chính trị họp và đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong 2 năm (1975 – 1976). Bộ Chính trị còn dự kiến : nếu thời cơ đến thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975.
2.Diễn biến
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 được thể hiện bằng ba chiến dịch lớn: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế- Đà Nẵng, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
a/Chiến dịch Tây Nguyên.(4/3-24/3/1975) Diễn biến :
-04/3/1975 sau khi đánh nghi binh ở PlâyCu, KonTum ;ta bí mật bao vây Buôn Ma Thuật.
-Ngày 10/3 với lực luợng mạnh hơn, ta tấn công và giải phóng Thị xã Buôn Ma Thuột
-12/3 chúng tập trung lực lượng để tái chiếm nhưng thất bại.
-14/3 sau các cuộc phản công thất bại địch buộc phải rút khỏi Tây Nguyên bằng cuộc tháo chạy hỗn loạn.
-24/3/1975giải phóng Tây Nguyên (60 vạn dân) và một số tỉnh Miền Trung.
+ Ý nghĩa
-Đánh Buôn Ma Thuột, ta đã điểm trúng huyệt quân thù, mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của địch, vì đây là vị trí then chốt, hiểm yếu trong tuyến phòng thủ Tây Nguyên.
-Chớp lấy thời cơ ngày 25/3/1975. Bộ Chính trị đã sáng suốt đề ra quyết định giải phóng miền Nam trước tháng 5.
-Chuyển sang giai đoạn mới : từ cuộc tiến công chiến lược phát triển thành cuộc tổng tiến công chiến lược.
b/Chiến dịch Huế – Đà Nẵng.(21-29/3/75) Diễn biến
-19/3/1975 ta tấn công và giải phóng tỉnh Quảng Trị.
-21/3/1975 ta tấn công Huế, đến 10 giờ 30 phút ngày 25/3/1975 ta tiến vào thành phố Huế -26/3 giải phóng toàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
-Sáng 28/3 ta tấn công Đà Nẵng , chiều 29/3 Thành phố Đà Nẵng hoàn toàn được giải phóng.Chiến dịch Huế -Đà Nẵng ta tiêu diệt 5 sư đoàn chủ lực của địch.
+Ý nghĩa : chiến thắng Huế – Đà Nẵng đã gây nên tâm lý tuyệt vọng trong quân đội Sài Gòn, lực lượng địch bị giảm sút đột biến, quân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.
Phối hợp với trận Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng, trong thời gian này quân dân các tỉnh miền Nam Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ, Nam Bộ và các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã nổi dậy và tiến công, gảii phóng một vùng rộng lớn, liên hoàn ở phía Bắc và Tây Bắc Sài Gòn.
c/Chiến dịch Hồ Chí Minh.(26/4-30/4/1975) +Hoàn cảnh lịch sử :
Sau thắng lợi Huế – Đà Nẵng, các tỉnh miền Trung và địa bàn phụ cận Sài Gòn, cục diện chiến tranh đã có bước phát triển nhảy vọt, lực lượng chính trị và thế chiến lược của ta đã hoàn toàn áp đảo quân địch.
Quân đội Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ toàn diện. Mỹ hoàn toàn bất lực, dù can thiệp thế nào cũng không cứu nổi quân đội Sài Gòn.
Thời cơ đã chín muồi để quân dân ta thực hiện tổng tiến công và nổi dậy mạnh mẽ, tiến hành trận quyết chiến chiến lược đánh thẳng vào hang ổ cuối cùng của địch, giành thắng lợi hoàn toàn.
Cuối tháng 3/1975, Bộ Chính trị đã khẳng định “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam… trước tháng 5/1975” với phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.
+ Diễn biến :
-Chiến dịch Hồ Chí Minh đã diễn biến thần tốc vào những ngày tháng tư lịch sử.
8/4/1975, lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định. Lực lượng gồm 5 quân đoàn chủ lực tinh nhuệ.
-9/4/1975, quân ta đánh Xuân Lộc đến 21/4/1975, giải phóng Xuân Lộc, căn cứ trọng yếu bảo vệ Sài Gòn bị phá vỡ, làm cho Mỹ – quân đội Sài Gòn hoảng loạn.
-Từ 14/4/1975 đến 16/4/1975, ta chiếm Phan Rang, tiếp đó giải phóng Bình Thuận, Bình Tuy.
-18/4/1975, tổng thống Mỹ ra lệnh di tản người Mỹ.
-21/4/1975, Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống. Đến 28/4/1975, Dương Văn Minh lên làm tổng thống.
-22/4/1975, Bộ Chỉ huy chiến dịch duyệt lại lần cuối cùng kế hoạch chính thức của chiến dịch Hồ Chí Minh với 5 mục tiêu tiến công.
-17 giờ 26/4/1975, nổ súng mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh, 5 cánh quân tiến vào Sài Gòn. Từ 27/4/1975 đến 28/4/1975, ta vừa bao vây tiêu diệt địch ở vòng ngoài vừa đánh bạo thọc sâu vào trung tâm thành phố, chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
-Ta đập tan các tuyến phòng thủ bảo vệ Sài Gòn của địch.
-Đêm 28 rạng 29/4, các cánh quân hùng mạnh của ta từ các hướng đồng loạt đánh vào SG.
-Với thế áp đảo, quân ta vừa ào ạt tấn công, bao vây diệt địch ở vòng ngoài, vừa thần tốc, táo bạo đánh thọc sâu vào các mục tiêu ở bên trong.
-Đồng thời quần chúng từ trong và ngoài thành phố Sài Gòn – Gia Định đã nổi dậy giành quyền làm chủ.
-29/4/1975, tổng công kích vào sào huyệt cuối cùng của địch.
-11h30 ngày 30/4/1975, thành phố Sài Gòn hoàn toàn giải phóng. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng.
-Từ 30/4/1975 đến 1/5/1975 đồng bào chiến sĩ đồng bằng Nam bộ đã đồng loạt tiến công và nổi dậy. Toàn bộ lực lượng quân sự còn lại của quân đoàn 4 thuộc chính quyền Sài Gòn đầu hàng.
-Đến ngày 2/5/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng.
+ Ý nghĩa :
-Là một trong những trận quyết chiến chiến lược lẫy lừng và oanh liệt nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
-Tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho quân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, cho nhân dân Lào và Campuchia giải phóng đất nước.
-Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kéo dài hơn 20 của dân tộc ta, mở ra một bước ngoặt mới trong lịch sử dân tộc, mở ra một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội trong cả nước.
-Trực tiếp thực hiện trọn vẹn việc “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thực hiện việc thống nhất đất nước.
3.Kết quả.
-Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã thắng lợi hoàn toàn:
-Tiêu diệt và làm tan rã hơn một triệu quân đội Sài Gòn, 4 quân khu, phá hủy, thu hồi toàn bộ phương tiện chiến tranh của địch.
-Xóa bỏ hoàn toàn bộ máy chính quyền của địch từ trung ương đến địa phương.
-Đập tan cuộc phản kích lớn nhất vào các lực lượng CM sau Thế chiến II của đế quốc Mỹ.
Câu 83