CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ PHÁP LUẬT HOA KỲ VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
2.2 Các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với Việt Nam
2.2.2 Các vụ kiện chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với Việt Nam
Thứ nhất, vụ kiện bán phá giá cá tra - cá basa (cá da trơn) do Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vào năm 200254
Bên khởi kiện: Hoa Kỳ Bên bị kiện: Việt Nam
Sản phẩm bị kiện: Sản phẩm cá tra – cá basa Tóm tắt vụ kiện:
Nguyên nhân xảy ra vụ kiện: Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá basa sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 1996. Đến cuối năm 2001, số lượng cá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ là 7.746 tấn, với giá thành rẻ hơn mà chất lượng không thua kém gì catfish của Hoa kỳ. điều này làm ảnh hưởng tới việc tiêu thụ catfish, bằng chứng là tổng giá trị catfish bán ra của Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Hoa Kỳ (CFA) giảm mạnh, từ 446 triệu USD năm 2000 giảm xuống còn 385 triệu USD năm 2001. Đến năm 2002, trước sức ép của cá da trơn đến từ Việt Nam, giá catfish của Hoa Kỳ đã rớt thê thảm từ 0.74 USD/pound năm 2000 xuống còn 0.58, thậm chí có lúc chỉ khoảng 0.2 USD/pound.
Diễn biến vụ kiện:
Ngày 28/6/2002, CFA đã đệ đơn kiện lên Ủy ban thương mại quốc tế (ITC) chính thức khởi kiện Việt Nam bán phá giá cá tra và cá basa vào thị trường Hoa Kỳ tại Washington DC. CFA đã cáo buộc 53 doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá.
Trong tình hình đó, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tuyên bố bác bỏ cáo buộc của CFA. Ngày 3/7/2002, Ủy ban thương mại quốc tế (ITC) gửi đến VASEP 1 bảng câu hỏi. Tại đây, Việt Nam đã có lý lẽ xác đáng chứng minh không bán phá giá cá da trơn vào Hoa Kỳ.
Ngày 8/8/2002, ITC bỏ phiếu và thống nhất kết luận: “Dựa trên kết quả điều tra sơ bộ, ITC thấy ngành nuôi cá da trơn của Mỹ có thể xó nguy cơ bị đe dọa bởi mặt hàng cá da trơn đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam bán với giá thấp”
54 Xem chi tiết vụ kiện tại “Tổng quan về vụ kiện cá tra, cá basa của Mỹ đối với Việt Nam”
http://voer.edu.vn/m/tong-quan-ve-vu-kien-ca-tra-ca-basa-cua-my-doi-voi-viet-nam/8aeaf36e
44
Ngày 12/8/2002, DOC tiếp nhận vụ kiện, tiến hành điều tra và yêu cầu 53 doanh nghiệp của Việt Nam báo cáo về tình hình chế biến và doanh số suất cá basa sang Mỹ. Tháng 11/2002, bất chấp sự phản đối từ phía Việt Nam, DOC đã kết luận Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường.
Ngày 28/1/2003 DOC tạm thời xác định mức thuế chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa của Việt Nam trong khoảng từ 31,45% - 63,88% tùy theo nhóm mặt hàng và doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa.
Ngày 17/6/2003, ITC mở phiên điều trần về vụ kiện cá tra, cá basa. Đến ngày 23/7/2003 ITC đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện cá tra, cá basa. Theo đó, cơ quan này khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam bán cá tra, cá basa vào thị trường Hoa Kỳ thấp hơn giá thành, gây tổn hại đến ngành sản xuất cá da trơn của Mỹ và ấn định mức thuế suất bán phá giá rất cao, từ 44,76% - 63,88%.
Ngày 07/08/2003 Bộ Thương mại Hoa Kỳ chính thức công bố áp đặt thuế chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng file đông lạnh cá tra, cá basa vào thị trường Hoa Kỳ.
Yêu cầu của các bên:
Yêu cầu của nguyên đơn – Hoa Kỳ: Thứ nhất, việc Việt Nam lấy tên catfish để đặt cho cá da trơn xuất khẩu vào Hoa Kỳ là không phù hợp, đây là “sản phẩm tương tự” với cá nheo (catfish) của Hoa Kỳ. Thứ hai, sự xuất hiện sản phẩm cá da trơn xuất khẩu từ Việt Nam đã làm ảnh hưởng tới nền công nghiệp sản xuất từ cá nheo của Hoa Kỳ nghĩa là ngành sản xuất cá catfish phi lê đông lạnh của Hoa Kỳ đang bị đe dọa chịu thiệt hại bởi các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Thứ ba, mức thế chống bán phá giá áp dụng đối với mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam do Mỹ đặt ra là phù hợp.
Yêu cầu của bị đơn: Việt Nam đã trả lời những yêu cầu đó cũng như là yêu cầu đối với Việt Nam.Thứ nhất, “catfish” là một từ tiếng anh thông dụng chỉ hàng trăm loại cá nước ngọt nào có da trơn, có ria gần miệng. Như vậy, cá tra, cá basa của Việt Nam là catfish, do đó, Việt Nam không vi phạm trong việc lấy tên catfish để đặt tên cho cá tra, cá basa của mình. Thứ hai, cá da trơn, cá tra hay cá basa đều là cá thịt trắng và đều có thể sử dụng thay thế cho nhau nhằm mục đích nấu nướng, và không có bất kỳ mặt hàng thay thế sản xuất từ Hoa Kỳ mà tương tự với cá basa phi
45
lê và cá tra phi lê nên hành vi của các doanh nghiệp Việt Nam không thể coi là gây thiệt hại cho các nhà sản xuất của Hoa Kỳ. Thứ ba, mức thế chống bán phá giá áp dụng đối với mặt hàng cá tra, cá basa của Việt Nam là quá cao và bất hợp lý.
Kết luận của cơ quan có thẩm quyền; Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ - ITC kết luận rằng có đủ bằng chứng hợp lý cho thấy ngành sản xuất cá catfish phi lê đông lạnh trong nước đang bị đe dọa, chịu thiệt hại vật chất bở các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam. Hoa Kỳ tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu đối với các mặt hàng sản phẩm từ cá tra, cá basa của Việt Nam trong vòng 5 năm, cụ thể như sau;
Bảng 1: Mức thuế chống bán phá giá trung bình sau cùng đối với mặt hàng cá file đông lạnh từ Việt Nam. (Nguồn: Certain Frozen Fish Fillets from Viet Nam, Inv. 731 – TA – 1012 (Preliminary) page 5 – August 2002).
Doanh nghiệp sản xuất/ xuất khẩu
Mức thuế trung bình (%)
Agifish 47,05%
Vĩnh Hoàn 36,84%
Nam Việt 53,68%
Cataco 45,51%
Afiex 45,55%
Đà nẵng 45,55%
MeKonimex 45,55%
QVD 45,55%
Việt Hải 45,55%
Vĩnh Long 45,55%
Các doanh nghiệp còn lại trên toàn quốc
63,88%
Như vậy, có thể thấy rằng vụ kiện cá tra, cá basa là vụ tranh chấp thương mại lớn đầu tiên trong quá trình hội nhập của Việt Nam. Vì lúc này, Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO nên quyết định cuối cùng của ITC và DOC là bất lợi thì các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể kháng cáo tại Tòa Thương mại Quốc tế của Hoa Kỳ chứ không thể đưa ra kiện tại WTO. Đây là một ví dụ điển hình cho thấy tình hình hiện tại lúc bấy giờ của nền xuất khẩu của Việt Nam còn tồn tại rất nhiều khó khăn, rủi ro khi tham gia hợp tác quốc tế và tăng cường đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế. Với những khó khăn và bất lợi của nền kinh tế phi thị trường của Việt
46
Nam đã khiến ngành sản xuất cá tra, cá basa của Việt Nam chịu sự áp thuế chống bán phá giá quá cao cho các doanh nghiệp Việt Nam gây hậu quả là nền công nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ suy giảm nặng nề, gây ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp. Mặt khác, việc áp thuế cao làm cho giá thành cá basa, cá tra trên thị trường Hoa Kỳ tăng cao đột biến, người tiêu thụ giảm mạnh gây tổn thất lớn cho nguồn thu nhập quốc gia. Cũng qua vụ kiện trên, Hoa Kỳ cho thấy việc tuyên bố về sự thúc đẩy phát triển thương mại tự do chỉ là một chiến lược để đảm bảo nền thương mại của Hoa Kỳ được bảo vệ cũng như đảm bảo những lợi ích cho riêng họ.
Thứ hai, Hoa Kỳ kiện Việt Nam chống bán phá giá tôm nước ấm đông lạnh.55 Bên khởi kiện : Hoa Kỳ
Bên bị kiện: Việt Nam
Sản phẩm bị kiện: Tôm nước ấm đông lạnh Tóm tắt vụ kiện:
Nguyên nhân của vụ kiện: Trong khi ngư dân Mỹ đánh bắt tôm ở biển để bán với giá là 18,99 USD mỗi pound1 thì ngư dân ở Thái Lan bán ở giá chỉ có 7,99 USD. Thị trường cạnh tranh, như bình thông nhau, đã tạo sức ép giá cả một cạnh nặng nề lên người dân đánh bắt tôm ở Mỹ. Vào đúng ngày cuối năm 2003, Liên minh Tôm miền Nam (SSA), đại diện pháp lý cho ngư dân đánh bắt tôm của 8 tiểu ban ở Hoa Kỳ đã trình đơn kiện các doanh nghiệp chế biết và xuất khẩu tôm ở Trung Quốc, Braxin, Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam vì cho rằng các các doanh nghiệp này đã bán phá giá. Thuế chống phá giá ở mức cao đánh vào hàng nhập khẩu từ những quốc gia này là hình thức trừng phạt mà SSA yêu cầu.
Bảng 2: Sản lượng tôm của các nước bị đơn xuất sang Mỹ (Đơn vị:
1.000Pound)
Năm 2000 Năm 20001 Năm 2002 Năm 2003
Braxin 12.998 21.636 39.047 42.002
Trung Quốc 38.908 59.887 105.954 102.359
55Xem chi tiết vụ kiện tại
http://chongbanphagia.vn/Uploaded/Users/Admin/files/2015/6/Tom%20tat%20vu%20kien%20tom.pdf
47
Ecuador 40.971 56.585 63.351 59.972
Ấn độ 62.098 71.794 96.654 72.962
Thái Lan 276.557 296.422 247.651 108.572
Việt Nam 34.312 72.818 96.996 88.008
(Nguồn: Báo cáo sơ bộ của ITC – dựa trên bài viết của Nguyễn Hoài Bảo “Đến lượt con tôm – Ngư dân Mỹ kiện Braxin, Trung Quốc, Ecuador, Ấn độ, Thái lan và Việt Nam bán phá giá tôm, ngày 28/06/2004)
Diễn biến vụ kiện
Đêm 31/12/2003 (giờ Việt Nam), liên minh Tôm miền nam Hoa Kỳ (SSA) đã chính thức nôp đơn khởi kiện “chống bán phá giá tôm” lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC). Mặt hàng khởi kiện bao gồm hầu hết các loại sản phẩm tôm nước ấm, cả đông lạnh, đóng hộp. Mức thuế yêu cầu áp đặt cho Việt Nam từ 30-99%56.
17/02/2004 ITC họp bỏ phiếu về những kết quả điều tra đầu tiên kết luận sơ bộ về vụ kiện bán phá giá tôm vào thị trường Mỹ đối với các doanh nghiệp Việt Nam là việc nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa của Hoa Kỳ.
26/02/2004 Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố danh sách bốn bị đơn bắt buộc của Việt Nam trong vụ kiện tôm, đó là: Công ty Chế biến thủy sản và XNK Cà Mau (Camiex), Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Minh Phú (Cà Mau), Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Minh Hải (Seaprodex Minh Hải) và Công ty TNHH Kim Anh (Sóc Trăng).DOC đã yêu cầu bốn Bị Đơn Bắt Buộc (Minh Phú, Kim Anh, Minh Hải và Camimex) trả lời bảng câu hỏi điều tra liên quan đến vụ kiện bán phá giá tôm về các vấn đề tài chính và chi phí của công ty có liên quan đến hoạt động xuất khẩu tôm sang Mỹ.
01/04/2004 Liên minh Hành động Thương mại ngành Công nghiệp Tiêu thụ Mỹ (CITAC) và Hiệp hội Phân phối Thủy sản Mỹ (ASDA) chính thức thành lập Nhóm đặc trách Tôm, có nhiệm vụ vận động chống lại vụ kiện chống bán phá giá
56 Theo Lê Kim Liên, baocongthuong.com.vn, bài báo: “Gian nan tôm Việt nam vào Hoa Kỳ - Kỳ I” tại diễn đàn của giới công thương Việt Nam
https://congthuong.vn/gian-nan-tom-viet-nam-vao-hoa-ky-ky-i-11266.html
48
do Liên minh Tôm miền Nam nước Mỹ (SSA) khởi kiện đối với tôm nhập khẩu từ sáu nước Nam Mỹ và châu Á, trong đó có Việt Nam.
06/07/2004 Bộ thương mại Hoa Kỳ tiến hành điều tra bán phá giá trên khoảng 30 công ty Việt Nam bao gồm 4 Bị Đơn Bắt Buộc và 29 Bị Đơn Tự Nguyện. Và thuế chống phá giá khi ấy được dự định ở 3 mức: đối với Bị Đơn Bắt Buộc: từ 12% đến gần 20% (4 công ty). Đối với Bị Đơn tự nguyện: thuế suất khoảng 16%. VàBị Đơn khác: mức thuế 93%.31/01/2005 ITC cùng với DOC công bố phán quyết cuối cùng: việc nhập khẩu tôm từ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp nội địa của Hoa Kỳ.
Lập luận của nguyên đơn – Hoa Kỳ: thứ nhất, sản phẩm xuất khẩu của 6 nước bị đơn là sản hẩm giống như sản phẩm nội địa. Thứ hai, ngành công nghiệp bị tổn thương lần này bao gồm tất cả các khâu của quy trình chế biến tôm lẫn người nuôi và đánh bắt tôm. Thứ ba, ngành công nghiệp nuôi tôm của Hoa kỳ là có thiệt hại vật chất từ các sản phẩm xuất khẩu của các nước bị đơn. Thứ tư, ngành công nghiệp tôm của Hoa Kỳ đã tổn thương hoặc là sẽ có nghi cơ tổn thương trong tương lai khi mà các nước bị đơn tiếp tục xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ.
Lập luận của bị đơn – Việt Nam: Theo thông cáo của VASEP thì Việt Nam có giá tôm thấp và sản lượng bán ngày càng tăng là do chi phí nhân công thấp, môi trường và điều kiện tự nhiên thuận lợi, nên sản phẩm tôm Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao so với sản phẩm cùng loại tại các thị trường nước ngoài, trong đó có thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam không nhận bất cứ tài trợ nào của Chính Phủ, tự chịu rủi ro và đóng thuế đầy đủ, không khác gì các doanh nghiệp đồng nghiệp của Hoa Kỳ.
Kết luận từ cơ quan có thẩm quyền: Lệnh áp thuế chống phá giá của Hoa Kỳ có hiệu lực từ ngày 01/02/2004. DOC yêu cầu Cục Hải Quan Hoa Kỳ chính thức áp mức thuế chống bán pháp giá theo quyết định cuối cùng của DOC ngày 26/01/2005 đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, DOC cũng quy định rằng thuế chống bán phá giá sẽ áp dụng với các lô hàng tôm nhập khẩu chưa thanh toán vào hoặc ra khỏi nhà kho, để tiêu thụ vào hoặc sau ngày 16/7/2004.
Ngày 26/1/2005, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã quyết định tăng thuế chống bán phá giá với tôm Việt Nam, thuế suất của cả DN bị đơn bắt buộc và bị đơn tự nguyện đều tăng từ 0,17 - 0,25% so với mức đã công bố ngày 30/11/2004.
49
Không chỉ thay đổi về các mức thuế, DOC còn xem xét lại việc hưởng thuế suất riêng biệt đối với từng bị đơn. Trong số 34 công ty Việt Nam trong diện điều tra, DOC đã chấp nhận 29 công ty được hưởng tỷ lệ thuế riêng rẽ với mức thuế suất là 4,38%. Còn mức thuế chung cho các công ty Việt Nam khác là 25,76%.57
Có thể thấy rằng, đối với nguyên đơn và bị đơn thì quyền lợi là thứ quan trọng nhất. Đây là điều thuận lợi không chỉ đối với bị đơn là Việt Nam mà còn đối với 5 bị đơn còn lại. Tuy vẫn bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá, tuy nhiên có 2 tổ chức chính thức tại Mỹ là CITAC và ASDA đã đứng ra phản đối vụ kiện nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Theo hai tổ chức này thì đây được gọi là bảo hộ ngành trong nước chứ không phải là bán phá giá. Nhiệm vụ chung của hai tổ chức này là mở chiến dịch vận động quy mô nhằm thuyết phục các nhà lập pháp, chính quyền, báo chí và công luận rằng hạn chế nhập khẩu tôm là gây thiệt hại cho người tiêu dùng của Hoa Kỳ và ảnh hưởng đến việc làm của hàng trăm ngàn công dân. Nhờ những lập luận của hai tổ chức này, trong quá trình điều tra, khởi kiện thì các nước bị đơn phần nào đó cũng giảm nhẹ đi trách nhiệm, cũng như có một tổ chức bảo vệ các bị đơn.
Như vậy, qua hai vụ kiện trên có thể thấy rằng về bản chất bán phá giá tôm và bán phá giá cá basa khá giống nhau, cùng đều là việc bán sản phẩm nhập khẩu với giá thấp hơn giá sản phẩm của nước nội địa, cũng đều áp dụng các bước đi kiện cũng như phải chịu thuế chống bán phá khi có kết luận là bán phá giá. Tuy nhiên, vụ kiện bán phá giá tôm không ồn ào và gây ảnh hưởng như vụ kiện cá basa. Bởi vì Việt Nam không phải là nước duy nhất xuất khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ, trong khi đó cá basa là độc quyền của Việt Nam, khi bị kiện chỉ duy có một bị đơn là Việt Nam. Trong khi đó, vụ kiện chống bán phá giá tôm xảy ra thì các nước bị áp thuế kết hợp với nhau để giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó thì thuế suất áp cho mặt hàng là cá cao hơn so với mức thuế suất áp cho mặt hàng là tôm. Do vậy, để hội nhập quốc tế, Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong nước nói riêng phải trang bị những kiến thức về pháp luật quốc tế, cũng như hành động sao cho đúng thỏa thuận giữa các nước với nhau.
57 Theo Lê Kim Liên, baocongthuong.com.vn, bài báo: “Gian nan tôm Việt nam vào Hoa Kỳ - Kỳ I” tại diễn đàn của giới công thư ơng Việt Nam https://congthuong.vn/gian-nan-tom-viet-nam-vao-hoa-ky-ky-i- 11266.html