Sự phát triển của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án (Trang 24 - 27)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI TÒA ÁN

1.2 Khái quát pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án

1.2.1 Sự phát triển của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án ở Việt Nam

Cùng với sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế đất nước, pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐMBHH tại Tòa án ở Việt Nam nói riêng cũng trải qua một quá trình hình thành và phát triển.

Giai đoạn từ năm 1955 đến năm 1975

Sau Hiệp định Giơ ne vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh ở Đông dương, nước ta đứng trước một tình hình mới: miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thời gian này, miền Nam chịu sự quản lý của chính quyền Việt Nam cộng hòa. Do đó, đất nước tồn tại song song hai hệ thống pháp luật khác nhau.

Do hoàn cảnh lịch sử đó, cho nên hoạt động thương mại ở thời kỳ này còn kém phát triển, đến năm 1975 khi đất nước hoàn toàn thống nhất hoạt động thương mại mới bắt đầu được chú trọng. Cụ thể tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội năm 1975 so với năm 1955 tăng gấp 7,8 lần; kim ngạch xuất khẩu tăng 21,3 lần; kim ngạch nhập khẩu tăng 11,8 lần. Tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu tăng từ 9,1% năm 1945 lên 17,0% năm 1955; riêng thời kỳ 1958 - 1964 đạt tỷ lệ 63,7%.18 Cùng chính vì những lý do như trên, cho nên các văn bản pháp luật liên quan đến giải quyết các tranh chấp về hoạt động thương mại không nhiều.

Ở miền Bắc: sau Hiến pháp 1959, các luật về tổ chức Tòa án nhân dân 1960, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 1960 được ban hành, hàng loạt các văn bản hướng dẫn về công tác xét xử dân sự cũng được ban hành như: Thông tư số 614/DS1 ngày 24/4/1963 hướng dẫn một số thủ tục cho Tòa án địa phương; Thông tư số 01/UB ngày 03/03/1969 hướng dẫn việc viết bản án sơ thẩm, phúc thẩm hình sự, dân sự;

Thông tư số 06/TATC ngày 25/02/1974 hướng dẫn về công tác điều tra trong tố tụng dân sự; Thông tư số 25/TATC ngày 30/11/1974 hướng dẫn về công tác hòa giải trong

18 Tổng cục thống kê (2005), nguồn:

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=2998 truy cập lần cuối ngày 25/12/2018

18

tố tụng dân sự… Những văn bản này phần nào hỗ trợ các Tòa án trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa qua những quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp.

Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1989

Đây giai đoạn đầu khi đất nước mới bắt đầu thống nhất năm 1975. Trong giai đoạn này đất nước phải chịu những tàn dư do chiến tranh gây ra, thêm vào đó là sự chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế lại chịu sự quản lý tập trung quan liêu bao cấp nên bị khủng hoảng nghiêm trọng, kinh tế không phát triển được.

Các văn bản đã được ban hành trong giai đoạn trước vẫn được tiếp tục sử dụng.

Cùng với sự ra đời của Hiến pháp năm 1980, các văn bản cụ thể hóa Hiến pháp cũng được ban hành như Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1981; Thông tư số 01/TTLN ngày 01/02/1982 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ tư pháp hướng dẫn về thủ tục tái thẩm hình sự, dân sự ở Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương; Thông tư số 82/TATC ngày 07/01/1982 của Tòa án nhân dân tối cao tạm thời quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân; Thông tư số 83/TATC ngày 02/08/1982 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thủ tục giám đốc thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao… Tuy nhiên vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào cụ thể về mua bán hàng hóa và giải quyết tranh chấp.

Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004

Đất nước ổn định và đang trên đà phát triển. Nền kinh tế chuyển từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự thay đổi này đã vực dậy nền kinh tế giúp kinh tế phát triển, đạt được những thành tựu đáng kể.

Năm 1989 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự được ban hành và có hiệu lực từ 01/01/1990. Sau đó, nhiều văn bản pháp luật liên quan đến tố tụng dân sự được nhà nước ban hành như: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 1992, Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993... Trong đó, nổi trội trong vấn đề giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại là Pháp lệnh về trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994.

Ngoài ra, đến năm 2002, Nhà nước còn tiến hành sửa Hiến pháp 1980 và tiếp tục ban hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002.

Các văn bản này đã góp phần quan trọng trong việc giúp Tòa án giải quyết kịp thời

19

các tranh chấp kinh tế, góp phần ổn định và phát triển các quan hệ kinh tế, xã hội lúc bấy giờ.

Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Ngày 15/06/2004, Quốc hội khóa XI thông qua BLTTDS 2004. Ngày 01/01/2005, bộ luật này chính thức có hiệu lực, thay thế các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành như: Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Đây là một bước phát triển mới trong ngành luật tố tụng dân sự Việt Nam với những quy định cụ thể như: những tranh chấp về kinh doanh, thương mại (trong đó có tranh chấp HĐMBHH) thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân; thẩm quyền của TAND các cấp; thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ; thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu; trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại… Bên cạnh đó, việc giải quyết tranh chấp HĐMBHH còn được điều chỉnh bởi Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.

Ngày 29/03/2011 Luật sửa đổi một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 9 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong quá trình thực thi bộ luật Tố tụng dân sự 2004.

Những vấn đề được sửa đổi gồm: bổ sung về thẩm quyền giải quyết của Tòa án, mở rộng quyền giám sát hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát, bổ sung thủ tục đặc biệt xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao...

Hiện nay, BLTTDS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (gồm 10 phần, 42 chương, 517 điều) là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động tố tụng của Tòa án, các đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa. Bộ luật này được Quốc hội sửa đổi toàn diện trên cơ sở của Bộ luật tố tụng 2004.

Có thể thấy, các quy định của pháp luật điều chỉnh vấn đề giải quyết tranh chấp HĐMBHH đã được chú trọng từ rất sớm và liên tục được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với mỗi thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc nghiên cứu sự phát triển của pháp luật giải quyết tranh chấp HĐMBHH qua các thời kỳ lịch sử khác nhau giúp chúng ta có một cái nhìn sâu sắc và toàn diện về vấn đề này. Từ đó, dễ dàng hiểu được những quy định đó và vận dụng hiệu quả hơn trong thực tiễn.

20

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)