Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của huyện Lập Thạch

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lập thạch (Trang 32 - 35)

2.1. Giới thiệu tổng quan về huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1 Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên của huyện Lập Thạch

Lập Thạch là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, cách tỉnh lỵ TP Vĩnh Yên 20km, nằm ở vị trí từ 105°30′ đến 105°45′ kinh độ Đông và 21°10′ đến 21°30′ vĩ Bắc. Có vị trí địa lý như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo.

+ Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương.

+ Phía Tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.

+ Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và một phần tỉnh Phú Thọ.

b. Đặc điểm tự nhiên

* Địa hình

Lập Thạch có cấu tạo địa tầng rất cổ. Khu vực xung quanh núi Sáng và các xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn ở hữu ngạn sông Phó Đáy có diện tích hàng chục km2 có tuổi đại nguyên sinh. Như vậy, huyện Lập Thạch nằm trên một địa tầng rất vững vàng, rất cổ xưa, nơi trẻ nhất cũng cách ngày nay trên 200 triệu năm. Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo magma xâm nhập đáng kể là khối núi Sáng và các khối núi khác nằm hai bên bờ sông Phó Đáy.

Địa bàn huyện có thể chia thành 3 tiểu vùng:

Tiểu vùng miền núi bao gồm 9 xã, thị trấn (Quang Sơn, Ngọc Mỹ, Hợp Lý, Bắc Bình, Vân Trục, Xuân Hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, TT Hoa Sơn), với tổng diện tích tự nhiên là 93,73 km2, chiếm 54,15% diện tích tự nhiên toàn huyện.

Địa hình tiểu vùng này thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (từ cấp II đến cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200-300m. Tiểu vùng này đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng

33

còn khá lớn. Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, và chăn nuôi gia súc.

Tiểu vùng trũng ven sông, bao gồm 3 xã (Sơn Đông, Triệu Đề, Đồng ích), với tổng diện tích tự nhiên 27,94 km2, chiếm 16,14% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này đa phần là đất lúa 1 vụ, thường bị ngập úng vào mùa mưa, thích hợp cho việc vừa cấy lúa vừa nuôi trồng thủy sản.

Tiểu vùng giữa, bao gồm 8 xã thị trấn (TT Lập Thạch, Liên Hòa, Bàn Giản, Xuân Lôi, Tử Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán), với tổng diện tích tự nhiên 51,43 km2, chiếm 29,71% diện tích tự nhiên toàn huyện. Tiểu vùng này thường có một số ít đồi thấp xen lẫn với đồng ruộng, độ dốc cấp II đến cấp III. Tiểu vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) chiếm chủ yếu do vậy đây là vùng chủ lực sản xuất lương thực cũng như rau màu hàng hóa để phục vụ nội huyện và các địa phương lân cận.

Địa hình Lập Thạch khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruộng đất xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 – 30 m là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sông suối. Địa hình bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

* Khí hậu, thời tiết

Lập Thạch thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió, nhiệt độ trung bình từ 22°C, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.450 đến 1.550 giờ, lượng mưa trung bình 1.500-1.800 mm/năm, độ ẩm trung bình khoảng 84%. Khí hậu Lập Thạch được chia làm 4 mùa rõ rệt. Mưa nhiều vào mùa khô gây úng lụt vùng trũng do nước từ các dãy núi lớn, như Tam Đảo, và từ sông Lô, sông Đáy trút vào đồng chiêm, nhiều khi tràn ngập ra cả đường liên huyện, liên xã gây ngập lụp một số cụm dân cư tại các xã. Mùa đông khí hậu khô hanh thậm chí gây hạn hán tại nhiều vùng đồi, núi trên địa bàn huyện.

Quy mô đất đai theo quy hoạch:

Đất canh tác của huyện Lập Thạch gồm 3 nhóm chính:

34

- Nhóm đất phù sa ven sông Lô, sông Phó Đáy , chiếm 7,25% tổng diện tích tự nhiên), tập trung ở những xã phía Nam và một số xã phía Đông của huyện.

- Nhóm đất bạc màu trên phù sa cổ có sản phẩm feralit, chiếm khoảng 9,46% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và giữa huyện;

- Đất đồi núi: Chiếm khoảng 24,86% tổng diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Bắc và giữa huyện;

Nhìn chung, đất canh tác ở đây nghèo dinh dưỡng. Đất ở độ cao +9, +8, +7 trở xuống có đá gốc kết cấu chặt và ổn định, thuận lợi cho xây dựng các công trình.

Năm 2009, sau khi thay đổi về địa giới hành chính, huyện có diện tích tự nhiên là 173,1 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 40,3%; đất lâm nghiệp chiếm 31,8%; đất chuyên dùng chiếm 10,3% và đất ở chiếm 2,2%.

Kinh tế và cơ sở hạ tầng huyện Lập Thạch còn chưa phát triển nên trong tương lai, quỹ đất nông nghiệp sẽ tiếp tục biến động do các hoạt động đầu tư (mở mang đường xá, xây dựng các công trình công cộng, xây dựng công nghiệp....).

* Khu, cụm công nghiệp:

Huyện Lập Thạch đã được lập và phê duyệt quy hoach chi tiết 3 khu công nghiệp (Khu công nghiệp Thái Hòa, Liễn Sơn, Liên Hòa; Khu công nghiệp Lập Thạch 1; Khu công nghiệp Lập Thạch 2) và 03 cụm công nghiệp ( cụm công nghiệp TT Lập Thạch, cụm công nghiệp Triệu Đề, cụm công nghiệp Thái Hòa – Bắc Bình. Riêng vị trí cụm công nghiệp TT Lập Thạch đã chuyển sang đất nhà Nhà máy giày da Lợi Tín). Năm 2015, UBND huyện đã trình UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt chuyển đổi 02 khu chăn nuôi tập trung xã Tử Du và khu đất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê thuộc xã Đình Chu thành cụm công nghiệp (do hoạt động không hiệu quả).

* Hệ thống hạ tầng giao thông:

Đường bộ: Có tổng chiều dài trong toàn huyện là 914,1km.

Trong đó:

35

+ Quốc lộ 2C có chiều dài 13km. Cứng hoá 13/13km, đạt 100%. (Tuy nhiên hiện nay đã xuống cấp nghiêm trọng, đang được nâng cấp, cải tạo).

+ Tỉnh lộ: 04 tuyến, chiều dài 45km. Cứng hoá 44,5/45km, đạt 99%.

+ Đường đê kết hợp giao thông, chiều dài 17km. Cứng hoá 12,5/17km, đạt 73,5%. (Hiện nay đã xuống cấp, đã có dự án cải tạo, nâng cấp của Tỉnh ).

+ Huyện lộ: 17 tuyến với chiều dài 87,7km. Đã cứng hoá được 61,1/87,7km, đạt 69,67%. Còn lại 26,6km chưa cứng hoá.

+ Đường GTNT có chiều dài: 574,4km, trong đó:

- Đường liên xã: 91,3km, đã cứng hoá được 27,02km, đạt 29,6%. Còn lại 64,28 km chưa cứng hoá.

- Trục chính xã, thị trấn: 189,18 km, đã cứng hoá 91,3km, đạt 48%. Còn lại 97,88 km chưa cứng hoá.

- Tuyến nhánh, ngõ xóm: 293,92 km, đã cứng hoá được 99,97 km, đạt 34%. Còn lại 193,95 km chưa cứng hoá.

+ Đường GTNĐ (trục chính) có chiều dài: 177km. Đã cứng hoá được 6/177km, đạt 3,4%. Còn lại 171km chưa cứng hoá.

(nguồn đề án phát triển giao thông huyện Lập Thạch giai đoạn 2012- 2015)

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lập thạch (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)