2.1. Giới thiệu tổng quan về huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.2 Tổ chức hành chính và đặc điểm dân cư
Tổng diện tích tự nhiên 173,10 km2, dân số trung bình năm 2015 khoảng 12,5 vạn người, mật độ dân số 805 người/km2. Toàn huyện có 20 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 18 xã.
- Sơ lược về UBND huyện Lập Thạch:
Địa chỉ trụ sở UBND huyện: Thị trấn Lập Thạch, phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc. Lập Thạch là một trong số 67 huyện trong cả nước được thí điểm không tổ chức HĐND, do vây kể từ ngày 01/4/2009 đến nay, tổ chức và hoạt động của UBND huyện Lập Thạch ngoài việc được thực hiện theo Hiến pháp, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, còn được thực hiện theo Nghị quyết 725/2009/UBTVQH12 ngày 16/01/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản pháp luật có liên quan, mang tính thứ bậc chặt chẽ.
36
Địa vị pháp lý của UBND huyện Lập Thạch là cơ quan hành chính nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Vĩnh Phúc. UBND huyện Lập Thạch chịu trách nhiệm quản lý mọi mặt của đời sống xã hội trên địa bàn huyện, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND huyện Lập Thạch được thực hiện theo quy định từ Điều 97 đến Điều 107 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Điều 6 của Nghị quyết 725/2009/UBTVQH12 ngày 16/01/2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn quy định UBND huyện ra quyết định, chỉ thị, các văn bản hành chính khác và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó. UBND có nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
UBND huyện Lập Thạch hiện có 12 cơ quan chuyên môn trực thuộc:
+ Văn phòng UBND huyện, + Phòng Nội vụ,
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường,
+ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, + Phòng Văn hóa - Thông tin,
+ Phòng Công thương,
+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, + Phòng Tài chính - Kế hoạch,
+ Phòng Y tế,
+ Phòng Giáo dục và Đào tạo, + Phòng Tư pháp,
+ Thanh tra huyện.
- Đặc điểm dân cư: tổng số lao động trong độ tuổi năm 2015 là 63.556 người chiếm trên 53% tổng dân số. Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có 48.081 người (chiếm 75,65%), lao động công nghiệp - xây dựng 7.228 người (chiếm 11,37%) còn lại là lao động thương mại - dịch vụ chiếm 12,98%
với 8.247người.
37
Trên địa bàn huyện có 7 dân tộc anh em sinh sống: Kinh, Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Tày, Nùng, Hoa.
Lực lượng lao động trên địa bàn huyện là khá dồi dào nhưng chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, lao động phổ thông chiếm trên 78%. Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật chiếm khoảng 22%.
Hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới đạt 85 - 87,5%. Hiệu quả lao động nhìn chung còn thấp.
2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của Huyện trong thời gian qua Năm 2015 là năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 – 2015, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp. Trong nước, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tăng trưởng kinh tế có bước phục hồi nhưng năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp. Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện phải chịu ảnh hưởng do sâu bệnh vụ Mùa nên đã ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng nông sản, thực phẩm giảm, trong khi giá vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi vẫn ở mức cao ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư phát triển sản xuất của người chăn nuôi. Bên cạnh đó nguồn thu trên địa bàn còn hạn chế, trong khi nhu cầu đầu tư lớn, nợ XDCB còn nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Thực hiện nhiệm vụ năm 2015 trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Song dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện đến cơ sở, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng đã đạt được kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực công tác:
- Về kinh tế: Sản xuất nông nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn ngay từ đầu năm do giá cả đầu ra sản phẩm bấp bênh. Nhưng do có sự tập trung chỉ đạo sát sao, kịp thời của các cấp trong việc chủ động chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chuyển giao KHKT, đưa các loại giống mới vào sản xuất đại trà, phòng chống dịch bệnh và khôi phục đàn vật nuôi, cùng với sự nỗ lực của nhân dân nên sản lượng cây trồng đạt cao. Đàn gia súc, gia cầm dần được đầu tư tăng đàn, nhiều hộ gia đình áp dụng mô hình chăn nuôi lớn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
38
Xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư, số lượng dự án tăng, tập trung vào các công trình giao thông, trường học…Công nghiệp có bước phát triển khá, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng. Tỷ trọng các ngành có sự thay đổi theo hướng tích cực, ưu tiên phát triển công nghiệp, dịch vụ, chú trọng sản xuất nông nghiệp, lấy chăn nuôi làm mũi nhọn. Công tác giải quyết nợ đọng trong XDCB được quan tâm và giải quyết có hiệu quả.
- Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, giáo dục tiếp tục phát triển. Công tác thông tin tuyên truyền bám sát nhiệm vụ chính trị, mạng lưới thông tin luôn được củng cố đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đặc biệt phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở nông thôn phát triển mạnh. Tỷ lệ xây dựng trường chuẩn đạt kết quả tốt, chất lượng học sinh không ngừng được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được tăng cường. Chính sách xã hội được quan tâm kịp thời, đúng chế độ theo quy định. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn không ngừng được đổi mới, tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm.
- An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đặc biệt an ninh nông thôn không để xảy ra điểm nóng. Công tác tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân được giải quyết kịp thời đúng luật, không có khiếu kiện phức tạp kéo dài, đông người. Phát huy tốt vai trò chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền. Kết quả cụ thể:
+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất tính theo giá năm 2010 đạt 13,4%.
Trong đó:
Nông lâm nghiệp: 5.4%
Công nghiệp - XD: 21,8 % Dịch vụ: 19,1%
+ Cơ cấu kinh tế theo giá thực tế có tỷ trọng:
Nông lâm nghiệp: 38,84 % (năm 2014 là 45,12%) Công nghiệp - XD: 28,87 % (năm 2014 là 25,32%) Dịch vụ: 32,63 % (năm 2014 là 29,56%)
39
+ Tổng thu ngân sách trên địa bàn: 110,2 tỷ đồng;
+ Thu nhập bình quân đầu người tính theo giá 2010 đạt 35,4 triệu đồng/người/năm;
+ Tổng sản lượng lương thực đạt 47.423 kg;
+ Bình quân lương thực đầu người đạt 365,2 kg/người/năm, tăng 3,8 kg/người/năm (trong đó bình quân thóc là 297,7kg/người/năm);
+ Giá trị thu nhập bình quân trên 1ha đất canh tác là 74,5 triệu đồng;
+ Tỷ lệ hộ nghèo 4,5%;
+ Tạo việc làm mới cho 3.856 lao động;
+ Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 84,08%; thôn đạt thôn văn hóa đạt 66,8 %.
+ Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Mầm non 20/23 đạt 86%; Tiểu học đạt 92%; THCS đạt 80,9%; THPT đạt 33%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp – TTCN –XDCB đạt 438,54 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2011 đạt 100,8% mục tiêu HĐND huyện đề ra, trong đó giá trị CN-TTCN đạt 343,14 tỷ đồng tăng 29%, giá trị XDCB đạt 95,4 tỷ đồng tăng 24,5% so với năm 2011.
- Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ đạt 317,8 tỷ đồng, tăng 13,5% so với năm 2011 đạt 95,4% mục tiêu HĐND huyện đề ra.
Cơ cấu kinh tế tiếp tục có chuyển dịch tiến bộ: nông nghiệp 46,57%, CN – TTCN – XDCB 30,98%, TMDV 22,45%.
a) Về nông lâm, thủy sản:
+ Đã bám sát định hướng quy hoạch và phát triển khá ổn định theo hướng thâm canh, đa dạng hóa và ngày càng nâng cao tỉ suất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm góp phần quan trọng vao xuất khẩu và gia tăng thu nhập xã hội.
+ Giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản đạt 659,26 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2011.
b) Công tác quản lý đất đai và môi trường:
Mô hình phát triển không gian trên địa bàn Huyện: Ngoài khu vực phát triển đô thị lớn là trung tâm hành chính, chính trị của huyện, các điểm dân cư đô
40
thị khác sẽ được tổ chức theo mô hình có các hạt nhân đô thị hoá phát triển phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhằm hạn chế tập trung quá đông dân cư vào một khu vực, phát triển kinh tế xã hội của huyện cân bằng. Quy hoạch phát triển không gian và sử dụng đất toàn huyện gồm 2 khu vực: phát triển đô thị và ngoài đô thị.
b) Về sản xuất công nghiệp-TTCN
- Tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dần phục hồi và phát triển hơn so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động của nhà máy Gạch tuynel xã Xuân Hòa, Tử Du thu hút 210 công nhân, doanh thu 16,6 tỷ đồng; nhà máy Giầy da Lập Thạch thu hút 3.500 lao động, lương trung bình 4,0 triệu đồng/người/tháng; nhà máy lắp ráp linh kiện điện tử K- Electronic – Xuân Lôi thu hút trên 700 lao động, lương tháng trung bình trên 3,0 triệu đồng/người/tháng,…
Thực hiện các giải pháp nhằm thu hút đầu tư, phát huy tiềm năng, thế mạnh của huyện, trong năm 2015 Công ty giày da Lợi Tín đã vào đầu tư tại huyện, với tổng nguồn vốn là 30 triệu USD, dự kiến tuyển trên 6.000 lao động, đến nay đã đi vào hoạt động, bước đầu thu hút trên 1.000 công nhân. Ngoài ra đang tập trung thu hút một số công ty vào tìm hiểu và đầu tư tại xã Tử Du, Đình Chu, Thị trấn Lập Thạch,…Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp hoạt động tương đối ổn định, tuy nhiên sản phẩm làm ra chưa đủ mạnh để cạnh tranh thị trường bên ngoài, việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng, ngành TTCN còn hạn chế.
- Công tác quản lý, cung cấp điện năng cho sản xuất, tiêu dùng được duy trì thực hiện tốt, đảm bảo nhu cầu của nhân dân. Triển khai Dự án lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng khu vực nội thị Thị trấn Lập Thạch (từ TL305 – Trường nghề - TL306 – Cụm công nghiệp Thị trấn Lập Thạch); đang hoàn thiện hồ sơ, thủ tục lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng xung quanh nhà máy Giầy da Lợi Tín.
c) Thương mai – dịch vụ:
Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ và du lịch năm 2015 ước đạt 117,1 tỷ đồng, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2014.
41
Công tác quản lý nhà nước về các hoạt động dịch vụ thương mại có nhiều tiến bộ, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường hàng hóa trên địa bàn, kịp thời ngăn chặn buôn lậu, trốn thuế, sản xuất lưu thông hàng giả, hàng kém chất lượng; kiểm tra và xử lý các đối tượng cố tình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Đội quản lý thị trường đã thực hiện kiểm tra 71 lượt, phát hiện, xử lý 31 vụ vi phạm, phạt tiền 59,1 triệu đồng nộp NSNN
d) Thuế - Tài chính – ngân sách:
Tổng thu trên địa bàn đạt 103,5 tỷ đồng = 240% KH, tăng 32% SCK, trong đó một số chỉ tiêu đạt cao như: Thu tiền sử dụng đất đạt 37,8 tỷ đồng (tập trung chủ yếu từ việc đấu giá đất, cấp đất tái định cư ở các xã, thị trấn), lệ phí trước bạ 17,6 tỷ đồng, thuê đất 1,0 tỷ đồng,...
Tổ chức cho các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện kê khai, nộp thuế điện tử và đang triển khai cho các cơ quan, đơn vị quản lý thu phí, lệ phí. Tích cực đôn đốc nộp thuế nợ đọng của các đơn vị, thu được 11,0 tỷ, đến nay còn 21,0 tỷ đồng (tăng 2,0 tỷ so với cuối năm 2014).
- Tổng thu NSNN đạt 718,9 tỷ đồng = 139%KH tỉnh giao, tăng 19% so với cùng kỳ (trong đó thu ngân sách huyện hưởng đạt 637,387 tỷ đồng), cụ thể:
Thu trên địa bàn 110,2 tỷ đồng, thu bổ sung ngân sách 516,68 tỷ đồng, thu chuyển nguồn 77,34 tỷ đồng, thu tiền vay đất dịch vụ 3,0 tỷ đồng, thu tiền học phí 1,68 tỷ đồng, thu kết dư ngân sách năm 2014 là 10,0 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách huyện đạt 637,304 tỷ đồng = 125%KH, tăng 18% so với cùng kỳ, trong đó chi đầu tư phát triển 159,5 tỷ đồng, chi thường xuyên 286,7 tỷ đồng, chi chuyển giao ngân sách xã 136,8 tỷ đồng,…
- Công tác kế hoạch và đầu tư: Thực hiện tốt công tác quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn, giám sát chặt chẽ việc thẩm định chủ trương đầu tư, dự án đầu tư và nguồn vốn. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016- 2020; đã dự thảo xong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 – 2020 của cấp huyện theo hướng dẫn của Bộ KHĐT, trong đó ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm, công trình đã hoàn thành quyết toán và công trình chuyển tiếp còn lại mới bố trí vốn cho
42
các dự án mới. Trình UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư 10 dự án với khái toán tổng mức đầu tư là 812,2 tỷ đồng; phê duyệt chủ trương đầu tư cho 20 dự toán với tổng mức đầu tư được duyệt là 186,0 tỷ đồng đến nay UBND tỉnh đã phê duyệt 02 dự án xây dựng Cầu Phú Hậu và xử lý kè sông Phó Đáy – xã Đồng ích. Quyết định phê duyệt lựa chọn nhà thầu 16 công trình do cấp huyện làm chủ đầu tư với giá trị 134,5 tỷ đồng. Phê duyệt giá trị quyết toán cho 42 công trình hoàn thành với tổng kinh phí 163,6 tỷ đồng, giảm 4,9 tỷ đồng so với giá trị quyết toán của chủ đầu tư.
Tính đến 20/12/2015, khối lượng thực hiện các công trình ước đạt 200,0 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn tỉnh phân bổ giải ngân được 155,3 tỷ đồng đạt 83%KH; vốn giao huyện phân bổ giải ngân được 149,0 tỷ đồng đạt 92,4% KH.
Trong năm, giành 77,8 tỷ đồng để thanh toán nợ XDCB, đến nay còn 254,6 tỷ đồng của 622 công trình.
Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện tập trung huy động các nguồn vốn nhàn dỗi trong dân và tổ chức cho vay phát triển kinh tế, giải quyết việc làm và giảm nghèo; mở rộng đối tượng cho vay, tăng số lượng khách hàng mở tài khoản, đẩy mạnh các hoạt động giao dịch thanh toán không sử dụng tiền mặt.
Tổng nguồn vốn hoạt động ước đạt 710,0 tỷ đồng, tăng 128,0 tỷ đồng SCK, đạt 100% KH; tổng dư nợ tín dụng đạt 675,0 tỷ đồng, tăng 94,0 tỷ so cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,5%, cơ cấu dư nợ tăng theo hướng dư nợ trung, dài hạn.
Ngân hàng CSXH thực hiện tốt công tác cho vay từ các nguồn vốn ưu đãi.
Tổng nguồn vốn tín dụng đạt 294,2 tỷ đồng, tăng 16,0 tỷ so cùng kỳ, tốc độ tăng 5,8%, giải ngân đạt 76,0 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu chiếm 0,08/2,5%KH tỉnh giao.
Công tác quản lý ngân quỹ của Kho bạc Nhà nước đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu thanh toán của NSNN trên địa bàn. Công tác kiểm soát chi thường xuyên và công tác thanh toán vốn đầu tư được thực hiện đúng quy trình.
e) Giao thông - XDCB:
Nghiệm thu, giải ngân 85,8 triệu đồng từ nguồn quỹ GTNT cấp huyện để hỗ trợ làm đường ngõ xóm xã Liên Hòa, Xuân Hòa, Thái Hòa và Xuân Lôi.
Hoàn thành việc duy tu, cải tạo tuyến đường liên xã Đình Chu – Tiên Lữ và
43
tuyến Quang Sơn – Ngọc Mỹ với tổng kinh phí 1,9 tỷ đồng từ nguồn kinh phí quỹ bảo trì đường bộ. Chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, thống kê hệ thống đường trục xã, trục thôn, đường ngõ xóm theo hiện trạng để phục vụ công tác quản lý.
Lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng Cầu Phú Hậu và dự án nút giao Văn Quán – đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đến cầu Phú Hậu. Phối hợp với các ngành của Tỉnh đề xuất hướng tuyến đường vành đai V từ Tây Thiên – Hồ Vân Trục – thị trấn Tam Sơn (Sông Lô) và đường từ nút giao thông lập thể Văn Quán đi Sông Lô. Thẩm định 33 dự án, công trình (cả điều chỉnh) với tổng dự toán 131,4 tỷ đồng.
Trong năm đã cứng hóa được 5,3km đường giao thông huyện lộ, nâng tỷ lệ cứng hóa đạt 82,9/87,7km = 94%; 31 km đường GTNT; 30,4km đường GTNĐ. Đối với 02 tuyến đường trọng điểm của huyện: Tuyến đường tỉnh lộ 307 – Hồ Vân Trục – Ngọc Mỹ đang thi công phần nền đường, móng cấp phối đá răm, đoạn từ Công ty thủy lợi Lập Thạch lên Hồ Vân Trục, riêng đoạn từ Hồ Vân Trục đến Ngọc Mỹ đang yêu cầu đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo giao thông đi lại cho nhân dân; tuyến Xuân Hòa – Ngọc Mỹ - Quang Sơn đang triển khai giai đoạn 1, với chiều dài 6,1km, hiện nay đang thi công phần nền đường, móng cấp phối đá răm và rãnh thoát nước dọc,…
Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm trên địa bàn như:
Hạ tầng khu đất đấu giá Phú Chiền 1, 2; Khu đất dịch vụ và tái định cư Thị trấn Lập Thạch; trạm y tế, trường Tiểu học, THCS xã Liễn Sơn, …; triển khai dự án cải tạo, sửa chữa Nhà Hội trường UBND huyện (cũ), Trung tâm Giáo dục thường xuyên (cũ),…Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn kiểm tra cơ sở vật chất nhà lớp học để có kế hoạch sửa chữa kịp thời, triển khai xây dựng cấp bách kè chống sạt lở bờ sông Phó Đáy (đoạn Thôn Tân Lập xã Đồng ích);
khởi công xây dựng mới trường Tiểu học và THCS xã Liễn Sơn.
Hoàn thành đề án đề nghị xã Sơn Đông là đô thị loại V, đến nay UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt. Triển khai lập 04 đồ án quy hoạch chi tiết (Đông, Tây, Nam, Bắc) Thị trấn Lập Thạch tỷ lệ 1/500; cấp phép xây dựng cho 12 trạm BTS của công ty Viettel. Đề nghị Tỉnh bổ sung 9 cụm công nghiệp trên