Một số vụ kiện về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án (Trang 54 - 58)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI TÒA ÁN

2.2 Một số vụ kiện về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án

Vụ kiện thứ nhất:Bản án số: 01/2017/KDTM-ST Ngày: 10/5/2017 TAND TP. Hưng Yên, Tỉnh Hưng yên.40

Nguyên đơn: Công ty Cổ phần giống cây trồng M, tp. Hồ chí minh Bị đơn: Bà Nguyễn Thị U, tp. Hưng yên tỉnh Hưng yên

Tóm tắt tình tiết vụ kiện : Giữa Công ty Cổ phần giống cây trồng M với bà Nguyễn Thị U có quan hệ mua bán hàng hóa nông sản với nhau từ nhiều năm trước đây và nhiều lần hai bên đã ký kết Hợp đồng tiêu thụ hàng hóa nông sản. Ngày 01/12/2010 giữa Công ty và bà U có ký hợp đồng tiêu thụ hàng hóa nông sản với tổng giá trị hàng hóa là 154.800.000đ, phương thức thanh toán là bên mua hàng sẽ thanh toán tiền cho bên bán trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận hàng, thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Sau đó hai bên đã thực hiện xong hợp đồng này. Mặc dù sau đó hai bên không ký kết hợp đồng mới nhưng vẫn tiếp tục thực hiện việc mua bán với phương thức giống như các hợp đồng trước đã ký kết nên xác định hai bên đã giao kết hợp đồng bằng lời nói với nhau. Phía Công ty cho rằng bà U không thực hiện việc trả nợ tiền hàng và có đơn khởi kiện bà U và yêu cầu phải trả số tiền nợ 100.000.000đ.

Tuy nhiên bị đơn lại cho rằng ông Phạm Minh C là nhân viên của công ty cây giống đã có nhận tiền của bà Nguyễn Thị U (bị đơn) trả cho Công ty 100 triệu đồng.

Phán quyết của Tòa án:

Tòa án nhận định rằng quyển sổ theo dõi của anh C đối với đại lý là bà U là chứng cứ quan trọng để xác định anh C có nhận số tiền 100 triệu đồng của bà U hay không. Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã nhiều lần yêu cầu Công ty cung cấp quyển sổ này nhưng phía Công ty không cung cấp với lý do bị thất lạc. Do vậy Công ty phải chịu trách nhiệm về việc không cung cấp được chứng cứ của mình. Đối với việc Công ty Giống cây trồng cho rằng nếu anh Phạm Minh C có nhận tiền của

40 Xem tình tiết và phán quyết vụ kiện tại https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta1360t1cvn/chi-tiet-ban-an truy cập lần cuối ngày 20/12/2018.

48

bà Nguyễn Thị U thì đó là việc cá nhân của hai bên, không liên quan đến Công ty vì công ty không giao cho nhân viên tiếp thị thu tiền trực tiếp của các đại lý là sai quy định. Tại vì Phạm Minh C là nhân viên của Công ty và trực tiếp làm việc tại Công ty Cổ phần giống cây trồng M chi nhánh Hà Nội nên anh C phải thực hiện mọi nội quy, quy định của chi nhánh. Mà tại quy định về việc thanh toán và giao nhận tiền, hàng của Công ty Cổ phần giống cây trồng M-chi nhánh Hà Nội có quy định rõ, đối với tiền mặt, trả ngày nào, được tính từ ngày đó. Như vậy theo các quy định này thì nhân viên của Chi nhánh được phép nhận tiền mặt trực tiếp từ khách hàng nếu có văn bản hoặc giấy tờ khác do lãnh đạo chi nhánh ký. Tuy anh C không xuất trình được văn bản về việc giao cho thu tiền trực tiếp của khách hàng nhưng qua sổ theo dõi của bà U xuất trình thì anh C rất nhiều lần thu tiền trực tiếp của bà U, ngoài ra còn nhận tiền của các đại lý khác như thu của đại. Việc thu tiền trực tiếp này phía Chi nhánh Công ty không có ý kiến gì, cũng không có hình thức xử lý nào, do vậy Chi nhánh Công ty phải chịu trách nhiệm đối với việc thu tiền mặt trực tiếp của tiếp thị đối với các đại lý bán hàng.

Tòa án ra phán quyết không chấp nhận đơn khởi kiện của Công ty Cổ phần giống cây trồng M về việc yêu cầu bà Nguyễn Thị U phải trả số tiền 100.000.000đ.

Tại vụ kiện này, giữa công ty cổ phần M và bà Nguyễn thị U đã xác lập HĐMBHH là mua bán nông sản. Chủ thể của quan hệ tranh chấp này là giữa công ty cổ phần M nguyên đơn là tổ chức kinh tế với một bên là bà U bị đơn, là cá nhân có đăng ký kinh doanh và mục đích của các bên là lợi nhuận. Nội dung tranh chấp là đòi tiền thanh toán tiền hàng do Bà U không thanh toán. Như vậy, ta có thể thấy tranh chấp này thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm là Tp. Hưng yên là chính xác phù hợp với quy định tại BLTTDS 2015.

Tòa án đã đưa ra phán quyết có lợi cho bị đơn, bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn.

Qua vụ kiện này chúng ta có thể thấy rằng chứng cứ trong tố tụng dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung, các tranh chấp HĐMBHH nói riêng vô cùng quan trọng. Đối với các vụ án tranh chấp HĐMBHH các giấy tờ như hợp đồng, phụ lục hợp đồng, biên lai, hóa đơn, phiếu thu... là những chứng cứ vô cùng quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp nếu như có tranh chấp xảy ra.

49

Vụ kiện thứ hai: Bản án số:01/2018/KDTM-ST Ngày 24-01-2018 TAND Huyện Gia Lộc Tỉnh Hải Dương.41

Nguyên đơn: Công ty cổ phần K; địa chỉ: phường A, thành phố H, tỉnh Hải Dương.

Bị đơn: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đ; địa chỉ: thôn E, xã Z, huyện G, tỉnh Hải Dương.

Tóm tắt tình tiết vụ kiện: Công ty cổ phần K và Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Đ đã ký hai hợp đồng kinh tế.

Hợp đồng thứ nhất, hợp đồng mua bán chịu phân bón số 15-2005/HĐ ngày 12- 3-2005, tổng giá trị hợp đồng là 197.670.000đ. Thời gian chịu tiền hàng kể từ ngày 12-3-2005 đến 30-6-2005. Quá trình thực hiện hợp đồng, giá trị hàng hóa mà Công ty K đã cung cấp cho HTX Đ là 87.479.000đ, ngày 29-11-2005 HTX Đ đã thanh toán 10.000.000đ, tiền hàng còn nợ là 77.479.000đ.

Hợp đồng thứ hai, hợp đồng mua bán chịu phân bón số 55-2005/HĐ ngày 25- 6-2005, tổng giá trị hợp đồng là 952.500.000đ. Thời gian chịu tiền hàng kể từ ngày 25-6-2005 đến 30-11-2005. Quá trình thực hiện hợp đồng, giá trị hàng hóa mà Công ty K đã cung cấp cho HTX Đ là 201.150.000đ, ngày 02-8-2005 HTX Đ đã thanh toán 42.289.850đ và ngày 15-7-2008 thanh toán 10.000.000đ, tiền hàng còn nợ là 148.860.150đ.

Tổng cộng, HTX Đ còn nợ chưa thanh toán của hai hợp đồng nêu trên là 226.339.150đ. Trong hai hợp đồng đều có nội dung về việc HTX Đ phải trả tiền lãi trong thời gian chịu tiền hàng. Do HTX Đ không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán như thỏa thuận trong hợp đồng nên Công ty K khởi kiện, yêu cầu HTX Đ phải trả số tiền nợ gốc của hai hợp đồng là 226.339.150đ và tiền lãi chậm thanh toán được tính trên số nợ gốc từ ngày 01-01-2006 đến ngày xét xử sơ thẩm theo quy định pháp luật.

Phán quyết của Tòa án

Tòa án nhận định rằng đối với thời hiệu khởi kiện của nguyên đơn ngày 17-7- 2017 Công ty K và HTX Đ lập Biên bản đối chiếu và thanh toán công nợ, chốt số nợ

41 Xem chi tiết tình tiết và phán quyết của vụ kiện tại https://congbobanan.toaan.gov.vn/2ta74511t1cvn/chi- tiet-ban-an truy cập lần cuối ngày 20/12/2018

50

gốc. Theo quy định tại Điều 157 BLDS 2015 về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện lại của nguyên đơn được tính lại từ khi bị đơn thừa nhận nghĩa vụ thanh toán. Mà theo quy định tại Điều 319 LTM 2005 thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Như vậy ngày 20-10-2017, nguyên đơn khởi kiện tại Tòa án nên thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

Về số tiền nợ gốc: Công ty K và HTX Đ đã ký hai hợp đồng mua bán chịu phân bón số 15-2005/HĐ ngày 12-3-2005 và số 55-2005/HĐ ngày 25-6-2005. Tại thời điểm thực hiện hợp đồng hai bên đều xác nhận số tiền nợ gốc chưa thanh toán là 226.339.150đ, phù hợp với Biên bản đối chiếu và thanh toán công nợ lập ngày 17-7- 2017 và các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Vì vậy, Hội đồng xét xử buộc HTX Đ phải thanh toán trả cho Công ty Ksố tiền nợ gốc chưa thanh toán theo hai hợp đồng như trên.

Đối với số tiền lãi chậm thanh toán, căn cứ 02 hợp đồng thì hai bên có thỏa thuận về việc HTX Đ phải trả tiền lãi trong thời gian nợ tiền hàng. Căn cứ Điều 306 Luật thương mại thì Công ty K có quyền yêu cầu HTX Đ phải trả tiền lãi chậm thanh toán đối với số tiền hàng chậm thanh toán. Tuy nhiên, Công ty K không yêu cầu HTX Đ phải trả lãi trong thời gian nợ tiền hàng và chỉ tính lãi chậm thanh toán theo quy định pháp luật từ ngày 01-01-2006. Xét sự tự nguyện của Công ty K là phù hợp pháp luật nên Hội đồng xét xử chấp nhận. Để tính sô tiền lãi Tòa án đã căn cứ Theo Án lệ số 09/2016/AL được tính theo mức lãi suất quá hạn trung bình của ít nhất 3 ngân hàng tại địa phương là Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam , Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam.

Tòa án đưa ra phán quyết chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty K đối với HTX Đ. Buộc HTX Đ phải thanh toán cho Công ty K số tiền nợ gốc của 02 Hợp đồng là 226.339.150đ, tiền lãi chậm thanh toán là 348.141.753đ; tổng cộng là 574.480.903đ.

Công ty K nguyên đơn và Hợp tác xã Đ bị đơn đã ký kết nhiều HĐMBHH với nhau, đối tượng của HĐMBHH là phân bón. Nội dung tranh chấp với nhau là việc chậm thanh toán tiền hàng, cũng như vụ kiện thứ nhất có thể nhận thấy rằng các tranh chấp liên quan HĐMBHH hiện nay nguyên nhân chủ yếu xảy ra tranh chấp HĐMBHH đều là việc bên mua chậm thanh toán tiền hàng cho bên bán cho nên phát

51

sinh tranh chấp. Về chủ thể trong quan hệ tranh chấp giữa công ty K và Hợp tác xã Đ đều là các tổ chức kinh tế và mục đích này đều hướng tới lợi nhuận. Như vậy, việc TAND huyện tỉnh Hải dương có thẩm quyền xét xử tranh chấp trên hoàn toàn chính xác.

Theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay, cụ thể là Điều 306 LTM 2005 có quy định bên bị vi phạm hợp đồng (bên bị chậm thanh toán) có quyền đòi tiền lãi do chậm thanh toán của bên vi phạm hợp đồng (bên chậm thanh toán), theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm chậm thanh toán. Mặc dù Luật có quy định như vậy nhưng trên thực tiễn một số Tòa án cũng gặp không ít khó khăn trong việc áp dụng, cụ thể là cho đến trước khi án lệ 06 ra đời không có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định thế nào là lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường vì vậy đã có không ít những vụ kiện mà lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường gây ra bất lợi cho các đưong sự. Nhận thấy được sự khó khăn này Án lệ số 09/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17/10/2016 và được công bố theo Quyết định 698/QĐ-CA ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, nội dung án lệ đã xác định lãi suất nợ quá hạn trên thị trường là mức lãi suất trung bình của ít nhất 03 ngân hàng tại địa phương.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)