ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN ĐỐT

Một phần của tài liệu Giao an sinh 7 ca nam (Trang 40 - 49)

I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức:

- Hiểu được đặc điểm cấu tạo và lối sống của 1 số loài giun đốt thường gặp như : giun đỏ, đỉa, rươi...

- Nhận biết được đặc điếm chung của ngành Giun đốt và vai trò thực tiễn của chúng.

2.Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát so sánh tổng hợp kiến thức.

3.Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-GV: - Tranh hình về các loại Giun đốt trong SGK.

- Bảng phụ 1,2 và phiếu học tập (trang 60).

-HS: - Chuẩn bị kiến thức.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

2.Vào bài: Ngành Giun đốt sống phổ biến ở biển, ao, hồ, sông...1 số kí sinh.

3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS

- GV yêu cầu HS nghiên cứu hình 17.1, 2,3 với các chú thích kèm theo và liên hệ thực tế, thảo luận nhóm để điền vào bảng 1 ( trang 60).

- GV nhận xét, bổ sung

+ Giun đất : sống nơi đất ẩm, tự do, chui rúc.

+ Đỉa : sống nước ngọt, kí sinh.

+ Rươi : sống nước lợ, tự do.

+ Giun đỏ : sống nước ngọt cống rãnh, cố định - GV làm cho HS rõ thêm cấu tạo của chi bên và biến đổi của chi bên thích nghi với các lối sống khác nhau.

- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin trong bài, thảo luận nhóm để đánh dấu vào bảng 2 ( trang 60 SGK).

I. Một số Giun đốt thường gặp :

- Đại diện nhóm điền kết quả vào bảng phụ .

- Các nhóm khác bổ sung

Tiểu kết:

- Giun đốt gồm : rươi, vắt, đỉa, giun đỏ...

- Sống trong các môi trường: đất ẩm, nước, lá cây.

- Giun đốt có thể sống tự do định cư hay chui rúc.

II. Đặc điểm chung của ngành Giun đốt

? rút ra đặc điểm chung của ngành Giun đốt và tìm các đại diện giun đốt điền vào chỗ trống cho phù hợp với ý nghĩa thực tiễn của chúng ( trang 61) .

- GV nhận xét, bổ sung giúp HS rút ra tiểu kết.

? Qua bài học này em hiểu gì về ngành Giun đốt

Tiểu kết:

- Cơ thể phân đốt , có thể xoang, ống tiêu hóa phân hóa, bắt đầu có hệ tuần hoàn, di chuyển nhờ chi bên, tơ hay hệ cơ của thành cơ thể, hô hấp qua da hay mang. Giun đốt có vai trò lớn đối với hệ sinh thái và đời sống con người.

- HS đọc kết luận trong SGK.

4 . Củng cố, đánh giá:

? Để giúp nhận biết các đại diện ngành Giun đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điển cơ bản nào ? ( Cơ thể hình giun và phân đốt).

5 . Hướng dẫn, dặn dò:

- Học theo bài ghi và trả lời các câu hỏi trong SGK.

- Ôn tập để giờ sau kiểm tra 1 tiết.

Ngày soạn:18/10/2010

Ngày dạy : 21/10/2010 Tiết 18 : KIỂM TRA 1 TIẾT

I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức:

- Kiểm tra đánh giá kiến thức học sinh nắm được trong chương 1, 2, 3.

2.Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng làm bài thi.

3.Thái độ:

- Rèn thái độ nghiêm túc trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : Câu hỏi, đáp án - HS : Ôn tập kiến thức cũ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1- Chọn câu trả lời đúng (3đ)

a- Điều kiện phù hợp cho sự phát triển của động vật là ẩm và ấm.

b- Môi trường sống của trùng roi xanh là cơ thể động vật và người c-Sứa, thủy tức, hải quì sống ở biển

d-Sán lá gan thích nghi với lối sống kí sinh là lông bơi phát triển e- Giun đũa kí sinh ở tá tràng người

f-Mực bắt mồi bằng tua dài, rồi dùng tua ngắn để đưa mồi vào miệng

2- Hãy sắp xếp lại trình tự a, b, c của các bước tiến hành mổ giun đất: (2đ) a- Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt một đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi.

b-Đặt giun nằm sấp giữa chậu mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim.

c-Phanh thành cơ thể đến đâu cắm ghim đến đó. Cắt đường dọc cơ thể tiếp tục về phía đầu.

d-Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh cơ thể, dùng dao tách chúng khỏi ruột.

3- Nêu vai trò của ruột khoang ? (3d)

4-Vẽ và ghi chú thích sơ đồ cấu tạo trùng giày (2đ) B. Đáp án Câu 1: Câu trả lời đúng : a, e, f

Câu 2: Trình tự đúng là : b, a, c, d Câu 3: Phần 2 – giáo án – tiết 10

Câu 4: Sơ đồ trùng giày/14 sách giáo khoa

Ngày soạn:25/10/2010 Ngày dạy:27/10/2010 Tiết 19 : TRAI SÔNG

I.MỤC TIÊU : 1.Kiến thức:

- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, cách di chuyển của trai sông đại diện của Thân mềm . - Hiểu được cách dinh dưỡng, cách sinh sản của trai sông thích nghi với lối sống

thụ động, ít di chuyển 2.Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát,so sánh.

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV:-Tranh hình về trai sông trong SGK.

-Mô hình trai sông.

- HS:Vật mẫu : trai sông và 1 số mảnh vỏ trai.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: Nêu vai trò thực tiễn của giun đốt ở địa phương em ?

2.Vào bài: Thân mềm là nhóm ĐV có lối sống ít hoạt động . Trai sông là đại diện điển hình cho lối sống đó của Thân mềm.

3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật, kết hợp

với hình 18.1,2,3 , thảo luận nhóm để trả lời 2 câu hỏi sau:

? Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải làm thế nào ? Trai chết thì vỏ mở ? Tại sao ?

? Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét ? Vì sao ?

- GV nhận xét, bổ sung giúp HS rút ra tiểu kết.

I.Hình dạng , cấu tạo vỏ trai và cơ thể trai :

- Phải luồn lưỡi dao qua khe vỏ cắt cơ khép trước và sau ở trai.Cơ khép vỏ bị cắt, lập tức vỏ mở ra, do tính tự động của dây chằng bản lề trai có tính đàn hồi cao.Vì thế khi trai bị chết, vỏ mở ra

- Vì phía ngoài là lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng như các ĐV khác, nên khi mài nóng chảy, chúng có mùi khét Tiểu kết:

- Vỏ trai gồm 2 mảnh , cấu tạo có 3 lớp -> bảo vệ .

- Cơ thể trai có đầu tiêu giảm, phía trong là thân , phía ngoài là chân trai .

- GV yêu cầu HS quan sát hình 18.4, nghiên cứu thông tin SGK

? Dòng nước qua ống hút vào khoang áo mang theo những chất gì vào miệng và mang trai ?

? Trai lấy mồi ăn và ô xi chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào, đó là kiểu dinh dưỡng gì ? - GV nhận xét, bổ sung giúp HS rút ra tiểu kết.

- GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận để trả lời các câu hỏi

? Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ ?

? Ý nghĩa của giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá ?

- GV nhận xét, bổ sung giúp HS rút ra tiểu kết.

- Qua bài học này em hiểu gì về trai sông ? - Yêu cầu HS đọc phần “ Em có biết

II. Di chuyển và dinh dưỡng ở trai :

- Dinh dưỡng thụ động Tiểu kết:

- Di chuyển : nhờ chân hình lưỡi rìu thò ra thụt vào cắm xuống đất .

- Dinh dưỡng thụ động, nhờ dòng nước . III.Sinh sản và phát triển ở trai :

- Bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị ĐV khác ăn mất.Mặt khác, ở đây rất giàu dưỡng khí và thức ăn

- Để di chuyển đến nơi xa, đây là 1 hình thức thích nghi phát tán nòi giống

Tiểu kết;

- Trai phân tính .

- Trứng thụ tinh -> ấu trùng -> trai trưởng thành .

- HS đọc kết luận trong SGK.

- Đọc “ Em có biết “.

4 .Củng cố, đánh giá:

? Nhiều ao đào thả cá, không thả trai, mà tự nhiên có trai, tại sao ? 5 .Hướng dẫn, dặn dò:

- Học theo bài ghi và trả lời các câu hỏi trong SGK. . - Nghiên cứu trước bài 19: “ Một số thân mềm khác “.

- Sưu tầm các loại thân mềm và các loại vỏ trai, ốc hến thường gặp .

Ngày soạn:26/10/2010 Ngày dạy:28/10/2010 Tiết 20 : MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC

I. MỤC TIÊU 1.Kiến thức:

- Nhận biết được các đặc điểm cấu tạo, lối sống của số đại diện của Thân mềm thường gặp ở thiên nhiên nước ta như : ốc sên, mực, bạch tuộc,sò, ốc vặn...

- Hiểu biết thêm 1 số tập tính trong sinh sản, săn mồi và tự vệ của ốc sên, mực.

2.Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát,so sánh.

3.Thái độ:

-Yêu thích môn học.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

GV:- Tranh hình về 1 số thân mềm trong SGK.

HS:- Vật mẫu : ốc sên và 1 số mảnh vỏ trai, ốc, hến . III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: Trai tự vệ bằng cách nào ? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả ?

2.Vào bài: Thân mềm ở nước ta rất phong phú. Chúng rất đa dạng về cấu tạo, lối

sống và tập tính . giới thiệu 1 số thân mềm thường gặp.

3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV yêu cầu HS quan sát mẫu vật, hình

19.1,2,3,4,5 và các chú thích kèm theo, liên hệ thực tế , thảo luận nhóm để kể thêm các thân mềm tương tự .

- Tương tự ốc sên có : nhiều loại ốc sên lớn bé hại cây ở cạn.

-Tương tự trai, sò có: hến, trai cánh điệp, vẹm, hầu...

-Tương tự ốc vặn có:ốc nhồi, ốc bươu, ốc nứa, ốc tù và...

- GV nhận xét, bổ sung giúp HS rút ra tiểu kết.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu hình 19.6,7

I. Một số đại diện thân mềm thường gặp :

- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.

- Các nhóm khác bổ sung và rút ra tiểu kết.

Tiểu kết:

- Ở biển có : mực, bạch tuộc bơi lội tự do. sò sống vùi mình trong cát.

- Ốc sên sống ở cạn, ăn hại cây trồng.

Ốc vặn, ốc bươu sống ở ao, ruộng.

với các chú thích kèm theo

? Ốc sên tự vệ bằng cách nào ?

? ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng của ốc sên ?

? Mực săn mồi như thế nào trong 2 cách:

đuổi bắt mồi hay rình mồi một chỗ ?

? Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ ? Khi đó mực có thể nhìn rõ để trốn chạy không ?

- GV nhận xét, bổ sung giúp HS rút ra tiểu kết.

? Qua bài học này em hiểu gì về thân mềm ? - Yêu cầu HS đọc phần “ Em có biết

II. Một số tập tính ở thân mềm :

- Ốc sên bò chậm chạp, tự vệ bằng cách co rụt cơ thể vào trong vỏ

- Bảo vệ trứng, tránh kẻ thù ăn mất

- Rình mồi ở 1 chỗ, thường ẩn náu nơi có nhiều rong rêu

- Tự vệ là chính, mắt mực có số lượng TB thị giác rất lớn, nên vẫn nhìn rõ để chạy trốn kẻ thù.

Tiểu kết:

- Ốc sên đào lỗ để đẻ trứng.

- Mực săn mồi bằng cách rình mồi và phun chất mực để tự vệ .

- HS đọc kết luận trong SGK.

- Đọc “ Em có biết “.

4 . Củng cố, đánh giá:

? Em thường gặp ốc sên ở đâu ? Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào ?

( Gặp ở cạn, khi bò ốc sên tiết ra chất nhờn để giảm ma sát và để lại vết đó trên lá cây).

5 . Hướng dẫn, dặn dò:

- Học theo bài ghi và trả lời các câu hỏi trong SGK. .

- Nghiên cứu trước bài 20: “ Thực hành : Quan sát một số thân mềm “.

- Sưu tầm các loại thân mềm và các loại vỏ trai, ốc hến thường gặp .

Tiết 21: THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM KHÁC

I. MỤC TIÊU

- Quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện.

- Phân biệt các cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong.

- Rèn kỹ năng sử dụng kính lúp, kỹ năng đối chiếu vật mẫu với tranh vẽ.

- Thái độ nghiêm túc cẩn thận II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu trai mực mổ sẵn.

- Mẫu trai ốc mực để quan sát cấu tạo ngoài.

- Tranh, mô hình cấu tạo trong của trai mực III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Bài cũ: Kể các đại diện của thân mềm và chúng có đặc điểm gì khác với trai sông?

2.Vào bài: Các bài học về thân mềm đã đề cập đến nhiều đại diện khác nhau của thân mềm. Để minh họa và bổ trợ cho các đại diện ấy chúng ta thực hiện bài thực hành hôm nay.

3.Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS - GV hướng dẫn HS quan sát

- Cho HS dùng kính lúp quan sát vỏ ốc, trai và mai mực

- Yêu cầu HS điền chú thích bằng số vào các hình vẽ 20.1, 2, 3

- GV yêu cầu HS quan sát cấu tạo ngoài của trai, ốc mực.

- GV kiểm tra việc thực hiện của HS hỗ trợ các nhóm

- GV cho HS quan sát mẫu mổ sẵn cấu tạo trong của mực.

- Đối chiếu với mẫu mổ sẵn thảo luận nhóm, điền vào ô trống chú thích hình 20.6 SGK - Thu hoạch: GV yêu cầu HS điền vào bảng

I. Cấu tạo vỏ

HS quan sát

- Trai: phân biệt: Đầu, đuôi, đỉnh, vòng tăng trưởng, bản lề

- Quan sát vỏ ốc, mai mực

II. Cấu tạo ngoài

- Đối chiếu mẫu vật với hình vẽ

- Trao đổi nhóm điền chú thích bằng số vào hình 20.1, 4, 5

III. Cấu tạo trong

thu hoạch /70 SGK

- HS hoàn thành bảng thu hoạch /70 SGK

4- . Nhận xét, đánh giá:

- GV nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ của các nhóm trong giờ thực hành - Yêu cầu HS vệ sinh phòng học

5- .Hướng dẫn, dặn dò:

- Tìm hiểu vai trò của thân mềm.

Một phần của tài liệu Giao an sinh 7 ca nam (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w