Thương nhân, tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ - Người bán

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử (Trang 35 - 40)

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

2.1 Chủ thể trong các giao dịch thương mại điện tử

2.1.1 Thương nhân, tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ - Người bán

23 Khoản 1, Điều 3 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.

Doanh nghiệp tham gia vào TMĐT với hai loại hình kinh doanh chính là: (1) doanh nghiệp tự kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình; (2) doanh nghiệp thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.

Doanh nghiệp loại (2) bao gồm: sàn giao dịch TMĐT, website đấu giá trực tuyến, website khuyến mại trực tuyến… Những doanh nghiệp này cũng chỉ là một hình thức doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông qua TMĐT, sở dĩ có sự phân biệt như thế là vì “người tiêu dùng” của những doanh nghiệp này là một đối tượng đặc biệt.

Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng các website cung cấp dịch vụ TMĐT để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình vừa là người sử dụng website, vừa là người bán, chịu trách nhiệm đối với hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp cho NTD thông qua các website cung cấp dịch vụ TMĐT.

Để đảm bảo công tác kiểm tra, quản lý nhà nước, pháp luật yêu cầu các thương nhân, tổ chức, cá nhân cung cấp hàng hóa dịch vụ bằng hình thức TMĐT phải thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương, việc thông báo, đăng ký được thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.

“Đối tượng thông báo website TMĐT bán hàng bao gồm:

- Thương nhân.

- Tổ chức mà trong chức năng, nhiệm vụ có bao gồm việc tổ chức hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc tiến hành các hoạt động thương mại điện tử.

- Cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân và không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh.”24

24 Điều 8 Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 5 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử.

“Đối tượng đăng ký là thương nhân hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ doanh nghiệp, có website thương mại điện tử trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ sau:

- Dịch vụ sàn giao dịch TMĐT.

- Dịch vụ khuyến mại trực tuyến.

- Dịch vụ đấu giá trực tuyến.”25

Gần đây, tại Thông tư 21/2018/TT-BCT ngày 20 tháng 08 năm 2018 của Bộ Công Thương đã bãi bỏ quy định về “đối tượng thông báo website TMĐT bán hàng”

và sửa đổi quy định về “đối tượng đăng ký” từ “thương nhân hoặc tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến thương mại hoặc hỗ trợ doanh nghiệp, có website TMĐT”

thành “thương nhân hoặc tổ chức có website thương mại điện tử”. Điều này được hiểu là sự nới rộng hơn của pháp luật về đối tượng thông báo và đăng ký, sẽ có nhiều đối tượng bị điều chỉnh hơn.

Khi xác nhận việc thông báo, đăng ký, Bộ Công Thương sẽ gửi cho thương nhân, tổ chức, cá nhân qua địa chỉ thư điện tử đã đăng ký một đoạn mã để gắn lên website TMĐT bán hàng, webiste cung cấp dịch vụ TMĐT thể hiện thành biểu tượng “đã thông báo Bộ Công Thương” “đã đăng ký Bộ Công Thương”. Khi chọn biểu tượng này, người sử dụng được dẫn về phần thông tin thông báo, đăng ký tương ứng của thương nhân, tổ chức, cá nhân tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.26

Tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử, những thông tin tương ứng của thương nhân, tổ chức, cá nhân bao gồm:

- Tên website - Địa chỉ tên miền

25 Điều 13 Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 5 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử.

26 Khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 16 Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 5 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử.

- Loại website (đối với website cung cấp dịch vụ TMĐT) - Tên doanh nghiệp/Họ và tên cá nhân

- Mã số thuế, đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập/Mã số thuế cá nhân - Địa chỉ

- Tỉnh/Thành phố - Quốc gia

- Số điện thoại

Những thông tin mà pháp luật yêu cầu các thương nhân, tổ chức, cá nhân cung cấp là những thông tin mang tính định danh, đây là những thông tin vô cùng cần thiết cho NTD khi thực hiện giao dịch, sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần sau.

Tuy nhiên, việc yêu cầu cung cấp thông tin này không áp dụng cho tất cả các đối tượng kinh doanh bằng hình thức TMĐT. Cá nhân sử dụng các sàn giao dịch TMĐT, mạng xã hội để cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho NTD cũng là “người bán”

trong các giao dịch TMĐT và chịu sự điều chỉnh của pháp luật đối với người bán, nhưng lại không cần phải thông báo với Bộ Công Thương27, mà chỉ cần cung thông tin của mình cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.

Theo quy định hiện nay, hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội cũng được điều chỉnh như đối với hoạt động kinh doanh của các sàn giao dịch TMĐT. Theo đó, các mạng xã hội có một trong những hình thức hoạt động như cho phép người tham gia được mở các gian hàng trên đó để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ;

cho phép người tham gia được lập các website nhánh để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; có chuyên mục mua bán trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ phải tiến hành đăng ký với Bộ Công Thương dưới hình thức sàn giao dịch thương mại điện tử. Thương nhân, tổ chức thiết lập mạng xã hội

27 https://luatvietnam.vn/tin-phap-luat/ban-hang-online-co-can-dang-ky-kinh-doanh-230-16643-article.html, tham khảo ngày 04/07/2019

phải thực hiện các trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử theo quy định của pháp luật.28

Người bán trên các mạng xã hội, cũng như trên các sàn giao dịch TMĐT cũng phải có những nghĩa vụ tương tự như với thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử bán hàng, bao gồm:

- Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin về người bán cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.

- Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định số 52/2013/NĐ-CP Về thương mại điện tử khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.

- Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.

- Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.29

Tuy quy định là vậy nhưng thực tế cho thấy rằng, việc kiểm tra, quản lý nhà nước đối với các sàn giao dịch TMĐT và các mạng xã hội nước ngoài (nhất là Facebook) là không thể thực hiện được vì các chủ thể này khi không có đại diện tại

28 Khoản 1, 2 Điều 6 Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 5 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website thương mại điện tử.

29 Điều 37 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.

Việt Nam thì không chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam. NTD Việt Nam khi tham gia giao dịch trên các trang web này còn gặp nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)