Nội dung Đại hội

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lịch sử lớp 12 bồi dưỡng học sinh giỏi thi quốc gia (Trang 145 - 153)

Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 12/9/1960.

Đại hội thảo luận Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng, ra nghị quyết về đường lối nhiệm vụ của Đảng trong giai đoạn mới.

Báo cáo chính trị xác định nhiệm vụ của CM từng miền Bắc – Nam và của cả nước là :

-Nhiệm vụ cách mạng của miền Bắc là tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

-Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc dân chủ nhân dân.

-Cách mạng hai miền đều có mục tiêu chung là hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà, góp phần tăng cường sức mạnh của phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình thế giới.

Trong việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ chung, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà.

Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.

Thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) thực hiện ở miền Bắc.

Bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới, bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng là cơ sở cho “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết chặt chẽ thành một khối khổng lồ”. (Hồ Chí Minh).

Câu 67

Hãy cho biết âm mưu và hành động của Mỹ – Diệm trong việc phá hoại Hiệp định Genève, tiến hành xâm lược miền Nam.

Hướng dẫn làm bài 1/Âm mưu và hành động của Mỹ.

a.Âm mưu.

- Sau thất bại của Pháp ở Điện Biên Phủ, Mỹ đã âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miền Bắc, ngăn chặn làn sóng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở khu vực Đông Nam Á.

- Mục tiêu của Mỹ là chống lại nhân dân miền Nam, tiến hành phá hoại Hiệp định Genève 1954, từ chối hiệp thương giữa hai miền, từ chối tổng tuyển cử thống nhất hai miền.

b.Hành động.

- Sau 1954, tướng L.Colins thực hiện tại miền Nam Việt Nam kế hoạch gồm 6 điểm chủ yếu:

+Hất cẳng Pháp và các lực lượng thân Pháp để độc chiếm miền Nam Việt Nam.

+Tiêu diệt lực lượng cách mạng, phá hoại Hiệp định Genève, chia cắt lâu dài Việt Nam.

+Giúp Diệm xây dựng chính quyền hợp pháp, hợp hiến, đứng được trên thế ba chân : chính trị, kinh tế, quân sự.

+Xây dựng lực lượng quân đội Sài Gòn mạnh để tiến hành cuộc chiến tranh chống phá cách mạng và nhân dân ta.

+Thực hiện nhiều cải cách kinh tế nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa Mỹ, chi phối và lũng đoạn nền kinh tế miền Nam Việt Nam.

+Ưu tiên cho hàng hóa và vốn đầu tư của Mỹ vào phát triển kinh tế miền Nam.

-Mỹ tung gián điệp, biệt kích ra miền Bắc phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện chiến dịch dụ dỗ, cưỡng ép giáo dân miền Bắc di cư vào Nam, nhằm phá khối đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo.

2/Âm mưu và hành động của Ngô Đình Diệm.

*Âm mưu.

-Ngô Đình Diệm dựng lên một chính quyền độc tài, gia đình trị, thân Mỹ, đối lập với nhân dân và chống lại cách mạng.

-Năm 1954, Ngô Đình Diệm thành lập “ Đảng Cần lao Nhân vị”, do Ngô Đình Nhu đứng đầu.

-Cuối 1954, thành lập “Phong trào Cách mạng Quốc gia”, do Trần Chánh Thành đứng đầu, nhằm “đả thực, bài phong, chống cộng”:

+“Chống cộng” thực chất là chống các lực lượng cách mạng, chống nhân dân miền Nam.

+“Đả thực” là gạt hết quân Pháp để Mỹ độc chiếm miền Nam Việt Nam.

+“Bài phong” là phế truất Bảo Đại để Diệm lên làm Tổng thống, thâu tóm mọi quyền lực ở miền Nam Việt Nam.

*Hành động.

- Năm 1955, Ngô Đình Diệm mở chiến dịch “tố cộng, diệt công”, coi đây là một “quốc sách”.

- Chúng đã tổ chức hàng loạt cuộc vây bắt, bỏ tù, tàn sát nhân dân, những người kháng chiến cũ, những người đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử trong cả nước.

- Với phương châm “tiêu diệt cộng sản không thương tiếc”, “thà giết lầm còn hơn bỏ sót”, Mỹ và Diệm tiến hành cuộc chiến tranh một phía để tàn sát lực lượng cách mạng, hòng làm nhục chí đấu tranh của nhân dân miền Nam.

- Tiêu biểu là các vụ tàn sát ở Chợ Được (Quảng Nam) làm 39 người chết (4/9/1954), vụ trả thù những người kháng chiến cũ ở xã Vĩnh Trinh (Quảng Nam) vào 21/1/1955, vụ triệt hạ ở Hương Điền (Quảng Trị) vào 7/1955, vụ đầu độc ở nhà giam Phú Lợi (Bình Dương), làm 1000 người chết (1/12/1958).

- Thực hiện chương trình cải cách điền địa (lập ra các khu dinh điền, khu trù mật), vừa là tổ chức mang tính chất kinh tế bóc lột nhân dân vừa là tổ chức chính trị – quân sự để kềm kẹp, khống chế nông dân, với mục đích tách họ ra khỏi cách mạng.

Câu 68

Trong thời gian 1954 – 1960, nhân dân miền Nam đã đấu tranh chống Mỹ – Diệm như thế nào ?

Hướng dẫn làm bài

-Sau 1954, nhân dân miền Nam tiến hành cuộc đấu tranh chính trị chống Mỹ – Diệm.

-Đây là giai đoạn giữ gìn và xây dựng lực lượng cách mạng.

-1955 – 1956: liên tục nổ ra những cuộc đấu tranh sôi nổi, rầm rộ đòi hiệp thương tổng tuyển cử, thống nhất đất nước, đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, chống địch khủng bố, đàn áp, chống chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, chống trò hề “trưng cầu dân ý, bầu cử quốc hội” của Diệm. Tiêu biểu là “Phong trào hòa bình” (8/1954) tại Sài Gòn, bị Diệm đàn áp, khủng bố.

-Từ 1957 – 1959, Mỹ – Diệm tăng cường khủng bố cách mạng (chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, luật 10/59… ) làm lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề.

-Lúc này Đảng ta chưa chủ trương dùng vũ trang chống địch, còn “giữ gìn lực lượng”, chỉ dùng đấu tranh chính trị, hòa bình, hợp pháp.

-Do sư đàn áp đẫm máu của địch, phong trào đấu tranh của quần chúng đã phát triển một cách mạnh mẽ.

-Từ cuối năm 1957 trở đi, cuộc đấu tranh trở nên vô cùng quyết liệt, tiến lên đấu tranh chính trị kết hợp với tự vệ vũ trang, nhưng qui mô nhỏ, lẻ tẻ.

-13/1/1959, Hội nghị TW Đảng lần thứ 15 xác định con đường phát triển của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang.

-Cuối 1959, một số cuộc khởi nghĩa đã nổ ra ở Bác Ai (Ninh Thuận, 2/1959), Trà Bồng (Quảng Ngãi, 8/1959).

-Đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” phát triển rầm rộ ở khắp miền Nam mà lá cờ đầu là Bến Tre (17/1/1960).

*Ý nghĩa :

Làm phá sản chiến lược chiến tranh một phía của Mỹ, làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.

Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.

Đưa cách mạng miền Nam phát triển nhảy vọt: chuyển từ thế gìn giữ lực lượng sang thế tiến công (thời kì kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang).

Từ khí thế đó, ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời.

Câu 69

Nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”

(1959 – 1960) ở miền Nam Việt Nam.

Hướng dẫn làm bài 1.Nguyên nhân.

Sau 1954, Mỹ dựng lên chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, thực hiện ý đồ biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ, làm căn cứ quân sự tấn công miền Bắc và ngăn chặn ảnh hưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa lan xuống vùng Đông Nam Á.

Mỹ – Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, thông qua đạo luật 10/59, lê máy chém khắp miền Nam giết hại những người vô tội.

Chính sách tăng cường đàn áp khủng bố của Mỹ – Diệm gây cho cách mạng những tổn thất nặng nề, nhiều cơ sở cách mạng bị vỡ lở, nhiều cán bộ đảng viên bị

bắt và giết hại, làm cho nhân dân vô cùng căm phẫn và phong trào cách mạng ngày càng lên cao.

Yêu cầu phát động phong trào đấu tranh để vượt qua thử thách.

Tháng 1/1959 Hội nghị TW Đảng lần thứ 15 họp và xác định: Phương hướng cơ bản của cách mạng miềm Nam la khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mỹ – Diệm.

Nhân dân miền Nam kiên cường đấu tranh và giành được nhiều thắng lợi quan trọng: giữ vững được tinh thần và ưu thế chính trị của quần chúng, tập hợp được lực lượng vũ trang tiến hành đấu tranh.

2.Diễn biến.

Có nghị quyết của Đảng soi sáng, phong trào nổi dậy của quần chúng từ chỗ lẻ tẻ ở từng địa phương, như cuộc nổi dậy Bác Ai (2/1959) ở Ninh Thuận, Trà Bồng (8/1959) ở Quảng Ngãi đã lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.

Ngày 17/1/1960, dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre, nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày với gậy gộc, giáo mác, súng ống các loại đồng loạt nổi dậy diệt ác ôn, phá đồn bót, giải tán chính quyền địch.

Cuộc nổi dậy lan nhanh toàn huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre. Quân khởi nghĩa phá vỡ từng mảng bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn xã.

Vùng giải phóng được hình thành. Uy ban nhân dân tự quản được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân hình thành, ruộng đất của bọn cường hào địa chủ bị tịch thu chia cho dân nghèo.

Từ Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” như nước vỡ bờ lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh Trung Trung Bộ.

3.Kết quả.

Tính đến cuối năm 1960:

-Tại các tỉnh Nam Bộ, cách mạng đã làm chủ được 600 xã.

-Ở các tỉnh đồng bằng ven biển Trung Bộ có 904 thôn được giải phóng.

-Ở Tây Nguyên có 3200 thôn không còn chính quyền địch.

-Làm lung lay tận gốc chế độ thống trị tàn bạo của Mỹ – Diệm.

-Vùng giải phóng ra đời và ngày càng mở rộng. Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ.

-Từ trong phong trào này, lực lượng vũ trang nhân dân được hình thành và phát triển.

-Lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo chưa từng có: ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm.

4.Ý nghĩa.

- Phong trào “Đồng khởi” đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở MN.

- Đã làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

“Đồng khởi” thắng lợi đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế gìn giữ sang thế tiến công, tạo tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của lực lượng cách mạng trong những giai đọan tiếp theo.

Nó chứng minh rằng đường lối bạo lực cách mạng của Đảng ta là hết sức sáng suốt, kịp thời, phù hợp với yêu cầu lịch sử và nguyện vọng của quần chúng.

Câu 70

Giải thích vì sao “Đồng khởi” (1959 -1960) thắng lợi đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam nước ta?

Hướng dẫn làm bài

Phong trào “Đồng khởi” là mốc đánh dấu sự phát triển nhảy vọ của CM miền Nam nước ta vì:

-Đồng khởi thắng lợi làm lung lay tận gốc chế độ Mỹ – Diệm.

-Là thắng lợi có ý nghĩa quyết định trong việc đánh bại chiến lược “chiến tranh một phía” của Mỹ và tay sai ở miền Nam nước ta.

-Vùng giải phóng ở miền Nam nước ta ra đời. Hàng ngàn xã, thôn, ấp được giải phóng. Nhân dân giành được quyền làm chủ.

-Thành quả lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” được đánh dấu bằng sự kiện Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào ngày 20/12/1960.

Mặt trận chủ trương:

Đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược và chính quyền SG.

Thành lập chính quyền liên minh dân tộc dân chủ rộng rãi ở miền Nam.

Thực hiện độc lập dân tộc, tự do dân chủ.

Cải thiện dân sinh.

Giữ vững hòa bình, thi hành chính sách trung lập.

Tiến tới hòa bình, thống nhất Tổ quốc.

-Thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” đã dẫn đến sự ra đời của các lực lượng CM:

20/12/1960 Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đờ.

1/1961 TW cục ra đời

15/2/1961 thống nhất lực lượng vũ trang thành QGPMN. đến sự ra đời của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam

-Hai lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đều lớn mạnh.

-Cách mạng miền Nam đi từ thế gìn giữ lực lượng sang thời kì tiến công, đánh đổ chế độ thống trị của Mỹ và chính quyền SG , giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Câu 71

Tại sao đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam? Am mưu và thủ đoạn của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”

là gì ?

Hướng dẫn làm bài 1.Mỹ thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt :

Từ 1954 đến 1960 đế quốc Mỹ thực hiện chính sách thực dân kiểu mới ở miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

Mỹ dựng nên một chính quyền tay sai, với chiêu bài “quốc gia”, “độc lập” giả hiệu.

Chúng điều khiển Ngô Đình Diệm thi hành chính sách khủng bố tàn bạo để đàn áp và tiêu diệt các lực lượng cách mạng miền Nam bằng những chiến dịch tố cộng, diệt cộng, với luật 10/59 và bằng cả những chiến dịch càn quét bằng quân đội chính quy.

Chính sách khủng bố đàn áp của Mỹ không tiêu diệt được lực lượng cách mạng mà lại đẩy nhân dân miền Nam phải tiến lên đấu tranh một mất một còn với địch.

Nhân dân miền Nam đã tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trong phong trào Đồng khởi từ 1959 đến 1960.

Phong trào Đồng khởi đã phá vỡ từng mảng lớn bộ máy chính quyền và hệ thống kìm kẹp của địch ở các tỉnh Nam bộ, Tây Nguyên, và một số nơi ở Trung Bộ, làm khủng hoảng, lung lay tận gốc chính quyền SG.

Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển.

Trong tình hình đó, Mỹ đã tiến hành chiến lược “chiến tranh đặc biệt” tại miền Nam VN.

2.Âm mưu và thủ đoạn của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.

*Khái niệm :là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới ,đươc tiến hành bằng quân đội SG , dưới sự chỉ huy của cố vấn Mỹ

a.Âm mưu.

- Mỹ dùng lực lượng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của cố vấn quân sự Mỹ, bằng vũ khí, trang bị kĩ thuật hiện đại của Mỹ để tiến hành chiến tranh đặc biệt tại miền Nam là nhằm xâm lược miền Nam, thực hiện chính sách thực dân kiểu mới.

- Âm mưu cơ bản của chiến tranh đặc biệt là dùng người Việt đánh người Việt.

b.Thủ đoạn.

- Tăng viện trợ quân sự, đưa vào Miền Nam nhiều cố vấn quân sự . - Thành lập BCH quân sư Mĩ tại Sài Gòn (MACV) 1962.

-Tiến hành dồn dân lập ấp chiến lược.

- Ra sức bắt lính nhằm tăng lực lượng quân đội VNCH.

- Tiến hành nhiều cuộc càn quét (kế hoạch Xtalây-Taylo ) bình định MN trong vòng 18 tháng .

- Tổ chức các cuộc hành quân nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, phá hoại Miền Bắc, phong toả biên giới ,vùng biển … ngăn chặn sự chi viện từ Bắc vào Nam

Câu 72

Quân dân miền Nam đã chiến đấu chống lại chiến lực “chiến tranh đặc biệt” và giành thắng lợi như thế nào?

Ý nghĩa của cuộc chiến đấu của quân dân miền Nam chống lại “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ.

Hướng dẫn làm bài

1.Quân dân miền Nam đã giành được nhiều thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống lại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”.

Chủ trương của ta: Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tấn công địch trên cả 3 vùng chiến lược , phối hợp 3 mũi giáp công.

Để đối phó với “chiến tranh đặc biệt”, nhân dân miền Nam – dưới sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam VN (thành lập 20/12/1960) – vừa đấu tranh chính trị vừa đấu tranh vũ trang.

-1/1961 TW cục ra đời

-15/2/1961: các lực lượng vũ trang cách mạng thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam VN.

-Lực lượng chính trị đã phối hợp với lực lượng vũ trang đấu tranh chống việc lập ấp chiến lược và phá các ấp mà địch đã lập được.

-Do đó, địch không lập được 16.000/17.000 ấp chiến lược như đã dự định, mà số đã lập được cũng bị phá tan. Nhiều ấp chiến lược sau đó đã trở thành làng chiến đấu.

-2/1/1963 giành thắng lợi lớn trong trận Ấp Bắc của 2000 lính quân đội Sài Gòn được trang bị hiện đại, mở ra pt thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công.

-8/5/1963 : 2 vạn tăng ni, Phật tử ở Huế biểu tình.

-Đấu tranh chính trị ở đô thị với quy mô lớn, với những cuộc biểu tình bãi công hàng chục vạn người, đòi chính quyền Sài gòn từ chức, lên án Mỹ, làm đô thị không yên ổn.

-16/6/1963 : 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình.

-Chính phong trào này đã góp phần quyết định làm lung lay chính quyền Sài Gòn, buộc Mỹ đảo chính thay Ngô Đình Diệm bằng Dương Văn Minh (1/11/1963), rồi Nguyễn Khánh, nhưng vẫn không ổn định được.

-Với kế hoạch Johnson – Mc Namara, cuối 1964 số cố vấn Mỹ đã lên tới 26.000 tên, nhưng quân dân miền Nam vẫn tiếp tục đánh thắng :

-Tháng 12/1964 tại Bình Giã, đánh thắng quân đội Sài Gòn, diệt 2 tiểu đoàn, hủy hàng chục máy bay và xe bọc thép, đánh thắng các chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”.

-Tiếp sau đó là nhiều chiến thắng khác ơ Plâyme, Đồng Xoài, Ba Gia.

-Những chiến thắng trên đã làm cho quân đội Sài gòn bị thiệt hại nặng, có nguy cơ tan rã, dẫn đến chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ bị phá sản về cơ bản.

-Như vậy là chiến tranh đặc biệt, về cơ bản, đã bị quân dân miền Nam đánh bại.

2.Ý nghĩa.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lịch sử lớp 12 bồi dưỡng học sinh giỏi thi quốc gia (Trang 145 - 153)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(249 trang)
w