Giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án (Trang 58 - 63)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI TÒA ÁN

2.3 Giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án

2.3.1 Yêu cầu đối với việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án

Trong sự phát triển của kinh tế đất nước hiện nay, có thể nói hoạt động kinh doanh thương mại ngày càng trở nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển của hoạt động KDTM, hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa cũng ngày càng diễn ra sôi nổi và phát triển, vì thế các tranh chấp cũng tăng lên cả về số lượng và mức độ phức tạp. Xuất phát từ tình hình đó, bên cạnh những bất cập trong quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp HĐMBHH tại Tòa án. Vì vậy, cần phải hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐMBHH tại Tòa án theo những định hướng sau:

Một là, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật trong giải quyết tranh chấp HĐMBHH cần thực hiện theo hướng phù hợp với pháp luật quốc tế cũng

52

như đảm bảo những nguyên tắc của pháp luật quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hoá và mở rộng giao lưu thương mại giữa các quốc gia hiện nay thì sự trao đổi và tiếp biến văn hoá tư pháp giữa phương Đông và phương Tây là một tất yếu khách quan.42 Để xây dựng một thủ tục giải quyết tranh chấp HĐMBHH hoàn thiện, dân chủ đòi hỏi nhiều quá trình đúc kết kể từ khi soạn thảo đến cả quá trình thực thi pháp luật trên thực tế.

Hai là, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong các quy định pháp luật cùng điều chỉnh đối với một vấn đề hay một lĩnh vực cụ thể. Trong quá trình hoàn thiện pháp luật cần phải đảm bảo sự nhất quán trong pháp luật nội dung và pháp luật hình thức.

Cụ thể, ở đây là sự thống nhất nội dung giữa LTM 2005 với BLTTDS 2015 và BLDS 2015.

Ba là, việc hoàn thiện những quy định của pháp luật giải quyết tranh chấp HĐMBHH phải hướng tới mục tiêu đảm bảo cho các chủ thể có cơ hội tham gia thị trường một cách thuận lợi, đồng thời tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, bảo vệ quyền tự do kinh doanh.

2.3.2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án

Thứ nhất, cần thống nhất trong các quy định giữa luật chung và các luật chuyên ngành về mua bán hàng hóa và giải quyết tranh chấp HĐMBHH

Cần thống nhất các quy định về chủ thể tranh chấp HĐMBHH tại Tòa án tại khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 với khoản 3 Điều 1 LTM 2005. Khi giải quyết các tranh chấp HĐMBHH thì sẽ áp dụng BLTTDS 2015 để giải quyết. Để giải quyết các tranh chấp một cách hiệu quả đòi hỏi giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng phải tạo nên sự thống nhất. Như đã trình bày ở trên, quy định tại khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015 và khoản 3 Điều 1 LTM 2005 đã không đồng nhất về chủ thể trong vụ án tranh chấp thương mại, gây khó khăn trong việc thụ lý vụ án tại Tòa án. Cụ thể BLTTDS 2015 quy định các tranh chấp giữa một bên là thương nhân có mục đích lợi nhuận với một bên không có mục đích lợi nhuận nhưng chọn Luật Thương mại 2005 làm luật áp dụng để thiết lập hợp đồng mua bán hàng hóa thì không thuộc thẩm quyền

42Trần Anh Tuấn (2009) , Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, Đại học Luật Hà Nội

53

của Tòa án. Vì vậy, cần sửa đổi bổ sung về chủ thể tranh chấp trong BLTTDS 2015 để có thể cụ thể hóa vấn đề tranh chấp thương mại tại Tòa án.

Cần quy định chế định phạt vi phạm là điều khoản bắt buộc trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Việc quy đinh phạt vi phạm là điều khoản bắt buộc sẽ nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên và là điều kiện để hạn chế các vi phạm trong HĐMBHH, vốn là nguyên nhân làm phát sinh tranh chấp.

Thứ hai, ban hành các văn bản hướng dẫn pháp luật về việc áp dụng tính lãi suất nợ quá trên thị trường trong việc giải quyết tranh chấp HĐMBHH tại Tòa án.

Như chúng ta đã được biết các tranh chấp HĐMBHH chủ yếu là các tranh về việc bên mua chậm thanh toán tiền hàng cho bên bán. Theo quy định của LTM 2005 thì bên bán có quyền yêu cầu tính lãi đối với số tiền mà bên mua chậm thanh toán vấn đề áp dụng tính lãi suất nợ quá hạn trên thị trường như thế nào khi một bên chậm thanh toán cũng là vấn đề cần được giải quyết đối với Tòa án khi tham gia xét xử.

Trên thực tế tại Án lệ số 09/2016/AL được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 17/10/2016 và được công bố theo Quyết định 698/QĐ- CA ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, nội dung án lệ xác định lãi suất nợ quá hạn trên thị trường là mức lãi suất trung bình của ít nhất 03 ngân hàng tại địa phương. Tuy nhiên lại không xác định rõ là ngân hàng tại địa phương của bên nguyên đơn hay địa phương của phía bị đơn hay địa phương nơi đặt trụ sở của Tòa án đang thụ lý giải quyết vụ kiện, điều nay gây ra khó khăn cho công tác xét xử giải quyết vụ án. Vì vậy, cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Thứ ba, hoàn thiện các quy dịnh của BLTTDS 2015 trong giải quyết tranh chấp HDMBHH tại Tòa án

Đầu tiên, hoàn thiện các quy định về thủ tục hòa giải tại Tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp HĐMBHH. Cụ thể BLTTDS 2015 cần quy định về hậu quả pháp lý nếu đương sự vắng mặt khi được Tòa án triệu tập hợp lệ tham gia phiên hòa giải và quy định về thời hạn, số lần tối đa hòa giải. Nhằm bảo đảm tốt hơn việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự BLTTDS 2015 đã bổ sung thành phần tham gia hòa giải bao gồm cả người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có) nên Tòa án phải triệu tập họ tham gia việc hòa giải nhưng lại chưa quy định về hậu quả pháp lý nếu họ vắng mặt khi được Tòa án triệu tập hợp lệ tham gia phiên

54

hòa giải. Do đó, cần quy định rõ hơn về trường hợp này như nếu họ vắng mặt, phiên hòa giải vẫn được tiến hành bình thường để đảm bảo tiến trình giải quyết vụ án.

Đối với trường hợp đương sự không có mặt tại phiên hòa giải theo Thông báo phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải của Tòa án lần đầu thì hiện nay BLTTDS 2015 chưa quy định rõ phiên hòa giải tiếp theo sẽ được tiến hành trong thời hạn bao lâu, Số lần hòa giải tối đa là bao nhiêu lần. Vì vậy, nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ tranh chấp HĐMBHH BLTTDS 2015 cần thêm vào những quy định về số lần hòa giải tối đá được tiến hành, thời gian tiến hành mở phiên hòa giải tiếp theo.

Tiếp đến, là cần bổ sung các biện pháp chế tài xử phạt cụ thể đối với trường hợp các đương sự không chịu hợp tác trong việc giải quyết tranh chấp HĐMBHH.

Theo như trường hợp đã trình bày ở trên tại Điều 7 BLTTDS 2015 quy định về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của các tổ chức cá nhân có thẩm quyền, theo đó nghĩa vụ cung cấp chứng cứ liên quan đến vụ án do các đương sự và tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan thực hiện. Theo lý luận điều này là phù hợp với nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt và bình đẳng của đương sự, nhưng trên thực tế lại gây nhiều cản trở cho Tòa án và nguyên đơn, nếu bị đơn không chịu hợp tác cung cấp chứng cứ liên quan. Hiện nay trong BLTTDS 2015 lại không quy định các biện pháp chế tài xử phạt cụ thể đối với trường hợp bị đơn không chịu hợp tác cung cấp chứng cứ liên quan đến vụ án.

Vấn đề đương sự, nhất là bị đơn và các tổ chức cá nhân liên quan cố tình không hợp tác gây khó khăn cho Tòa án và phía nguyên đơn. Nhiều trường hợp các đương sự có vai trò quan trọng trong vụ án tranh chấp, các cán bộ Thư ký Tòa án phải đi xuống tận địa chỉ trụ sở để xác minh các vấn đề cần thiết như vấn đề pháp lý hoạt động của công ty hay tư cách tố tụng của họ, hoặc tống đạt các văn bản tố tụng của Tòa án, nhưng khi đến nơi lại không thể gặp được người đại diện của công ty do nhiều doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm, cố tình không hợp tác, điều này làm mất thời gian khi các cán bộ Thư ký phải tiến hành đi tống đạt, xác minh lần 2, lần 3, khiến vụ việc kéo dài. Đây là một trong những nguyên nhân xảy ra các vụ án tồn gây tốn kém về chi phí cũng như quyền lợi của nguyên đơn và Tòa án.

Do đó, để đảm bảo công tác tố tụng được diễn ra hiệu quả, pháp luật cần quy định những chế tài phạt đối với các trường hợp không hợp tác của các đương sự, như bổ sung điều khoản phạt tiền hoặc hành chính đối với những trường hợp nhiều lần cố

55

tình vi phạm, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hữu quan trong công tác cung cấp chứng cứ cho vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như các vụ án khác tại Tòa án.

Cuối cùng, BLTTDS 2015 cần có các quy định riêng về việc thu thập, lưu giữ chứng cứ điện tử trong giao dịch thương mại về HĐMBHH. Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử hiện nay, nhu cầu giải quyết các tranh chấp phát sinh từ HĐMBHH, của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại được thực hiện bằng phương tiện điện tử cũng sẽ gia tăng tương ứng. Vì vậy, để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ pháp luật thương mại điện tử là cần thiết và cần có các quy định chuyên biệt. Hiện nay, trong BLTTDS 2015 không có các quy định riêng về việc thu thập, lưu giữ chứng cứ điện tử nên dẫn đến không thể giải quyết được các tranh chấp phát sinh, không bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử. Đồng thời BLTTDS 2015 phải bổ sung các quy định về thu thập chứng cứ điện tử để đảm bảo tính xác thực, tính hợp pháp để chứng minh cho các yêu cầu của các đương sự trong quá trình giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐMBHH.

Một phần của tài liệu Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)