Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lịch sử lớp 12 bồi dưỡng học sinh giỏi thi quốc gia (Trang 156 - 159)

+ Chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến : vừa chiến đấu vừa sản xuất :

-Thực hiện quân sự hóa toàn dân.

-Đào hào, sơ tán.

-Đẩy mạnh kinh tế địa phương : nông, công nghiệp phát triển.

-Giao thông vận tải thông suốt.

-Văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ chính trị.

+Lực lượng quốc phòng phát triển.

+Với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập tự do”, miền Bắc sôi nổi với phong trào thi đua “Tay cày (búa), tay súng”, “Nhắm thẳng quân thù mà bắn”, “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Hai tốt”.

+Trong 4 năm (5/8/1964 – 1/11/1968), ta phá hủy 3234 máy bay, 143 tàu chiến, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái.

+Ngày 1/11/1968, Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc : cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ bị thất bại.

3.Miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương lớn.

- Miền Bắc là hậu phương lớn chi viện cho miền Nam.

- Nhận viện trợ từ bên ngoài để chuyển cho miền Nam.

- Chi viện sức người, sức của cho miền Nam thông qua 2 tuyến đường vận chuyển Bắc -Nam mang tên Hồ Chí Minh, trên bộ dọc theo dãy Trường Sơn và trên biển (từ 19/5/1959).

- 1965 – 1968 : đưa vào miền Nam hơn 30 vạn người tham gia chiến đấu và xây dựng kinh tế, văn hóa tại các vùng giải phóng, gởi hàng chục vạn tất vật chất (tăng 10 lần).

- Nhờ những nỗ lực phi thường trong sản xuất và chiến đấu của toàn dân, sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa nên những nhu cầu của cuộc chiến đấu tại chỗ và ở miền Nam cùng với những nhu cầu của đời sống nhân dân đều được đáp ứng, góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh cục bộ.

Câu 76

Vì sao Mỹ chuyển sang chiến lực “Việt Nam hóa chiến tranh”?

Hãy trình bày và phân tích những âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược đó.

Hướng dẫn làm bài

1.Đế quốc Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”:

- Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ bị thất bại sau cuộc tập kích chiến lược mùa xuân 1968 của quân dân miền Nam :

Johnson đã leo đến nấc thang cao nhất trong chiến tranh cục bộ nhưng đã bị thất bại nặng nề : bị loại khỏi vòng chiến hàng vạn tên Mỹ. Các mục tiêu “tìm diệt” và “bình định” của địch bị phá sản, địch phải co về cố thủ ở các thành thị nhưng vẫn bị uy hiếp.

Cách mạng miền Nam với thế trận chiến lược ngày càng vững vàng ở cả 3 vùng, đặc biệt mặt trận mới ở thành thị được mở rộng.

-Cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc cũng đồng thời bị quân dân ta đánh bại, trên 3000 chiếc máy bay của Mỹ bị bắn rơi, hàng trăm giặc lái Mỹ bị bắt.

-Chiến thắng vang dội ở cả hai miền Nam – Bắc đã buộc Mỹ phải đình chỉ ném bom bắn phá trên toàn lãnh thổ miền Bắc (1/11/1968), phải chấp nhận đàm phán với ta tại Hội nghị Paris và thừa nhận đại diện Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam VN, phải tuyên bố rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam.

-Tuy chiến lược chiến tranh cục bộ –chiến lược chiến tranh thứ III của Mỹ – đã bị phá sản nhưng Mỹ vẫn ngoan cố tiếp tục chiến tranh ở Việt Nam bằng một chiến lược khác – “Việt Nam hóa chiến tranh”.

2.Âm mưu thủ đoạn của Mỹ trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

a. Âm mưu : là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp với quân Mỹ và vũ khí Mỹ ; với âm mưu cơ bản là “dùng người Việt đánh người Việt” để giảm xương máu người Mỹ.

b.Thủ đoạn:

-Quân đội SG được Mỹ sử dụng như lực lượng xung kích trong cá cuộc hành quân xâm lược CPC (1970), Lào (1971), thực hiện âm mưu (dùng người ĐD đánh người Đ D)

-Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, Lào, Campuchia hỗ trợ cho “Đông Dương hóa chiến tranh“.

-Cấu kết với các nước lớn XHCN nhằm cô lập cuộc kháng của nhân dân ta.

Câu 77

Quân dân cả nước đã từng bước tiến lên đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ như thế nào?

Hướng dẫn làm bài

-Sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ngày 6/6/1969 đã khẳng định quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta.

-Từ ngày 24 -->25/4/1970 3 nước Đông Dương họp Hội nghị cấp cao quyết tâm đoàn kết chống Mỹ.

-Mặt trận đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước ĐD hình thành và ngày càng được củng cố.

-Vùng giải phóng liên tục được củng cố về mọi mặt.

-Trên mặt trận quân sự : sự phối hợp của quân dân ta với quân dân Lào và Campuchia đã bẻ gãy các cuộc hành quân của địch :

Từ 30/4->30/6/1970 phối hợp với nhân dân CPC ta đánh tan cuộc hành quân xâm lược CPC của Mỹ và quân đội Sài Gòn diệt 17.000tên .

Phối hợp với dân quân Lào đập tan cuộc hành quân lấn chiếm cánh đồng Chum và giải phóng Nam Lào

Từ12/2–> 23/3/1971 đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719, chiếm giữ đường 9 Nam Lào, diệt 22.000 tên

-Khắp miền Nam, quân dân ta đã liên tục tiến công và nổi dậy phá thế kềm kẹp của địch, mở rộng và giữ vững vùng giải phóng.

-Phong trào đấu tranh ở các thành thị phát triển liên tục, bền bỉ và quyết liệt đòi quân Mỹ rút về nước, lập chính phủ hòa hợp dân tộc.

-Đặc biệt, phong trào sinh viên học sinh thường mở đầu cho phong trào chung của các tầng lớp khác.

-Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam năm 1972 của quân dân ta đã phá vỡ thế bố trí chiến lược của địch, buộc chúng phải bị động đối phó với ta khắp nơi và Mỹ phải mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.

-Ta đã phá tan từng mảng hệ thốntg ấp chiến lược, bức hàng, bức rút hàng ngàn đồn bót, giải tán hàng loạt tổ chức phòng vệ dân sự, làm tan rã bộ phận lớn chính quyền ở địa phương, giải phóng hàng triệu đồng bào.

-Phối hợp với đồng bào miền Nam, quân dân miền Bắc một mặt vẫn tiếp tục chi viện cho miền Nam đầy đủ và kịp thời, mặt khác đã anh dũng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ II của Mỹ với qui mô rất to lớn và tính chất rất ác liệt.

Đặc biệt là ta đã bẻ gãy cuộc tập kích chiến lược của Mỹ vào 12 ngày đêm cuối năm 1972.

-Với thắng lợi to lớn và giòn giã phối hợp ở cả hai miền đất nước, ta đã buộc Mỹ phải kí tại Paris (27/1/1973) “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam”.

Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Nixon đã bị đánh bại, Hiệp định Paris được ký kết mở ra một bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, thế và lực đã thay đổi trên chiến trường có lợi cho ta, đó là cơ sở để nhân dân ta tiếp tục tiến lên giành thắng lợi mới, chuẩn bị tiến tới giải phóng dân hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Câu 78

Từ 1969 – 1973, miền Bắc đã khôi phục và phát triển kinh tế, chống chiến tranh phá hoại lần 2 và chi viện cho miền Nam như thế nào?

Hướng dẫn làm bài 1.Khắc phục hậu quả chiến tranh (11/1968 – 4/1972).

- Nông nghiệp: áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. Sản lượng nông nghiệp năm 1970 tăng 60 vạn tấn so với năm 1968.

- Công nghiệp: nhanh chóng khôi phục nhiều xí nghiệp. Sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142% so với năm 1968.

- Giao thông vận tải được khẩn trương khôi phục.

- Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển đáng kể, đời sống nhân dân được ổn định.

2.Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại lần 2 (4/1972 – 1/1973).

- 6/4/1972: Mỹ tập kích Khu Bốn (cũ) sau khi quân ta mở cuộc tiến công chiến lược ở miền Nam (30/3/1927).

- 16/4/1972: Mỹ chính thức thực hiện chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2.

- Mục đích của Mỹ là muốn cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và tạo thế mạnh tại Hội nghị Paris.

- 9/5/1972: Mỹ tăng cường mở rộng qui mô, tốc độc và cường độ đánh phá (phong tỏa cảng Hải Phòng, cửa sông, vùng biển miền Bắc) bằng các loại máy bay hiện đại nhất như B.52, F.111.

3.Miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần 2.

- Nhờ được chuẩn bị trước nên quân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất : chuyển mọi hoạt động cho phù hợp với chiến tranh, thực hiện quân sự hóa toàn dân.

- Giao thông vận tải thông suốt.

- Duy trì và phát triển các hoạt động của đời sống xã hội.

- Đỉnh cao là cuộc tập kích bằng B.52 của Mỹ với hơn 700 phi vụ B.52 rải 10 vạn tấn bom vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm (18/12/1972 – 29/12/1972).

- Quân dân ta đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích nàh, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, bắn rơi 81 máy bay (trong đó có 34 máy bay B.52).

- Miền Bắc đã anh dũng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần 2 của Mỹ, bắn rơi 735 máy bay và 125 tàu chjến, đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris vào ngày 27/1/1973.

- Từ đây, thế và thực của ta đã hơn hẳn địch.

Một phần của tài liệu Tài liệu ôn thi lịch sử lớp 12 bồi dưỡng học sinh giỏi thi quốc gia (Trang 156 - 159)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(249 trang)
w