Hiệu quả các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn 2012– 2015

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lập thạch (Trang 45 - 50)

2.2. Kết quả và hiệu quả của các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn 2012 – 2015

2.2.2. Hiệu quả các dự án đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách trên địa bàn huyện Lập Thạch giai đoạn 2012– 2015

Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng giao thông những năm qua được ưu tiên đầu tư có hiệu quả nhằm thu hút doanh nghiệp vào đầu tư trên địa bàn huyện.

- Về giao thông: Hệ thống giao thông nông thôn từng bước được đầu tư đồng bộ theo hướng phù hợp quy hoạch, một số trục đường giao thông khung của huyện đã hình thành, các tuyến đường liên xã được cải tạo nâng cấp cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Hạ tầng giao thông tiếp tục được quan tâm đầu tư: Cứng hoá được 74/75km các công trình thuộc tuyến quốc lộ và tỉnh lộ, đạt 99%; các tuyến nâng cấp, cải tạo thuộc TL 305, 306 , 307 khu vực nội thị Thị trấn Lập Thạch đã hoàn thành, đưa vào sử dụng; dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 2C đoạn đi qua địa phận huyện Lập Thạch đã hoàn thành 75% khối lượng. Đã cứng hoá 76/87,7km

46

đường huyện lộ đạt 86,6% (mục tiêu ĐH là 100%), trong đó hoàn thành xây dựng đường nội thị Thị trấn Lập Thạch, Thị trấn Hoa Sơn đảm bảo mục tiêu ĐH, khởi công xây dựng tuyến đường từ ĐT 307 - Hồ Vân Trục và nâng cấp, cải tạo ĐT 307 - Xuân Hòa - Vân Trục - Ngọc Mỹ nhằm khai thác du lịch khu vực Hồ Vân Trục, tiến độ ước đạt 55%. Cứng hoá 385,6/574,3km = 60% đường GTNT (mục tiêu Đại hội là 70%). Đặc biệt năm 2014, tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai chạy qua địa bàn huyện đã thông xe với nút lên xuống ở xã Văn Quán là điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển hàng hóa, thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

+ Hệ thống đường làng ngõ xóm bước đầu được quan tâm đầu tư đồng bộ cùng với hệ thống thoát nước thải đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống giao thông nội đồng được đầu tư gắn với thuỷ lợi nội đồng và các vùng chuyển đổi sản suất nông nghiệp tập trung của huyện.

+ Để thực hiện thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, TTCN; trên địa bàn huyện đã triển khai xây dựng một số công trình hạ tầng nhằm phục vụ phát triển các khu, cụm công nghiệp như sau:

Đường nội thị thị trấn Lập Thạch; đường vào nhà máy giày da Lợi Tín;

đường từ TL 307 đi Hồ Vân Trục; đường vòng tránh cầu Bến Gạo; đường từ Cầu Bì La đi Xuân Lôi (TL305).

Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng phục vụ khu cụm công nghiệp Giày da thị trấn Lập Thạch.

- Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Ban Thường vụ Huyện ủy Lập Thạch đã ban hành Thông báo số 91-TB/HU ngày 25/9/2012 về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.

Với chủ trương tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Lập Thạch. Trong những năm qua, huyện đã tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh, phối hợp tốt với các cơ quan chuyên môn của tỉnh, cung cấp thông tin, quảng bá hình ảnh, khác thác lợi thế, tiềm năng của huyện để mời chào các nhà đầu tư. Kiên quyết từ chối các dự án không hiệu quả, sử dụng lãng phí đất, ảnh hưởng môi trường ( Dự án dầu FO tại

47

xã Thái Hòa). Đến nay, đã thu được một số kết quả khả quan. Đã có rất nhiều nhà đầu tư mong muốn được vào sản xuất kinh doanh. Cụ thể:

Công ty TNHH cơ điện Minh Khoa đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đồ điện dân dụng tại khu chăn nuôi tập trung thôn Guồng, xã Tử Du, Công ty NAGAKAWA tại khu chăn nuôi tập trung thị trấn Lập Thạch, Công ty TNHH Adrem (Hàn Quốc) xây dựng nhà máy may Wilson International tại xã Xuân Hòa, Công ty may mặc xuất khẩu Vitgarment đang xin lập dự án đầu tư tại xã Văn Quán, Nhà máy giày da Hoa Sơn tại KCN Thái Hòa, Liễn Sơn, Liên Hòa – Khu vực 2…

- Phát triển nghề và làng nghề: Khuyến khích đẩy mạnh sản xuất tại các làng nghề truyền thống như làng nghề mây tre đan Triệu Đề, Văn Quán và Xuân Lan,....

- Về lĩnh vực thương mại nông thôn, cùng với nguồn vốn ngân sách nhà nước, huyện đang tích cực kêu gọi các doanh nghiệp cùng tham gia đầu tư, kinh doanh khai thác các chợ phục vụ nông thôn. Hiện nay huyện đã hoàn thành đưa vào sử dụng 09 chợ đảm bảo khang trang, sạch đẹp và phù hợp với quy hoạch.

Các chợ còn lại hiện nay huyện đang tiếp tục kêu gọi đầu tư nhằm từng bước hoàn thiện mạng lưới chợ nông thôn, tránh tình trạng chợ tạm, chợ cóc họp tự phát gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến giao thông, vệ sinh môi trường nông thôn.

- Hệ thống trụ sở làm việc cấp xã được quan tâm đầu tư đảm bảo yêu cầu cải cách hành chính.

- Đối với nhà văn hoá thôn huyện đã xây dựng Đề án riêng với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Kết quả từ năm 2012 đến nay, ngân sách huyện, ngân sách xã và huy động nhân dân đóng góp đã xây dựng được 37/46 nhà văn hoá với tổng mức đầu tư trên 56,7 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện cấp 40 tỷ, phần còn lại ngân sách xã và do nhân dân tự nguyện đóng góp. Phấn đấu đến hết năm 2017 hoàn thành nốt 9 nhà văn hoá theo Đề án đảm bảo mỗi thôn, làng, khu dân cư của huyện có 1 nhà văn hoá để sinh hoạt. Đối với nhà văn hoá xã và sân thể thao, hiện nay huyện đang triển khai đồng loạt xây dựng nông

48

mới trong đó sẽ đầu tư cho mỗi xã 1 Trung tâm văn hoá thể thao với diện tích từ 1,5-2,5ha; đồng thời mỗi thôn làng có ít nhất 1 khu thể thao của thôn để nhân dân vui chơi rèn luyện.

- Hệ thống thông tin truyền thanh từng bước được đầu tư đồng bộ theo hướng truyền thanh không dây đã góp phần tích trong công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật và chủ trương xây dựng nông thôn mới đến rộng khắp người dân.

- Hệ thống trường học, dạy nghề, trung tâm học tập cộng đồng được quan tâm đầu tư đặc biệt. Công tác giáo dục & đào tạo được quan tâm và đã đạt nhiều kết quả quan trọng: Mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất của nhà trường tiếp tục được cải thiện, đến năm 2015, tỷ lệ kiên cố hóa bậc Mầm non đạt 128/242 phòng = 52,8%, tăng 50 phòng so với năm 2010; bậc Tiểu học 367/395 phòng = 92,9%, tăng 113 phòng; bậc THCS đạt 338/338 phòng = 100% tăng 68 phòng so với năm 2010.

Quy mô giáo dục ổn định, phát triển, đội ngũ giáo viên được củng cố, nâng cao trình độ, tỷ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn đều cao hơn so với mặt bằng chung của tỉnh, trong đó giáo viên Mầm non là 70%, Tiểu học 100%, THCS 78,9%; công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm, tính đến hết năm 2014 toàn huyện có 56/75 trường đạt chuẩn, trong đó Mầm non 19/23 trường, đạt 82%; Tiểu học 22/25 trường, đạt 88% (có 02 trường đạt chuẩn mức độ 2); THCS 14/21 trường đạt 66,6%; THPT 02/6 trường, đạt 33% (mục tiêu ĐH là 100, 100, 80, 30) . Công tác mở rộng diện tích đất trường học theo Nghị quyết số 38 của HĐND tỉnh được thực hiện tốt, đến nay có 22/23 trường Mầm non, 25/25 trường Tiểu học, 19/20 trường THCS đã được mở rộng diện tích theo đúng tiêu chuẩn (riêng trường Mầm non và THCS Thị trấn Lập Thạch chưa đủ diện tích), cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng yêu cầu của việc dạy và học.

Chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ, số học sinh giỏi các cấp hàng năm được nâng lên, có nhiều học sinh đạt giải cấp tỉnh, cấp quốc gia; chất lượng tuyển sinh đầu vào lớp 10 hàng năm đều tăng, năm học 2013 – 2014 đứng thứ nhất của tỉnh (năm học 2009 - 2010 đứng thứ 5 của tỉnh). Hàng năm tỷ lệ đỗ tốt

49

nghiệp THPT đạt cao trên 96,8%; tỷ lệ trúng tuyển ĐH, CĐ và THCN được nâng lên hàng năm.

Xây dựng và triển khai có hiệu quả Đề án phát triển giáo dục; thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ quản lý ở các nhà trường giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020. Thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực, trách nhiệm của cán bộ quản lý trường học, làm tốt công tác bổ nghiệm, luân chuyển cán bộ quản lý trường học; thi tuyển và điều động giáo viên vào giảng dạy trường THCS Lập Thạch. Công tác phân luồng học sinh sau THCS đã có chuyển biến tích cực. Công tác đào tạo và dạy nghề được đổi mới, gắn với nhu cầu thị trường. Tổ chức sáp nhập Trung tâm dạy nghề và Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện đảm bảo đúng quy định.

- Hệ thống y tế nông thôn: 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã có Trạm y tế được đầu tư về hạ tầng và thiết bị máy móc phục vụ công tác khám và chưa bệnh cho bà con nhân dân.

- Hệ thống nước sạch nông thôn: hiện nay trên địa bàn huyện mới chỉ cấp nước sạch ở thị trấn Lập Thạch, thị trấn Hoa Sơn, xã Sơn Đông; còn lại các xã khác vẫn còn dùng nước giếng khoan.

- Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp: Để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện đã chủ trương đầu tư các khu chăn nuôi tập trung tại các xã, thị trấn; thành lập HTX thanh long ruột đỏ và thời gian tới lập đề án bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nhãn hiệu thanh long ruột đỏ huyện Lập Thạch; các mô hình chăn nuôi được ứng dụng thí điểm như: nuôi bò sữa, nuôi thỏ Niuzelan, nuôi ong, trồng mía, khoai tây,..

- Đầu tư đảm bảo an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách xã hội cho nhóm đối tượng chính sách ở nông thôn: hàng năm huyện đều bố trí kinh phí hỗ trợ xoá nhà dột nát, phối hợp với ngân hàng chính sách tổ chức cho vay ưu đãi đến các hộ chính sách, hộ nghèo có vốn phát triển sản xuất.

- Về đầu tư xây dựng nông thôn mới: Chỉ đạo triển khai quyết liệt và hiệu quả chương trình xây dựng Nông thôn mới. Công tác phổ biến, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng NTM được triển

50

khai sâu rộng, làm thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành và người dân.

Công tác chỉ đạo, điều hành được quan tâm; Công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ làm công tác XDNTM được triển khai tích cực, 100% số xã thành lập được Ban chỉ đạo, Ban quản lý. Phong trào thi đua “Lập Thạch chung sức xây dựng Nông thôn mới” được cả hệ thống chính trị và người dân vào cuộc, nhiều phong trào thi đua đã đem lại hiệu quả thiết thực, như: hiến đất làm đường giao thông, góp ngày công lao động, tiền, vật chất làm đường, xây dựng nhà văn hóa,..., 100% số xã đã có quy hoạch và đề án XDNTM. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. Hệ thống điện, viễn thông đáp ứng tốt yêu cầu cho sản xuất và sinh hoạt; 94% số xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.

Mạng lưới chợ nông thôn được nâng cấp, xây mới góp phần phục vụ nhu cầu trao đổi, lưu thông hàng hoá, mở rộng thị trường phục vụ đời sống nhân dân.

Công tác bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường đã có chuyển biến tích cực. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 91,5%. Tỷ lệ hộ gia đình có đủ 03 công trình sinh hoạt đạt 75%. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt trên 65%,.... An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc đạt kết quả tốt. Hệ thống chính trị được củng cố ngày vững mạnh. Đến nay toàn huyện đã có 09 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới là Thái Hòa, Tử Du, Đình Chu, Bắc Bình, Triệu Đề, Sơn Đông, Xuân Hòa, Vân Trục, Hợp Lý. Dự kiến đến năm 2016, các xã đạt chuẩn nông thôn mới; các xã còn lại đã đạt từ 7 – 12 tiêu chí.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện lập thạch (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)