Chương I: KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
1.3 Kinh nghiệm thế giới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
1.3.3 Các tổ chức, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Năm 2018, TMĐT đã trở thành một trong những lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của thương mại khu vực ASEAN. Tổng giá trị giao dịch là 11 tỷ USD năm 2017 đã tăng lên đến mức trên 23 tỷ USD năm 2018. Tốc độ tăng trưởng trung bình từ 2015 đến nay là 62%/năm18.
Với sự phát triển mạnh mẽ như vậy thì việc đặt ra vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD trong hoạt động TMĐT trong khu vực ASEAN là hết sức cần thiết. Tổ chức bảo vệ NTD của ASEAN là Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng ASEAN (ASEAN Committee on Consumer Protection – ACCP). Cho đến nay, ACCP không ban hành bất cứ văn bản chuyên biệt nào về bảo vệ NTD trong hoạt động TMĐT, mà thừa nhận “NTD trong hoạt động TMĐT được bảo vệ”19. Mức độ bảo vệ, như đã nêu, sẽ không ít hơn mức độ bảo vệ NTD trong các hoạt động thương mại khác.
Ủy ban Bảo vệ NTD ASEAN thành lập năm 2007, với thành viên là các đại diện đến từ các tổ chức bảo vệ NTD của các quốc gia trong khối (AMS – ASEAN Member States). Vai trò của ACCP là đảm bảo tính hiệu quả của các biện pháp, chính sách bảo vệ NTD của các quốc gia thành viên; tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của người tiêu dùng; đảm bảo cơ chế bồi thường cho NTD, cơ chế thu hồi sản phẩm một cách hợp lý… Những biện pháp, chính sách bảo vệ NTD này phải đáp ứng được với những thách thức và cơ hội mà ASEAN phải đối mặt, bao gồm cả trong lĩnh vực TMĐT xuyên biên giới (cross-border e-commerce)20.
17 Eugene Clark (2019), China's new e-commerce law: A step in the right direction. Nguồn:
http://www.china.org.cn/opinion/2019-01/09/content_74355741.htm, tham khảo ngày 21/06/2019.
18 https://etradeforall.org/asean-e-commerce-set-to-dominate-the-region-in-2019/, tham khảo ngày 21/06/2019
19 https://aseanconsumer.org/cterms-consumer-protection/consumer-rights-and-responsibilities, tham khảo ngày 21/06/2019.
20 https://aseanconsumer.org/cterms-regional-cooperation-in-asean, tham khảo ngày 21/06/2019.
ACCP nêu lên những quyền cơ bản của NTD như sau, những quyền này đương nhiên cũng áp dụng cho NTD trong hoạt động TMĐT:
- NTD được trang bị với những kỹ năng, kiến thức, thông tin và sự tự tin cần thiết để thực hiện các quyền của họ;
- NTD được bảo vệ trước những hàng hoá và dịch vụ gây hại;
- NTD có thể có được những nguồn tư vấn và biện pháp khắc phục thích hợp, thuận tiện, bao gồm cả các biện pháp giải quyết tranh chấp khác;
- NTD hiểu được tác động của quyết định tiêu dùng của mình đối với môi trường chung.21
b. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Khi Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ thì với hướng đi mới của mình, Mỹ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, vào tháng 11/2017, 11 quốc gia còn lại đã ra tuyên bố chung thống nhất đổi tên TPP thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Với 11 nước, bao gồm cả những đối tác lớn như Nhật Bản, Singapore, Canada, Australia… CPTPP có tác động không nhỏ đối với nền thương mại Việt Nam.
Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) đã đặt ra những vấn đề về TMĐT và bảo vệ NTD trong hoạt động TMĐT, được quy định tại Chương 14 và Điều 16.6 của hiệp định. Một số quy định nổi bật đáng chú ý như:
- NTD trực tuyến được bảo vệ khỏi các hoạt động gian lận và lừa đảo thương mại, kèm với đó là định nghĩa thế nào là “hoạt động gian lận và lừa đảo thương mại”:
“Hoạt động gian lận và lừa đảo thương mại là các hành động thương mại mang tính gian lận và lừa đảo gây thiệt hại thực tế cho NTD, hoặc dẫn đến một nguy cơ gây thiệt hại sắp xảy ra nếu như không được ngăn chặn, chẳng hạn như:
21 https://aseanconsumer.org/cterms-consumer-protection/consumer-rights-and-responsibilities, tham khảo ngày 21/06/2019.
(a) Hành vi diễn tả sai thực tế vật chất, bao gồm diễn tả có hàm ý gây nhầm lẫn so với thực tế, gây thiệt hại đáng kể đến lợi ích kinh tế của NTD bị nhầm lẫn;
(b) Hành vi không cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho NTD sau khi NTD đã trả tiền; hoặc
(c) Hành vi tính phí hoặc ghi nợ tài chính, điện thoại hoặc tài khoản khác của NTD mà không được phép.”22
- Thông tin cá nhân của người dùng TMĐT phải được bảo vệ bằng một khung pháp lý rõ ràng;
- Tin nhắn điện tử thương mại không mong muốn;
- An ninh trong liên lạc điện tử xuyên biên giới.
22 Khoản 2 Điều 16.6 Chương 16 Văn kiện Hiệp định CPTPP và các tóm tắt. Nguồn:
http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/10835-van-kien-hiep-dinh-cptpp, tham khảo ngày 21/06/2019.