CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
2.1 Bình luận pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ
2.1.2 Những điểm bất cập trong quy định về chống bán phá giá của Hoa Kỳ
Phương pháp zeroing hay còn gọi là quy về 0, đây là một phương pháp tính biên độ bán phá giá cho một số mặt hàng nhập khẩu của các quốc gia. Được quy định trong pháp luật của Hoa Kỳ. Theo phương pháp này thì chỉ lấy những giao dịch có biên độ dương để tính khối lượng bán phá giá còn các giao dịch có biên độ bán phá giá âm thì được quy về 0 và đưa vào công thức tính toán.42
Trước khi ADA năm 1994 được ban hành, WTO chưa có các quy định cụ thể về vấn đề “quy về 0”. Chính vì vậy, cách tính này vẫn còn được áp dụng khá nhiều bở các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ và EU. Tuy nhiên, khi ADA năm 1994 của WTO được ban hành thì cách tính “quy về 0” đã không được phép áp dụng trong quá trình tính toán biên độ phá giá. WTO đã thể hiện rất rõ quan điểm này trong các án lệ sau đó ví dụ trong vụ Bedlinen và vụ US – Lmber năm 2004. Tại EU, phương pháp “quy về 0” đã không còn áp dụng kể từ năm 2011. Tuy nhiên,
40 Xem tại điều 13 Hiệp định chống bán phá giá (ADA)
41 Trang 128, câu hỏi 118, phần 2 “Pháp luật về chống bán phá giá của Hoa Kỳ” sách “Hỏi đáp pháp luật về chống bán phá giá WTO – US – EU” của VCCIhttp://chongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/Hoi
%20dap%20PL%20ve%20chong%20ban%20pha%20gia%20WTO-US-EU.pdf
42 Theo Bộ Công Thương Cục Cạnh Tranh và Bảo Vệ Môi Trường: “Tìm hiểu phương pháp tính toán biên độ phá giá “Quy về 0” (Zeroing) của Hoa kỳ trong các vụ điều tra chống bán phá giá” 27-10-2012 http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1362&CateID=1#
36
Hoa Kỳ vẫn sử dụng khá thường xuyên phương pháp này khi tiến hành xác định biên độ phá giá giữa các phân nhóm, loại hay mẫu. Việc áp dụng phương pháp
“Quy về 0” một cách tùy tiện đã làm cho chính sách chống bán phá giá của Hoa Kỳ bị lên án gay gắt trong thương mại quốc tế.
Việc áp dụng một cách tùy tiện phương pháp “zeroing” này gây ảnh hưởng nghiêm trọng các doanh nghiệp xuất khẩu:
Thứ nhất, khi áp dụng phương pháp “Quy về 0”, hầu hết các kết quả điều tra đều đưa đến kết luận là có bán phá giá và bị áp thuế chống bán phá giá cao. Điều này, gây bất công và tạo ra nhiều khó khăn cho các nước xuất khẩu từ đó hạn chế sự tự do hóa thương mại.
Thứ hai, biên độ phá giá bị đẩy lên cao không phản ánh đúng thực tế. Bởi lẽ, trong nhiều giao dịch xuất khẩu mà doanh nghiệp tiến hành, những giao dịch có biên độ phá giá âm đã không được xem xét để bù trừ cho các giao dịch có biên độ phá giá dương. Điều này có nghĩa là chỉ một phần các giao dịch của doanh nghiệp bị coi là có bán phá giá, còn các giao dịch khác là không bán phá giá nhưng nước nhập khẩu chỉ xem xét đến phần có bán phá giá đó và tuyên bố là doanh nghiệp xuất khẩu có bán phá giá, rồi tiến hành áp thuế chống bán phá giá cho toàn bộ các giao dịch. Điều này không công bằng khi các giao dịch không bán phá giá cũng bị áp thuế bán phá giá.
Thứ ba, ngoài việc phải đóng thuế bán phá giá, các doanh nghiệp xuất khẩu còn phải chịu những hệ lụy khác, ví dụ: doanh nghiệp nhập khẩu (đối tác của doanh nghiệp xuất khẩu) sẽ phải ký quỹ một khoản tiền lớn tương ứng với biên độ bán phá giá tại cơ quan hải quan khi nhập khẩu hàng hóa bị điều tra, áp thuế chống bán phá giá. Điều này lại gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu vì khi hàng hóa bị áp thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp nhập khẩu thường có xu hướng chuyển sang nhập khẩu từ các nước không bị áp thuế chống bán phá giá, hoặc yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu nộp tiền ký quỹ (thì họ mới nhận hàng) – điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Tăng lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp của các nước không bị áp thuế chống bán phá giá.43
43 Theo Bộ Công Thương Cục Cạnh Tranh và Bảo Vệ Môi Trường: “Tìm hiểu phương pháp tính toán biên độ phá giá “Quy về 0” (Zeroing) của Hoa kỳ trong các vụ điều tra chống bán phá giá” mục 3 ngày 27-10-2012 http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=1362&CateID=1#
37
Như vậy, việc áp dụng biện pháp “Quy về 0” của Hoa Kỳ, gây ra nhiều bất lợi cho các nước xuất khẩu. Vì vậy, các nước xuất khẩu, thường là các nước đang phát triển, hết sức lên án phương pháp “Quy về 0” và coi đây là một phương pháp điển hình tạo ra sự không công bằng khi áp dụng các biện pháp chống bán phá.
2.1.2.2 Cơ chế dành cho các quốc gia có nền kinh tế phi thị trường
Nền kinh tế phi thị trường – hay còn được gọi là nền kinh tế kế hoạch tập trung – là tên gọi được dùng đến cuối những năm 1980, đầu những năm 1990 cho nền kinh tế các nước Trung và Đông Âu, Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác, trong đó, các hoạt động kinh tế được dựa trên kế hoạch hàng năm thông thường do một cơ quan giống như ủy ban kế hoạch Nhà nước soạn thảo.44
Theo Đạo Luật Chống bán phá giá của Hoa Kỳ, đối với nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường, Hoa Kỳ cho rằng việc kiểm soát, chi phối của nhà nước trong nền kinh tế sẽ làm cho việc so sánh giá và tính toán chi phí sản xuất không chính xác. Do vậy, theo quy định tại Section 773 (c) Đạo luật Thuế Quan 1930, trong điều tra chống bán phá giá đối với nền kinh tế phi thị trường, để đánh giá các yếu tố chi phí sản xuất, DOC sẽ tính toán giá trị thông thường thông qua các giữ liệu của nước có nền kinh tế thị trường. DOC sẽ dựa trên mức độ phát triển kinh tế để lựa chọn nước thay thế, cụ thể là chỉ số GDP đầu người của nước thay thế đó. Các yếu tố về chi phí sản xuất, chi phí chung, và lợi nhuận sẽ được dựa trên các thông tin số liệu công khai của nước thay thế (trừ chi phí lao động). Trong trường hợp nước có nền kinh tế phi thị trường sử dụng đầu vào từ nước có nền kinh tế thị trường khác (theo đồng tiền của nước có nền kinh tế thị trường) thì Hoa Kỳ sẽ sử dụng giá này cho phần yếu tố đầu vào còn lại của nền kinh tế phi thị trường.45
Trong Đạo Luật Cạnh tranh và Thương mại 1988 của Hoa Kỳ, khi xác định tính chất “thị trường” hay “phi thị trường” của một nền kinh tế, DOC đánh giá trên 6 yếu tố cơ bản: thứ nhất là mức độ tự do chuyển đổi của đồng nội tệ. Thứ hai là mức độ mà tiền lương được xác định bằng việc tự do thương lượng giữa người lao động và người quản lý. Thứ ba là mức độ cho phép các liên doanh hoặc đầu tư nước
44 Theo Lưu Hương Ly ngày 19/7/2009 đăng trên Thông tin Pháp Luật Dân sự về “Địa vị nền kinh tế phi thị trường và tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam trong các cuộc điều tra chống bán phá giá”
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/07/19/3408/
45 Theo bài báo “Vấn đề kinh tế phi thị trường và sự tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá” ngày 20/04/2016 của luật sư/ thạc sỹ Phạm Vân Thành trên Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương http://canhbaosom.vn/vi/content/v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-kinh- t%E1%BA%BF-phi-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-v%C3%A0-s%E1%BB%B1-t
38
ngoài. Thứ tư là mức độ chính phủ sở hữu hoặc kiểm soát phương tiện sản xuất.
Thứ năm là mức độ kiểm soát của chính phủ đối với việc phân bổ các nguồn lực và đối với các quyết định về sản lượng và giá cả của các doanh nghiệp. Cuối cùng là các yếu tố mà DOC cho là hợp lý.
Mặc dù các yếu tố để xác định một nước có nền kinh tế thị trường hay phi thị trường được quy định khá rõ trong pháp luật Hoa Kỳ nhưng những tiêu chí để đánh giá khi nào một yếu tố đã được thỏa mãn thì lại không được xác định cụ thể. Do đó, quyết định của DOC về một nước có nền kinh tế thị trường hay phi thị trường không được ban hành mà chủ yếu dựa trên quan điểm khá chủ quan của cơ quan này.46
DOC suy đoán là tất cả các nước có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong đó mọi quyết định của doanh nghiệp về giá đều chịu sự chi phối, can thiệp của Chính Phủ là nền kinh tế phi thị trường. Vì vậy, hầu hết các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa trước đây đều bị DOC xếp vào diện “nền kinh tế phi thị trường” trong các vụ điều tra chống bán phá giá.
Đến cuối năm 2005, có 12 nước đã bị DOC kết luận là nền kinh tế phi thị trường trong các vụ kiện chống bán phá giá trong đó có Việt Nam.47
Khi Việt Nam đàm phán gia nhập WTO, Hoa Kỳ là thành viên đưa ra yêu cầu nhằm đưa một phương pháp thay thế vào nội dung cam kết gia nhập để tính toán giá trị thông thường trong điều tra chống bán phá giá có liên quan tới các nhà xuất khẩu Việt Nam. Mặc dù đã đấu tranh trong quá trình đàm phán, nhưng cuối cùng Việt Nam phải chấp nhận cam kết thời gian bị phân biệt đối xử là 12 năm (cho đến 2018). Cam kết này được quy định chi tiết tại đoạn 255 của Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO.48
46 Trang 90, câu hỏi 78 sách hỏi đáp pháp luật về chống bán phá giá WTO – US – EU của VCCI
http://chongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/Hoi%20dap%20PL%20ve%20chong%20ban
%20pha%20gia%20WTO-US-EU.pdf
47 Trang 111, câu hỏi 50, mục A2 sách “Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp tại Hoa Kỳ” của VCCI
http://chongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/Cam%20nang%20khang%20kien%20chong
%20BPG%20va%20chong%20tro%20cap%20tai%20Hoa%20Ky.pdf
48 Theo bài báo “Vấn đề kinh tế phi thị trường và sự tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam troing các vụ kiện chống bán phá giá” ngày 20/04/2016 của luật sư/ thạc sỹ Phạm Vân Thành trên Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương http://canhbaosom.vn/vi/content/v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-kinh- t%E1%BA%BF-phi-th%E1%BB%8B-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-v%C3%A0-s%E1%BB%B1-
t%C3%A1c-%C4%91%E1%BB%99ng-%C4%91%E1%BA%BFn-c%C3%A1c-doanh-nghi%E1%BB%87p- vi%E1%BB%87t-nam-trong-c%C3%A1c-v%E1%BB%A5-ki%E1%BB%87n
39
Đối với trường hợp nước xuất khẩu là nước có nền kinh tế phi thị trường thì Hoa kỳ có một số quy định riêng về pương pháp tính toán, cụ thể:
Thứ nhất: Phương pháp tính toán giá thông thường riêng (Dựa trên giá trị thay thế): Logic mà phía Hoa Kỳ đưa ra là với tính chất nền kinh tế phi thị trường, giá cả tại nước xuất khẩu liên quan không phản ánh giá thị trường, vì thế không thể sử dụng các trị giá (bao gồm cả giá Thực và chi phí thực) của doanh nghiệp xuất khẩu mà phải dùng các trị giá thay thế từ một nước có nền kinh tế thị trường khác phù hợp. Đây là một bất lợi lớn cho các doanh nghiệp thuộc nước xuất khẩu là nước có nền kinh tế phi thị trường do phải chịu bởi phương pháp tính Giá thông thường có ảnh hưởng lớn đến biên độ phá giá (và tương ứng mà mức thuế chống bán phá giá, nếu có).
Thứ hai: điều kiện riêng đối với các doanh nghiệp bị đơn tự nguyện xin hưởng thuế suất riêng (chứng minh sự độc lập về pháp lý và thực tế với Chính phủ):
tại điều kiện này thì pháp luật Hoa kỳ không có giải thích nào hợp lý. Ngoài hai điểm khác biệt nêu trên, tất cả các quy định khác về trình tự thủ tục, nội dung.. về điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá đều được áp dụng cho cả trường hợp nền kinh tế thị trường và nền kinh tế phi thị trường.49
Thực tiễn vào năm 2002, Việt Nam đã bị Hoa Kỳ xem là nước có nền kinh tế phi thị trường. Việc Hoa kỳ xem Việt Nam là một nước có nền kinh tế phi thị trường đã gây bất lợi chó phía các doanh nghiệp Việt Nam trong vụ kiện về mặt hàng cá da trơn mà Hoa Kỳ đã đệ đơn kiện Việt Nam. Khi ấy, Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO, và phải sử dụng luật pháp của Hoa Kỳ để giải quyết vụ kiện này. Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn (CFA) đã đề xuất mức thuế chống bán phá giá trong 2 trường hợp: Nếu Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường – mức thế sẽ là 144%. Nếu Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường – mức thuế sẽ là 190%.50 Trong vụ kiện này, Việt nam đã bị cao là nước có nền kinh tế phi thị trường. Do đó, Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn (cá tra, cá basa) của Mỹ (CFA) đã nộp đơn lên DOC cho rằng xuất hiện “tình trạng khẩn cấp” và đề nghị DOC áp dụng biện pháp khẩn cấp, có nghĩa là áp dụng thuế hồi tố lên các lô hàng của Việt
49 Trang 110, câu hỏi 49 “Hoa Kỳ có những quy định áp dụng riêng cho trường hợp nước xuất khẩu là nước có nền kinh tế phi thị trường” mục A2 sách “Cẩm nang kháng kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp tại Hoa Kỳ” của VCCI
http://chongbanphagia.vn/Uploaded/Users/banthuky/files/2018/Cam%20nang%20khang%20kien%20chong
%20BPG%20va%20chong%20tro%20cap%20tai%20Hoa%20Ky.pdf
50 Dựa trên số liệu tổng hợp từ bài viết “Tổng quan về vụ kiện cá tra, cá basa của Mỹ đối với Việt Nam”
http://voer.edu.vn/m/tong-quan-ve-vu-kien-ca-tra-ca-basa-cua-my-doi-voi-viet-nam/8aeaf36e
40
Nam vào Hoa Kỳ sau ngày 26/10/2002. Vì coi Việt Nam là NME, DOC đã dùng Bangladesh làm nước thay thế để tính giá trị thông thường. Dù Bangladesh được cho là có nhiều điểm tương đồng so với Việt Nam (về thu thập bình quân đầu người, về điều kiện nuôi cá,..) tuy nhiên, việc sử dụng một quốc gia khác để tính các giá trị vẫn khiến cho Việt Nam bị kết luận là bán phá giá.
Như vậy, có thể thấy phương pháp tính giá thông thường dành cho NME trong pháp luật Hoa Kỳ đối với các vụ kiện chống bán phá giá sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với các quốc gia bị điều tra. Tóm lại, Khi một nước bị coi là có nền kinh tế phi thị trường thì các nhà sản xuất của nước đó sẽ gặp bất lợi vô cùng lớn trong các cuộc điều tra chống bán phá giá vì:
Thứ nhất, việc sử dụng giá và chi phí sản xuất tại nước thay thế sẽ dẫn đến biên độ bán phá giá rất cao. Mức biên độ bán phá giá cao này gần như là chắc chắn, vì các nhà sản xuất tại nước thay thế đang cạnh tranh với các nhà xuất khẩu tại nước bị coi là nền kinh tế phi thị trường và do đó, sẽ không có lợi cho họ trong việc giảm thiểu việc tìm ra yếu tố bán phá giá của các nhà cạnh tranh của họ.
Thứ hai, việc sử dụng các số liệu của nước thay thế cũng dẫn đến việc nhiều lợi thế so sánh của nước có nền kinh tế phi thị trường không được xem xét trong quá trình điều tra và các doanh nghiệp của nước này bị áp dụng một mức thuế chống bán phá giá mà lẽ ra, có thể tránh được nếu được coi là một nước có nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, việc lựa chọn nước thay thế nhiều khi rất tùy tiện. Pháp luật của các nước quy định không giống nhau về việc xác định nước thay thế. Ví dụ, theo pháp luật Hoa Kỳ thì nước thay thế là nước có nền kinh tế thị trường, có trình độ phát triển tương đương với nước bị kiện (chủ yếu dựa vào thu nhập quốc dân bình quân đầu người) và là nước sản xuất đáng kể mặt hàng tương tự như mặt hàng đang bị điều tra. Pháp luật của EC lại có quy định khác về nước thay thế. Quy định về chống bán phá giá của EC sử dụng khái niệm “quốc gia tương tự” theo đó quốc gia này phải là một nước có nền kinh tế thị trường và có các tiêu chuẩn so sánh phù hợp, nhưng không nhất thiết phải có trình độ phát triển tương đương với quốc gia có nền kinh tế phi thị trường có mặt hàng đang bị điều tra. Có thể thấy rằng, những quy định này khá chung chung, do vậy trên thực tế việc lựa chọn nước thay thế có thể có